Thế giới lấy phương Tây làm trung tâm đã đến lúc hoàng hôn!
Cả thế giới đang chung tay đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính trên quy mô toàn cầu, khởi phát từ Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới. Sự kiện chấn động này không chỉ thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu, phân tích, bình luận quốc tế đối với những động thái cụ thểvới những số tiền cụ thểđể ứng cứu các nền kinh tế,mà còn đối với nguyên nhân, hệ lụy, nhất là những vấn đề đặt ra đối với thế giới từ cuộc khủng hoảng tài chính này. Để bạn đọc có thêm thông tin tham khảo, chúng tôi giới thiệu bài bình luận của ông Vi-a-che-xlap Nhi-cô-nôp, Giám đốc Trung tâm Quỹ “Chính trị” (Nga), đăng trên Báo "Tin tức" (I-dơ-vet-xti-a, Nga).
Năm 2002, có hai đồng nghiệp ở Mỹ viết một bài báo đăng trên Tạp chí có uy tín nhất thế giới xuất bản ở Mỹ “Foreign Affairs”, trong đó có đoạn: “Xét theo tất cả các tiêu chí về sức mạnh, nước Mỹ không có đối thủ cạnh tranh. Chưa bao giờ có được một hệ thống các quốc gia có chủ quyền mà trong đó có một quốc gia có được vị thế áp đảo như Mỹ”. Nhiều người ở Mỹ và trên thế giới cũng có ý kiến và suy nghĩ chân thành như vậy.
Nhưng, chỉ vài tuần trước đây, ông Bac-ni Phơ-ran (Barni Frank), Chủ tịch Ủy ban các thể chế tài chính của Hạ viện Mỹ trong khi trả lời câu hỏi vì sao Mỹ không yêu cầu sự giúp đỡ vật chất của các nước khác, đã trả lời như sau: “Mỹ là một nước lớn và mạnh. Nhưng chúng ta hãy thực tế một chút. Chúng ta đã không còn là một lực lượng có sức mạnh áp đảo trên thế giới”.
Hai nhận xét đó cách nhau chỉ 6 năm. Tình hình I-rắc, Áp-ga-ni-xan và cuộc khủng hoảng tài chính đã làm lộ rõ giới hạn của sức mạnh Mỹ. Hoa Kỳ vẫn còn là một siêu cường duy nhất nhưng không còn là cường quốc duy nhất. Mỹ không có khả năng đương đầu với tất cả những thách thức, hơn thế nữa, lại không thể đồng thời đương đầu với tất cả các thách thức đó.
Lẽ ra, với chiến lược giành ưu thế tuyệt đối trên thế giới, Mỹ phải đóng vai trò không chỉ là một cảnh sát quốc tế mà còn là người quản lý toàn cầu. Thế nhưng, chính sách hiện nay của Mỹ tuyệt đối không đả động đến việc chịu trách nhiệm quản lý thế giới, mà chỉ hướng đến khả năng hành động đơn phương và muốn tự mình giải quyết mọi vấn đề liên quan đến lợi ích của riêng nước Mỹ và các cử tri của Mỹ.
Mỹ đã thể hiện khả năng chưa từng có trong việc làm thiệt hại toàn bộ thế giới còn lại sau khi khởi động cơ chế khủng khoảng tài chính toàn cầu. Rô-giơ Cô-en (Roger Coen), một nhà báo Mỹ rất nổi tiếng, gần đây đã từng đưa ra nhận xét, tình hình lộn xộn hiện nay ở Mỹ được sinh ra bởi chính sự thiên tài của nước Mỹ với sự trợ giúp của các công cụ tài chính tệ hại do chính họ sáng chế ra - những công cụ trong thời kỳ coi thị trường là chân lý, rủi ro không tồn tại, nhà nước không can thiệp.
Mô hình chủ nghĩa tư bản tự do của Mỹ ngày càng bị đặt dấu hỏi nghi vấn nhiều hơn. Nếu như Điện Crem-li của Nga chỉ cần áp dụng một phần mười các biện pháp mà Oa-sinh-tơn đang làm để quốc hữu hoá các ngân hàng và các công ty bảo hiểm, để rồi bán tài sản của các cơ sở đó với giá rẻ hơn để cứu vớt các nhà đầu tư dựa vào tiền của nhà nước, cũng đủ để cho Mỹ “kết tội” Tổng thống Đ.Mét-vê-đép và Thủ tướng Pu-tin là “những kẻ độc tài chuyên chế” và là “kẻ thù của thị trường tự do”.
Cán cân lực lượng trên thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Rất dễ nhận thấy các trung tâm sức mạnh như Trung Quốc, Nga, các nước Vùng Vịnh đang tăng lên với nguồn dự trữ vàng khổng lồ và lớn hơn tất cả các nước phương Tây cộng lại. Các quốc gia mới đang trỗi dậy, ngay cả trong thời gian xảy ra khủng hoảng họ vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng GDP cao nhất, cũng như mức độ tiêu thụ mạnh mẽ. Những nước mà cách đây 10 năm đề nghị Mỹ giúp đỡ thì hiện nay họ đang giang tay giúp đỡ để nước Mỹ trong lúc lao đao.
Nước Nga đã gánh chịu trách nhiệm lớn lao của nhà nước Mỹ với một khoản tiền vượt xa tổng giá trị đầu tư của Mỹ vào quốc gia này. Trung Quốc vẫn ủng hộ Mỹ như là một đối tác thương mại chủ chốt với khoản tiền khoảng 500 triệu USD. Trong khi đó, Trung Quốc gần đây đã cho Ni-ge-ri-a vay một khoản tiền lớn hơn cả tổng số tiền viện trợ nước ngoài của tất cả các nước phương Tây cộng lại cho các nước đang phát triển trên thế giới.
Giường như trật tự thế giới lấy phương Tây làm trung tâm đã đến hồi kết. Đến năm 2020, ba trong số bốn nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ ở châu Á gồm Trung Quốc đang vượt Mỹ, sau Trung Quốc là Ấn Độ và Nhật Bản. Tiếp đến sẽ là Nga và Bra-xin. Quan điểm lấy phương Tây làm trung tâm để nhìn nhận thế giới từng chiếm vị thế áp đảo trong giới tinh hoa trong suốt nhiều thế kỷ đã chấm dứt quá nhanh chóng chỉ trong vòng một tháng mà không cần chờ đợi đến năm 2020.
Khác với kỷ nguyên những năm 1990, các trung tâm sức mạnh đang trỗi dậy chứng tỏ họ không sao chép mô hình của phương Tây mà là đi theo mô hình riêng của mình. Hiện nay, thế giới đang chứng kiến các mô hình phát triển của Ấn Độ, Bra-xin, Nga hoặc của Trung Quốc như là một hiện tượng tự nhiên. Cũng khác với những thời kỳ trước đây, các nước đang phát triển không còn là các nước không liên kết. Ngược lại, họ đang liên kết với nhau thành các liên minh đa dạng mà trong đó không hề có Mỹ, như Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SOC), Nhóm các nước BRIC (gồm Bra-xin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc), các nước cộng hoà độc lập trong không gian hậu Xô-viết (SNG), ASEAN v.v..
Tất cả những điều này đang nói lên sự khủng hoảng ngày càng gia tăng của các thể chế quản lý hệ thống quốc tế đã từng được xây dựng trong kỷ nguyên trước đây. Các cơ chế của Liên hợp quốc tuy vẫn còn có giá trị lớn nhất nhưng không làm cho thế giới an toàn hơn, đặc biệt là khi một số quốc gia có tầm toàn cầu và có vị trí then chốt lại có xu hướng coi thường luật pháp quốc tế. Các thể chế đã từng được xây dựng sau Chiến tranh thế giới thứ II như Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới, Câu lạc bộ các nước giàu hình thành năm 1961 dưới dạng Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã từng tổ chức thành công các cuộc hội nghị và hội thảo quốc tế, đưa ra các tuyên bố và thực hiện các biện pháp chống bán phá giá nhưng họ không có khả năng cứu vớt nền kinh tế thế giới. Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới được thành lập với vai trò như là nguồn cứu trợ cho các nền kinh tế khỏi bị sụp đổ lại có trong túi quá ít tiền so với bất kỳ một nước đang phát triển nào.
Nhóm G-7 tụ họp ở Oa-sinh-tơn để cứu vớt nền tài chính thế giới đã không có được ý nghĩa và ảnh hưởng lớn đối với nền tài chính thế giới. Bởi những biện pháp tương tự khó có thể mang lại nhiều ý nghĩa khi không có vai trò của Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Bra-xin, Mê-hi-cô, Nam Phi và A-rập Xê-út.
Sau khi kết thúc “chiến tranh lạnh” và không còn sự đối đầu trong thế giới hai cực, người ta có cơ sở để hy vọng rằng, các quan hệ quốc tế sẽ phi quân phiệt hoá. Trên thực tế, điều đó dường như đã xảy ra vào những năm 1990. Nhưng thời gian ngắn ngủi của thế giới đơn cực đã dẫn thế giới đến quá trình chạy đua vũ trang mạnh mẽ trên toàn cầu (trong đó Mỹ đã chiếm hơn một nửa tổng chi phí quân sự của toàn thế giới cộng lại), hủy bỏ hệ thống kiểm soát vũ trang do Mỹ rút khỏi Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân, Hiệp ước hạn chế vũ khí tấn công chiến lược giai đoạn II, Hiệp ước hạn chế phòng thủ tên lửa. Ngoài ra, không một quốc gia phương Tây nào phê chuẩn Hiệp ước hạn chế các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu, tái hồi vai trò răn đe hạt nhân và gia tăng các nước có vũ khí hạt nhân. Cuộc khủng hoảng hiện nay sẽ làm cho quá trình giải trừ quân bị trở thành một yêu cầu bức thiết hơn bao giờ hết.
Như vậy là, trật tự thế giới đơn cực đã sụp đổ. Nhưng trật tự thế giới nào sẽ thay thế nó? Đây sẽ là một trong những chủ đề được tranh luận nhiều nhất hiện nay trên thế giới và sẽ được tiếp tục đề cập đến trong nhiều bài viết khác.
Hương Ly biên dịch
FED ủng hộ kế hoạch kích thích kinh tế mới của Chính phủ  (23/10/2008)
Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Kinh tế Mỹ sẽ phục hồi  (23/10/2008)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Hồ Cẩm Đào  (23/10/2008)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội đàm với Thủ tướng Ôn Gia Bảo  (23/10/2008)
Doanh nhân là một bộ phận đặc thù của trí thức  (22/10/2008)
Thông cáo số 5 Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XII  (22/10/2008)
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay