Triều Tiên tuyên bố tiếp tục đẩy mạnh chương trình hạt nhân
“Cực lực chỉ trích”, “kiên quyết phản đối”, “Đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế”
Kyodo đưa tin, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã “cực lực chỉ trích” vụ thử hạt nhân trên của Triều Tiên. Ông S. Abe cho rằng vụ thử hạt nhân của Triều Tiên là “mối đe dọa, thách thức nghiêm trọng” và hoàn toàn không thể dung thứ. Vụ thử đã thách thức những nỗ lực của quốc tế về việc không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Một quan chức Nhật Bản cho hay Tokyo có khả năng sẽ gia tăng các biện pháp trừng phạt Triều Tiên do vụ thử hạt nhân này. Trong khi đó, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết ông sẽ gặp Đại sứ Mỹ Kennedy để bàn về vụ thử hạt nhân của Triều Tiên. Nhật Bản sẽ tìm kiếm một nghị quyết của Liên hợp quốc nhằm lên án vụ thử hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Theo Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc, Seoul cho rằng vụ thử bom H của Bình Nhưỡng là “thách thức nghiêm trọng” đối với hòa bình thế giới. Người phát ngôn Kim Young-woo của Đảng Saenuri cầm quyền cho rằng Seoul cần chứng tỏ quyết tâm của mình bằng cách đáp lại ngay lập tức những lời kêu gọi về việc ngăn chặn Triều Tiên tái thực hiện các hành động khiêu khích như vậy. Trong khi đó, Đảng Minjoo đối lập nhận định động thái của Triều Tiên đang đe dọa hòa bình và an toàn không chỉ của Bán đảo Triều Tiên mà còn của cả khu vực Đông Bắc Á. Nữ phát ngôn viên Yoo Eung-hae của đảng này được dẫn lời tuyên bố họ sẽ không tha thứ cho vụ thử hạt nhân của Triều Tiên, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ để duy trì hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho hay các lực lượng vũ trang nước này đang tăng cường theo dõi động thái của Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố thử thành công bom H.
Phản ứng về vụ Triều Tiên tuyên bố thử thành công bom bom nhiệt hạch (bom H), Nhà Trắng cho hay: “Chúng tôi đang theo dõi và tiếp tục đánh giá tình hình này, cùng với các đối tác trong khu vực”. Nhà Trắng khẳng định lên án mọi hành vi vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và chỉ trích “các hành động gây hấn” của Triều Tiên. Mỹ cam kết sẽ đáp trả thích đáng đồng thời nhấn mạnh rằng cần phải mất thời gian để xác định xem liệu vụ thử bom H của Triều Tiên có thành công thật hay không. Mỹ kêu gọi Triều Tiên tuân thủ các nghĩa vụ và cam kết của Bình Nhưỡng đối với quốc tế.
Theo Reuters, AFP và Tân hoa xã, cũng trong ngày 06-01, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond cho biết cả nước này và Trung Quốc đều phản đối vụ Triều Tiên thử thiết bị hạt nhân nhiệt hạch được thu nhỏ, đồng thời ủng hộ việc nối lại cuộc đàm phán 6 bên về giải trừ quân bị. Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nhấn mạnh Bắc Kinh “kiên quyết phản đối” vụ thử mà phía Trung Quốc đã không được Triều Tiên thông báo trước này. Theo bà, Trung Quốc sẽ “trao công hàm phản đối chính thức” cho Triều Tiên và Bắc Kinh sẽ phối hợp với cộng đồng quốc tế về vấn đề phi hạt nhân hóa Bán bảo Triều Tiên.
Cùng ngày, Pháp và Australia cũng lên tiếng chỉ trích vụ thử bom hạt nhân của Triều Tiên, cho đó là “hành động vi phạm không thể chấp nhận” các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Theo Reuters, người đứng đầu Tổ chức Hiệp ước Cấm thử nghiệm hạt nhân toàn diện (CTBTO) Lassina Zerbo đã chỉ trích vụ thứ hạt nhân lần thứ tư của Triều Tiên và xem đây là “hồi chuông cảnh tỉnh” đối với cộng đồng quốc tế. Ông L. Zerbo nói rằng hành động này vi phạm quy tắc được quốc tế công nhận liên quan đến hoạt động thử hạt nhân. Ông L. Zerbo nhấn mạnh: Vụ thử cũng là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh quốc tế.
Theo Reuters/Breakingnews.com, ngày 05-01 (theo giờ Mỹ), trước tình hình trên, các nhà ngoại giấu tên trong Hội đồng Bảo an cho biết Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có kế hoạch tổ chức cuộc họp khẩn trong ngày 06-01 để thảo luận về vụ thử bom H của Triều Tiên. Theo nguồn tin trên, cuộc họp có khả năng sẽ diễn ra vào lúc 23 giờ ngày 06-01 (theo giờ Việt Nam) và có thể sẽ được tiến hành theo phương thức họp kín.
Tuyên bố tiếp tục đẩy mạnh chương trình hạt nhân
Tuy nhiên, theo Reuters/Breakingnews/AFP, Hãng thông tấn Yonhap đưa tin Cơ quan Tình báo Hàn Quốc cho rằng thiết bị mà Triều Tiên thử ngày 06-01 có khả năng không phải là bom nhiệt hạch (bom H). Trong khi đó, Cơ quan Khí tượng Hàn Quốc cho hay họ không phát hiện bất cứ phóng xạ nào sau vụ Triều Tiên tuyên bố tiến hành thành công vụ thử bom H. Cùng ngày, một chuyên gia quân sự của Trung Quốc cho rằng cần tiến hành phân tích kỹ hơn về tuyên bố của Triều Tiên liên quan đến vụ thử trên.
Về phía Triều Tiên, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết, sau khi thông báo thử thành công bom H, Triều Tiên tuyên bố sẽ tiếp tục đẩy mạnh chương trình hạt nhân của nước này chừng nào Mỹ vẫn duy trì cái mà Bình Nhưỡng gọi là “thái độ hiếu chiến”. Triều Tiên nhấn mạnh “sẽ hành xử như một nước sở hữu hạt nhân có trách nhiệm”, đồng thời cam kết không sử dụng vũ khí hạt nhân nếu chủ quyền đất nước không bị vi phạm, cũng như không chuyển giao năng lực hạt nhân cho các bên khác.
Trước đó, năm 2013, tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên (WPK) cầm quyền đưa tin Bình Nhưỡng tuyên bố rằng chương trình vũ khí hạt nhân của nước này không phải là một công cụ thương lượng, đồng thời chỉ trích gay gắt giới hoạch định chính sách của Hàn Quốc đã thách thức chủ quyền của Triều Tiên trong việc tự phòng vệ trước sự xâm lược từ bên ngoài. Theo báo trên, Bình Nhưỡng khẳng định rằng nếu không sở hữu vũ khí hạt nhân, sẽ không có hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên và số phận của nhân dân Triều Tiên sẽ bị đặt trong tình trạng nguy hiểm. Tờ báo nhấn mạnh: “Việc tăng cường răn đe hạt nhân đã được chứng minh là một lựa chọn khôn ngoan”./.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tiếp Chủ tịch Quốc hội Lào  (07/01/2016)
Kỷ niệm 70 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam  (07/01/2016)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tiếp Chủ tịch Quốc hội Campuchia  (07/01/2016)
Thắng lợi từ Tổng Tuyển cử đầu tiên bắt nguồn từ sức mạnh của lòng dân  (07/01/2016)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam