Vị thế của Tạp chí trong bối cảnh cạnh tranh thông tin hiện nay
22:11, ngày 08-02-2015
TCCSĐT - Sáng 08-02-2015, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Hội báo Xuân 2015, Hội Nhà báo Việt Nam, Tạp chí Cộng sản đã phối hợp tổ chức Tọa đàm “Tạp chí trong bối cảnh cạnh tranh thông tin”.
Theo các báo cáo tại Tọa đàm, hiện nay, cả nước có 838 cơ quan báo chí in với 1.111 ấn phẩm, trong đó, các cơ quan trung ương có 86 báo, 507 tạp chí; địa phương có 113 báo, 132 tạp chí; có 70 báo điện tử, 19 tạp chí điện tử và 265 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí. Sự đông đảo về số lượng, đa dạng về chủng loại, loại hình, báo chí đã và đang có những đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, đưa hình ảnh đất, con người Việt Nam ra thế giới và đưa thế giới đến với Việt Nam. Trong đó, số lượng tạp chí chiếm một tỷ lệ khá lớn, khoảng 85% số ấn phẩm ở trung ương và 50% số lượng ở địa phương, trải rộng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tại buổi Tọa đàm, các đại biểu đều cho rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa thông tin, tạp chí đóng vai trò phân tích, tổng kết thực tiễn, định hướng tư tưởng cho độc giả. Tạp chí làm cầu nối giữa khoa học với thực tiễn; vấn đề xã hội đến gần với người dân. Tuy nhiên hoạt động của hầu hết các tạp chí hiện nay lại đang gặp không ít khó khăn, chịu những áp lực về cạnh tranh thông tin với các báo mạng điện tử, trang mạng xã hội.
Theo Thiếu tướng, ThS. Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng Biên tập Tạp chí Quốc phòng Toàn dân, cơ quan lý luận quân sự và chính trị của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, sự phổ cập của mạng in-tơ-net và cùng với đó là sự nở rộ của các trang mạng cá nhân, các trang mạng xã hội, khiến dòng chảy thông tin diễn ra liên tục, sôi động, đa chiều, nhiều góc độ đến với người đọc gần như tức thì. Sự cạnh tranh để chi phối dư luận, thu hút độc giả diễn ra gay gắt trên phạm vi toàn cầu, bởi không còn ranh giới quốc gia trên mạng in-tơ-nét. Bên cạnh đó, ở ngay trong mỗi quốc gia, sự cạnh tranh cũng diễn ra không kém phần quyết liệt trong việc giữ, duy trì và mở rộng độc giả giữa các ấn phẩm của các cơ quan báo chí khác nhau.
Theo TS. Phạm Đình Đảng, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, để có thể giữ vững được vị thế, nâng cao tính cạnh tranh, các tạp chí chỉ có thể tập trung phát huy vào thế mạnh của mình là đầu tư sâu để tạo ra những bài viết mang tính chuyên sâu, chuyên luận, khái quát, định hướng thông tin và có tính nghiên cứu khoa học cao. Bên cạnh đó, để bảo đảm tính kịp thời của thông tin, các tạp chí nói chung và Tạp chí Cộng sản hiện nay cũng đã khai thác thế mạnh từ các báo điện tử, trang tin điện tử của tạp chí như trang Tạp chí Cộng sản điện tử, cánh tay nối dài của Tạp chí Cộng sản để đưa thông tin vượt biên giới, hướng tới bạn đọc là những người Việt Nam ở nước ngoài và những người nước ngoài quan tâm đến các vấn đề lý luận chính trị của Việt Nam.
Cùng chung quan điểm với các đại biểu trên, PGS, TS. Vũ Hoàng Công, Tổng Biên tập Tạp chí Lý luận chính trị, cơ quan nghiên cứu và ngôn luận khoa học của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho biết, do tính chất của tạp chí nên cách thể hiện, yêu cầu đối với bài viết, yêu cầu đối với người viết, người biên tập, độ trễ thời gian đưa thông tin, vấn đề,… cũng có nhiều nét khác so với báo. Độc giả của các tạp chí cũng hạn chế hơn độc giả của báo về số lượng, về đối tượng. Vì vậy, trước những thách thức này, để nâng cao chất lượng nội dung cũng như tăng tính hấp dẫn của tạp chí và đẩy mạnh phát hành tạp chí, mỗi tạp chí còn cần xây dựng, duy trì và củng cố cho mình đội ngũ biên tập viên, cộng tác viên có chất lượng cao hơn, phục vụ tốt hơn công tác của tạp chí.
Theo Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà báo Thành phố Hà Nội, Tổng Giám đốc Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội, Trần Gia Thái, do tính chất xuất bản thưa kỳ nên các hoạt động thông tin, phát hành, kinh tế của các tạp chí cũng đang ngày càng khó khăn hơn. Tuy nhiên, lợi thế của các tạp chí là tính định hướng thông tin và chuyên sâu về từng ngành, lĩnh vực thông tin.
Tại buổi Tọa đàm, các đại biểu cũng kiến nghị với Hội Nhà báo Việt Nam và Ban Tuyên giáo Trung ương cần một sự thay đổi trong nhận thức đối với tạp chí, đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo. Bên cạnh việc định hướng thông tin tuyên truyền cho báo chí, Ban Tuyên giáo cũng nên chỉ ra những bài viết hay, có chất lượng trên các tạp chí, từ đó có những động viên, khen ngợi kịp thời trong các cuộc giao ban báo chí hằng tuần của Ban Tuyên giáo. Cùng với đó, Hội Nhà báo cần nghiên cứu cơ cấu giải thưởng thích đáng dành cho các tác phẩm đăng trên các tạp chí trong các đợt trao Giải báo chí Quốc gia hằng năm.
Phát biểu kết luận Tọa đàm, PGS, TS. Vũ Văn Phúc, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản cho rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa thông tin, tạp chí không chỉ đóng vai trò phân tích, tổng kết thực tiễn, mà còn giúp định hướng tư tưởng, lý luận cho độc giả và đưa các vấn đề xã hội đến gần với người dân. Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã tập trung thảo luận vào một số nội dung như: chỉ ra những điểm mạnh, những ưu thế, những đặc thù của tạp chí, những đóng góp của tạp chí nói chung trong bối cảnh cạnh tranh thông tin hiện nay cũng như những khó khăn, thách thức và cơ hội của tạp chí trong bối cảnh cạnh tranh thông tin hiện nay. Từ đó, chia sẻ những kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng tạp chí, tăng tính hấp dẫn cả về nội dung, hình thức, cách thức phát hành, xây dựng, duy trì, củng cố đội ngũ cộng tác viên, mở rộng đối tượng bạn đọc; bổ sung thêm các cuộc thi dành riêng cho các tạp chí… Buổi tọa đàm lần này không chỉ là dịp để các cơ quan báo chí, cũng như đội ngũ những người làm Tạp chí trao đổi kinh nghiệm, góp phần nâng cao chất lượng tạp chí, mà còn mở rộng đối tượng bạn đọc, quảng bá ấn phẩm giúp cho hoạt động của báo chí nói chung và các tạp chí nói riêng ngày càng phát triển trong bối cảnh cạnh tranh thông tin như hiện nay./.
Thiếu tướng, ThS. Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng Biên tập Tạp chí Quốc phòng Toàn dân phát biểu tại Tọa đàm |
Tại buổi Tọa đàm, các đại biểu đều cho rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa thông tin, tạp chí đóng vai trò phân tích, tổng kết thực tiễn, định hướng tư tưởng cho độc giả. Tạp chí làm cầu nối giữa khoa học với thực tiễn; vấn đề xã hội đến gần với người dân. Tuy nhiên hoạt động của hầu hết các tạp chí hiện nay lại đang gặp không ít khó khăn, chịu những áp lực về cạnh tranh thông tin với các báo mạng điện tử, trang mạng xã hội.
Theo Thiếu tướng, ThS. Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng Biên tập Tạp chí Quốc phòng Toàn dân, cơ quan lý luận quân sự và chính trị của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, sự phổ cập của mạng in-tơ-net và cùng với đó là sự nở rộ của các trang mạng cá nhân, các trang mạng xã hội, khiến dòng chảy thông tin diễn ra liên tục, sôi động, đa chiều, nhiều góc độ đến với người đọc gần như tức thì. Sự cạnh tranh để chi phối dư luận, thu hút độc giả diễn ra gay gắt trên phạm vi toàn cầu, bởi không còn ranh giới quốc gia trên mạng in-tơ-nét. Bên cạnh đó, ở ngay trong mỗi quốc gia, sự cạnh tranh cũng diễn ra không kém phần quyết liệt trong việc giữ, duy trì và mở rộng độc giả giữa các ấn phẩm của các cơ quan báo chí khác nhau.
TS. Phạm Đình Đảng, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản phát biểu tại Tọa đàm |
Theo TS. Phạm Đình Đảng, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, để có thể giữ vững được vị thế, nâng cao tính cạnh tranh, các tạp chí chỉ có thể tập trung phát huy vào thế mạnh của mình là đầu tư sâu để tạo ra những bài viết mang tính chuyên sâu, chuyên luận, khái quát, định hướng thông tin và có tính nghiên cứu khoa học cao. Bên cạnh đó, để bảo đảm tính kịp thời của thông tin, các tạp chí nói chung và Tạp chí Cộng sản hiện nay cũng đã khai thác thế mạnh từ các báo điện tử, trang tin điện tử của tạp chí như trang Tạp chí Cộng sản điện tử, cánh tay nối dài của Tạp chí Cộng sản để đưa thông tin vượt biên giới, hướng tới bạn đọc là những người Việt Nam ở nước ngoài và những người nước ngoài quan tâm đến các vấn đề lý luận chính trị của Việt Nam.
Cùng chung quan điểm với các đại biểu trên, PGS, TS. Vũ Hoàng Công, Tổng Biên tập Tạp chí Lý luận chính trị, cơ quan nghiên cứu và ngôn luận khoa học của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho biết, do tính chất của tạp chí nên cách thể hiện, yêu cầu đối với bài viết, yêu cầu đối với người viết, người biên tập, độ trễ thời gian đưa thông tin, vấn đề,… cũng có nhiều nét khác so với báo. Độc giả của các tạp chí cũng hạn chế hơn độc giả của báo về số lượng, về đối tượng. Vì vậy, trước những thách thức này, để nâng cao chất lượng nội dung cũng như tăng tính hấp dẫn của tạp chí và đẩy mạnh phát hành tạp chí, mỗi tạp chí còn cần xây dựng, duy trì và củng cố cho mình đội ngũ biên tập viên, cộng tác viên có chất lượng cao hơn, phục vụ tốt hơn công tác của tạp chí.
Theo Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà báo Thành phố Hà Nội, Tổng Giám đốc Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội, Trần Gia Thái, do tính chất xuất bản thưa kỳ nên các hoạt động thông tin, phát hành, kinh tế của các tạp chí cũng đang ngày càng khó khăn hơn. Tuy nhiên, lợi thế của các tạp chí là tính định hướng thông tin và chuyên sâu về từng ngành, lĩnh vực thông tin.
PGS, TS. Vũ Văn Phúc, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản kết luận buổi Tọa đàm |
Tại buổi Tọa đàm, các đại biểu cũng kiến nghị với Hội Nhà báo Việt Nam và Ban Tuyên giáo Trung ương cần một sự thay đổi trong nhận thức đối với tạp chí, đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo. Bên cạnh việc định hướng thông tin tuyên truyền cho báo chí, Ban Tuyên giáo cũng nên chỉ ra những bài viết hay, có chất lượng trên các tạp chí, từ đó có những động viên, khen ngợi kịp thời trong các cuộc giao ban báo chí hằng tuần của Ban Tuyên giáo. Cùng với đó, Hội Nhà báo cần nghiên cứu cơ cấu giải thưởng thích đáng dành cho các tác phẩm đăng trên các tạp chí trong các đợt trao Giải báo chí Quốc gia hằng năm.
Phát biểu kết luận Tọa đàm, PGS, TS. Vũ Văn Phúc, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản cho rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa thông tin, tạp chí không chỉ đóng vai trò phân tích, tổng kết thực tiễn, mà còn giúp định hướng tư tưởng, lý luận cho độc giả và đưa các vấn đề xã hội đến gần với người dân. Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã tập trung thảo luận vào một số nội dung như: chỉ ra những điểm mạnh, những ưu thế, những đặc thù của tạp chí, những đóng góp của tạp chí nói chung trong bối cảnh cạnh tranh thông tin hiện nay cũng như những khó khăn, thách thức và cơ hội của tạp chí trong bối cảnh cạnh tranh thông tin hiện nay. Từ đó, chia sẻ những kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng tạp chí, tăng tính hấp dẫn cả về nội dung, hình thức, cách thức phát hành, xây dựng, duy trì, củng cố đội ngũ cộng tác viên, mở rộng đối tượng bạn đọc; bổ sung thêm các cuộc thi dành riêng cho các tạp chí… Buổi tọa đàm lần này không chỉ là dịp để các cơ quan báo chí, cũng như đội ngũ những người làm Tạp chí trao đổi kinh nghiệm, góp phần nâng cao chất lượng tạp chí, mà còn mở rộng đối tượng bạn đọc, quảng bá ấn phẩm giúp cho hoạt động của báo chí nói chung và các tạp chí nói riêng ngày càng phát triển trong bối cảnh cạnh tranh thông tin như hiện nay./.
Châu Âu đang tiến dần tới kỷ nguyên áp dụng lãi suất âm  (08/02/2015)
Châu Âu đang tiến dần tới kỷ nguyên áp dụng lãi suất âm  (08/02/2015)
Thủ tướng dự Lễ khánh thành cầu Năm Căn  (07/02/2015)
Lễ động thổ Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 và xây dựng tuyến tránh thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng  (07/02/2015)
Sáng kiến Pháp - Đức là nỗ lực cuối cùng để tránh chiến tranh  (07/02/2015)
Xuân Quê hương 2015: Họp mặt kiều bào mừng Xuân Ất Mùi  (07/02/2015)
- Các quốc gia tầm trung trong bối cảnh mới và hàm ý chính sách đối với Việt Nam đến năm 2030
- Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
- Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nền kinh tế tự chủ trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và một số gợi ý cho Việt Nam
- Xây dựng tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay