Xây dựng và hoàn thiện thể chế phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế
TCCSĐT - Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của năm 2018, đồng thời triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ năm (khóa XII), ngày 15-11-2018, tại Hà Nội, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp đồng tổ chức Hội thảo khoa học - thực tiễn với chủ đề: “Xây dựng và hoàn thiện thể chế phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế”.
GS, TS. Phùng Hữu Phú, Chủ tịch Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương; PGS, TS. Vũ Văn Hà, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản và đồng chí Nguyễn Vũ Trường Sơn, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam chủ trì Hội thảo.
Đến dự Hội thảo có đông đảo các nhà quản lý, lãnh đạo, các nhà khoa học tại các bộ, ngành, các trường đại học, cơ quan nghiên cứu, đại diện các cơ quan truyền thông trong nước.
Trong phát biểu Đề dẫn, PGS, TS. Vũ Văn Hà khẳng định, thực tế ở Việt Nam cho thấy, mặc dù tư nhân hóa ngày càng mạnh mẽ, doanh nghiệp nhà nước vẫn là thành phần chính trong các ngành, lĩnh vực then chốt như tài chính, hạ tầng, chế tạo, năng lượng, khai khoáng. Các tập đoàn kinh tế nhà nước đảm nhận nhiệm vụ là trụ cột quan trọng của nền kinh tế, là lực lượng, công cụ quan trọng để mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế, giữ vai trò tiên phong đối với quá trình đổi mới khoa học và công nghệ quốc gia, trong thời gian qua đã cơ bản thực hiện được vai trò là lực lượng quan trọng của nền kinh tế, góp phần điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình vận hành vẫn còn xảy ra tình trạng các tập đoàn kinh tế hoạt động kém hiệu quả, để xảy ra tiêu cực, tham nhũng lãng phí, làm thất thoát tài sản nhà nước, hoạt động đầu tư bên ngoài lĩnh vực chính còn dàn trải, hiệu quả chưa cao, trong lúc năng lực quản lý và khả năng tài chính còn hạn chế, thiếu kiểm soát chặt chẽ, làm phân tán nguồn lực, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp; chưa thực sự phát huy được vai trò nòng cốt trong nền kinh tế cũng như chưa làm tốt vai trò dẫn dắt, thúc đẩy các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế khác phát triển, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước…
Để hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế nhà nước đòi hỏi nhiều yếu tố và điều kiện khác nhau. Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, thể chế, đặc biệt là hệ thống pháp luật, chính sách phù hợp là yếu tố quan trọng nhất để phát triển các tập đoàn kinh tế.
Trên cơ sở định hướng của báo cáo Đề dẫn, các tham luận và các ý kiến thảo luận tại Hội thảo tập trung vào các nhóm vấn đề chính sau:
Thứ nhất, thể chế và vai trò của thể chế cho phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước; kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc xây dựng thể chế cho phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước.
Thứ hai, thực trạng xây dựng và hoàn thiện thể chế phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam trong thời gian qua.
Thứ ba, những tồn tại, những bất cập trong quá trình xây dựng, hoàn thiện thể chế phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam dưới góc nhìn từ Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam; Tập đoàn Bưu chính viễn thông (VNPT),…
Thứ tư, cơ hội, thách thức và những giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện thể chế góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh của các tập đoàn kinh tế nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu, rộng.
Phát biểu bế mạc Hội thảo, GS, TS. Phùng Hữu Phú kết luận, về tính hiệu quả, Hội thảo đã góp phần tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày 03-6-2017, của Hội nghị Trung ương năm khóa XII, về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, đặt mục tiêu đến năm 2020. Hội thảo mang tính cấp thiết khi bối cảnh hiện nay có nhiều thay đổi, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi chớp thời cơ, khắc chế nguy cơ, nhấn mạnh vai trò của các doanh nghiệp nhà nước trong phát triển nền kinh tế. Hội thảo thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà quản lý, các nhà khoa học, các nhà tham vấn chính sách đến từ các ban đảng, hội đồng trung ương, các học viện, các viện nghiên cứu, trường đại học, các nhà quản lý, quản trị các tập đoàn. Hội thảo tập trung giải quyết được các vấn đề: Thứ nhất, nhận thức sâu sắc hơn vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế; việc xây dựng, hoàn thiện thể chế phát triển tập đoàn kinh tế. Thứ hai, đánh giá lại quá trình đổi mới vừa qua. Thứ ba, trong bối cảnh mới, cần tiếp tục đổi mới quá trình xây dựng thể chế nhằm thúc đẩy các tập đoàn kinh tế phát triển nhanh hơn, mạnh hơn. Nhìn tổng thể, vai trò của các tập đoàn kinh tế nhà nước là không thể phủ nhận, đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện chính sách công, trong chiến lược xây dựng nước công nghiệp hiện đại./.
Kỳ họp Quốc hội: Cần nâng trình độ đào tạo giáo viên mầm non  (15/11/2018)
Các hoạt động của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 33  (15/11/2018)
Kỳ họp Quốc hội: Thảo luận thông qua các dự luật  (15/11/2018)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 lần thứ 21  (15/11/2018)
Kon Tum đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương  (15/11/2018)
Việt Nam ủng hộ ASEAN và Ấn Độ đẩy mạnh hợp tác biển  (15/11/2018)
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam