Vì chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc
Tham dự chương trình có các đồng chí: Phạm Minh Chính, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh; PGS, TS. Vũ Văn Phúc, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản. Các đồng chí lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan trung ương, lãnh đạo các địa phương, lãnh đạo Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Binh chủng Tăng - Thiết giáp, đại diện bà con ngư dân tham dự chương trình.
Cùng tham dự Chương trình có TS. Phạm Tất Thắng, Phó Tổng Biên tập Thường trực; các đồng chí Phó Tổng Biên tập: TS. Phạm Đình Đảng, PGS, TS. Vũ Văn Hà cùng các đồng chí Ban Biên tập và đông đảo cán bộ, phóng viên, biên tập viên, người lao động Tạp chí Cộng sản.
PGS, TS. Vũ Văn Phúc, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản phát biểu khai mạc Chương trình.
Là một nội dung quan trọng nằm trong Chương trình tổng thể Kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, Chương trình giao lưu “Vì chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc”nhằm thiết thực góp phần thực hiện Chiến lược Biển Việt Nam, thể hiện trách nhiệm trong việc tiếp tục khẳng định, bảo vệ độc lập, chủ quyền biển, đảo; khẳng định, cổ vũ niềm tin mạnh mẽ đến mọi người dân và nâng cao trách nhiệm của mỗi người, của toàn thể cộng đồng người Việt Nam ở trong và ngoài nước; đồng thời tôn vinh và hỗ trợ vật chất và tinh thần cho những chiến sĩ, đồng bào đang ngày đêm can trường giữ gìn biển, đảo, vì nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Phát biểu khai mạc, PGS, TS. Vũ Văn Phúc nêu rõ Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.260 km, chủ quyền bao quát hơn một triệu ki-lô-mét vuông trên vùng Biển Đông, với hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ có tiềm năng hải sản, khoáng sản, nhất là dầu khí và du lịch gắn với biển đa dạng, phong phú. Dọc bờ biển và trên biển Việt Nam có 29 tỉnh, thành phố, với 12 thành phố lớn, 125 huyện, thị xã ven biển, 100 cảng biển, gần 240.000 cụm công nghiệp và gần 1.000 bến cá... Đây là nền tảng để Việt Nam từng bước trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, tạo ra tốc độ phát triển kinh tế theo hướng nhanh, bền vững và hiệu quả; đồng thời, cũng là nhân tố có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm an ninh, quốc phòng của quốc gia,…
PGS, TS. Vũ Văn Phúc khẳng định: “Một cách tự nhiên, biển, đảo là bộ phận máu thịt của chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, cùng với đất liền tạo nên môi trường sinh sống và phát triển đời đời của dân tộc Việt Nam ta.” Phối hợp với các địa phương tổ chức chương trình này, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản mong muốn góp phần khẳng định, bảo vệ độc lập, chủ quyền biển, đảo; cổ vũ niềm tin mạnh mẽ trong mỗi người và nâng cao trách nhiệm của toàn thể cộng đồng người Việt Nam ở trong và ngoài nước; đồng thời tôn vinh và hỗ trợ vật chất, cũng như tinh thần cho cán bộ, chiến sỹ các lực lượng Hải quân, Cảnh sát Biển, Kiểm ngư và ngư dân đang ngày đêm trực tiếp can trường giữ gìn biển, đảo, vì nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Đại tá Phạm Quang Oánh và ngư dân Lê Văn Sim tham gia giao lưu trong Chương trình.
Các khách mời tham gia giao lưu trong chương trình chia sẻ thêm về chủ quyền và việc thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển, đảo khác của Việt Nam. GS, TSKH. Vũ Minh Giang đánh giá về ý nghĩa lịch sử, văn hóa của lễ hội khao lề thế lính ở đảo Lý Sơn. Ý nghĩa của việc tri ân những người đi ra vùng biển xa, đảm nhận những nhiệm vụ vô cùng khó khăn, nguy hiểm, thực thi chủ quyền quốc gia, đã vượt qua phạm vi địa phương, thể hiện lòng yêu nước từ bao đời của người Việt Nam, thể hiện ý thức của nhân dân ta nói chung đối với chủ quyền quốc gia. Về chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, GS, TSKH. Vũ Minh Giang cho rằng càng sưu tầm tư liệu, trao đổi thì thấy lý lẽ của chúng ta càng nhiều, càng thuyết phục.
Đại tá Phạm Quang Oánh, Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam trao đổi về chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát Biển phối hợp với các lực lượng chức năng bảo đảm an ninh trật tự, tạo môi trường an toàn cho các hoạt động kinh tế trên biển, thực thi chủ quyền trên biển của Việt Nam; chia sẻ về những khó khăn, vất vả, hiểm nguy khi thực hiện nhiệm vụ và thể hiện tin tưởng với sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước về con người cũng như phương tiện, trang thiết bị, Cảnh sát Biển Việt Nam sẽ phát triển lớn mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Một tiết mục văn nghệ trong Chương trình.
Ngư dân đến từ Đà Nẵng Lê Văn Sim - gia đình đã nhiều đời theo nghề đi biển, nói về những khó khăn vất vả của nghề đi biển, những kinh nghiệm trong nghề, đồng thời bày tỏ cảm ơn sự quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp người dân trong nước và ngoài nước với bà con ngư dân để bà con ngư dân yên tâm ra khơi bám biển vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Chương trình đã vận động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ủng hộ 3,5 tỷ đồng. Ban Tổ chức đã quyết định ủng hộ bà con ngư dân 4 địa phương: Quảng Nam, Đà Nẵng, Phú Yên và Quảng Ninh, mỗi địa phương 875 triệu đồng, hỗ trợ ngư dân bám biển, góp phần phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc./.
Đoàn Đảng Cộng sản Trung Quốc kết thúc chuyến thăm Việt Nam  (28/12/2014)
Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của kinh tế tập thể trong tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế  (28/12/2014)
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho Lào  (28/12/2014)
Chủ tịch nước mong muốn ngư dân tiếp tục vươn khơi, bám biển  (27/12/2014)
Phiên họp Ban Tổ chức IPU-132  (27/12/2014)
Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước  (27/12/2014)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên