Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện quyền và trách nhiệm của mình theo quy định của Hiến pháp năm 2013
TCCSĐT - Sáng 11-6-2019, tại Hà Nội, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội thảo "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với việc triển khai thực hiện Hiến pháp năm 2013" nhằm tổng kết 5 năm triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 và một số đề xuất nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả thi hành Hiến pháp của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tham dự Hội thảo có các đồng chí đại biểu đại diện cho lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các chuyên gia và các nhà khoa học.
Phát biểu khai mạc Hội thảo đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhấn mạnh, trong 5 năm qua, triển khai thực hiện Hiến pháp năm 2013, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội đã thực hiện nghiêm túc quyền và trách nhiệm của mình theo quy định của Hiến pháp năm 2013 trong việc bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân... mang lại hiệu quả rõ rệt; Mặt trận đã tích cực cùng các cơ quan nhà nước trong xây dựng, hoàn thiện thể chế, góp phần quan trọng vào việc triển khai thi hành Hiến pháp và pháp luật theo tinh thần thượng tôn pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Đồng thời, Mặt trận thực hiện giám sát các cơ quan nhà nước trong việc cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp, cũng như việc thực hiện Hiến pháp và pháp luật. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong triển khai thực hiện Hiến pháp năm 2013, góp phần quan trọng và tích cực vào thắng lợi chung của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, củng cố niềm tin vững chắc của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
GS, TS. Trần Ngọc Đường, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ pháp luật (Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) khẳng định, trước đây khi nói đến đại diện thì chỉ nói đến các cơ quan dân cử. Người dân thực hiện quyền lực nhà nước của mình thông qua cơ quan dân cử, Hội đồng Nhân dân các cấp và Quốc hội. Lần này, quy định Mặt trận là một chủ thể đại diện cho quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của dân. Từ nhận thức mới này, Mặt trận Tổ quốc các cấp 5 năm qua đã thể hiện tốt hơn vai trò, trách nhiệm trong việc đại diện quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân thông qua hoạt động tổ chức tiếp xúc cử tri và tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân để phản ánh kịp thời với Đảng và Nhà nước. Các báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân của Mặt trận Tổ quốc trước Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đã thể hiện đầy đủ, toàn diện và sâu sắc những vấn đề được cử tri và nhân dân quan tâm, đồng thời thể hiện rõ quan điểm của Mặt trận Tổ quốc bằng các kiến nghị cụ thể đến Quốc hội, Chính phủ và chính quyền các cấp.
Các ý kiến của đại biểu tham gia Hội thảo đã đánh giá, việc giám sát và phản biện xã hội được Hiến pháp 2013 thể chế hóa thành nhiệm vụ, quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Qua đó, nhiệm vụ giám sát của Mặt trận Tổ quốc ngày càng được nhận thức sâu sắc hơn với tư cách là phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua Mặt trận Tổ quốc. Thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ đã kịp thời cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về tổ chức bộ máy nhà nước, về quyền con người, quyền, nghĩa vụ của công dân… Nhiều đạo luật quan trọng được Quốc hội thông qua: Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Bầu cử bầu cử đại biểu Quốc hội, Bộ luật Dân sự,… cùng nhiều văn bản dưới luật liên quan đến quyền, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tham gia kiểm soát quyền lực nhà nước, thực hiện quyền, trách nhiệm của tổ chức mình.
Hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội từng bước được nâng cao hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đang đặt ra, đem lại niềm tin trong nhân dân. Nhận thức của các tầng lớp nhân dân về vị trí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được nâng lên, nhân dân hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tích cực tham gia công tác giám sát, phản biện xã hội, hưởng ứng các hoạt động, các phong trào thi đua yêu nước do Mặt trận khởi xướng và phát động. Đặc biệt, nhận thức của đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận đã có những chuyển biến sâu sắc, nắm chắc, luôn nêu cao tinh thân trách nhiệm, tâm huyết gắn bó với công tác Mặt trận, với sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc. Nhiều địa phương đã xây dựng quy chế phối hợp công tác với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp; Quy chế tiếp xúc đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với Nhân dân; Quy định trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp tiếp thu góp ý của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân. Tuy nhiên, việc tổ chức triển khai thực hiện Hiến pháp năm 2013 của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên cũng còn có những hạn chế nhất định.
Thời gian tới, cần có giải pháp phát huy ưu điểm và khắc phục hạn chế, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả việc triển khai thực hiện Hiến pháp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như việc thực hiện quyền và trách nhiệm của Mặt trận theo quy định của Hiến pháp năm 2013. Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến về những nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 2013 đến các tầng lớp nhân dân nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo… bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Kịp thời thể chế hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 trong công tác tổ chức bộ máy nhà nước, quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; cụ thể hóa đường lối, quan điểm của Đảng về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đưa quy trình giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội thành khâu bắt buộc trong quy trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Hoàn thiện cơ chế ứng cử, bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp…/.
Khai trương Hệ thống thông tin điện tử tuyên giáo  (11/06/2019)
Cơ cấu lại doanh nghiệp lâm nghiệp ở Tây Nguyên - Vấn đề và giải pháp  (11/06/2019)
Nhận diện và đấu tranh với âm mưu, hoạt động lợi dụng vấn đề “xã hội dân sự” để chống phá Đảng, Nhà nước, hòng chuyển hóa chế độ chính trị ở Việt Nam  (11/06/2019)
Cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo, tổ chức việc tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế  (11/06/2019)
Việt Nam sẵn sàng đóng góp tích cực cho nỗ lực chung của quốc tế vì hòa bình, an ninh, phát triển và tiến bộ  (10/06/2019)
Kế hoạch triển khai, sắp xếp lại các cơ quan báo chí  (10/06/2019)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển