Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của kinh tế tập thể trong tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế
Chủ trì Hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch mặt trận Tổ quốc Việt Nam; GS, TS. Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; TS. Cao Đức Phát, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; TS. Đào Xuân Cần, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; ThS. Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Tham dự Hội thảo còn có hơn 250 đại biểu là các đồng chí lãnh đạo các bộ, ngành trung ương, đại diện lãnh đạo một số tỉnh ủy, thành ủy, đại diện các sở, ngành, liên minh hợp tác xã các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các chuyên gia, nhà khoa học, các viện, trường; các mô hình hợp tác xã tiêu biểu và các cơ quan thông tấn, báo chí,...
Phát biểu đề dẫn Hội thảo, đồng chí Vương Đình Huệ nhận định: Phát triển kinh tế tập thể là một chủ trương xuyên suốt và nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Trong suốt quá trình đấu tranh thống nhất đất nước, kinh tế tập thể đã có những đóng góp to lớn về sức người, sức của. Bước vào thời kỳ đổi mới, kinh tế tập thể đã có nhiều chuyển biến để phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, kinh tế tập thể vẫn còn nhiều yếu kém, có thể nói là chưa thoát khỏi tình trạng yếu kém kéo dài. Trước thực trạng đó, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận 56-KL/TƯ ngày 21-02-2013 nhằm đưa kinh tế tập thể thực sự là thành phần kinh tế quan trọng, góp phần cùng kinh tế nhà nước ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, đóng góp vào phát triển kinh tế của đất nước. Phát triển kinh tế tập thể phải gắn với tái cơ cấu nền kinh tế đất nước, chương trình xây dựng nông thôn mới và các chương trình mục tiêu quốc gia khác.
Các ý kiến tại Hội thảo đã tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau:
Một là, thống nhất nâng cao nhận thức về bản chất, vai trò của kinh tế tập thể và hợp tác xã. Các bài phát biểu tham luận đã hệ thống hóa những quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể, đánh giá hiệu quả của kinh tế tập thể toàn diện cả về kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng của đất nước, cả về hiệu quả của tổ chức kinh tế tập thể và lợi ích của các thành viên; cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế tập thể, hợp tác xã; những kinh nghiệm trong xây dựng, nhân rộng các mô hình tổ chức kinh tế tập thể điển hình tiên tiến; kinh nghiệm của các nước về phát triển kinh tế tập thể.
Hai là, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên trong phát triển kinh tế tập thể: Vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đặc biệt là người đứng đầu của mỗi bộ, ban, ngành trung ương cũng như địa phương trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết và các quy định của pháp luật, chính sách về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; những biện pháp tháo gỡ khó khăn, khuyến khích, tạo điều kiện để giúp các tổ chức kinh tế tập thể chủ động vươn lên, nhanh chóng khắc phục những hạn chế, yếu kém, củng cố tổ chức, nâng cao năng lực quản lý, điều hành và hiệu quả hoạt động, phát huy lợi thế vốn có của các tổ chức kinh tế tập thể để tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường; chăm lo, củng cố và phát triển các tổ chức đảng, đoàn thể trong tổ chức kinh tế tập thể theo quy định, trên cơ sở tôn trọng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức kinh tế tập thể.
Ba là, thực trạng, giải pháp phát triển kinh tế tập thể: Thực trạng, giải pháp phát triển kinh tế tập thể trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, tín dụng,... Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã của các hợp tác xã chuyển đổi, hợp tác xã thành lập mới theo Luật Hợp tác xã năm 2012; mô hình liên kết trong sản xuất giữa hộ nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp từng khu vực, từng miền trong cả nước.
Bốn là, tổ chức triển khai có hiệu quả Luật Hợp tác xã năm 2012, hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể. Đánh giá việc ban hành đồng bộ các văn bản dưới luật. Nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp luật, chính sách về tổ hợp tác. Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, đặc biệt là chính sách về cán bộ và đào tạo nguồn nhân lực, đất đai, tài chính, tín dụng, khoa học - công nghệ, thị trường; chính sách ưu đãi đối với tổ chức kinh tế tập thể hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và đối tượng thành viên là nông dân nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo.
Năm là, tăng cường công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể từ trung ương đến địa phương. Kiện toàn, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống bộ máy quản lý về kinh tế tập thể, bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả, tập trung và thống nhất từ trung ương đến địa phương. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn và cơ chế phối hợp của các bộ, ban ngành, đoàn thể trung ương và địa phương trong phát triển kinh tế tập thể. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về kinh tế tập thể.
Sáu là, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các tổ chức Liên minh Hợp tác xã, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, hiệp hội trong phát triển kinh tế tập thể. Vai trò, trách nhiệm của hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam được khẳng định trong các chủ trương, nghị quyết của Đảng và đặc biệt tại Kết luận số 102-KL/TW, ngày 22-9-2014 của Bộ Chính trị về Hội quần chúng và việc thực hiện chức năng là tổ chức đại diện của hợp tác xã và các nhiệm vụ được quy định tại Luật Hợp tác xã năm 2012; vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức hiệp hội trong việc phối hợp với các tổ chức có liên quan thực hiện công tác vận động, giáo dục quần chúng, hội viên, thành viên tự nguyện tham gia kinh tế tập thể theo tinh thần của các nghị quyết và quy định hiện hành của pháp luật./.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho Lào  (28/12/2014)
Chủ tịch nước mong muốn ngư dân tiếp tục vươn khơi, bám biển  (27/12/2014)
Phiên họp Ban Tổ chức IPU-132  (27/12/2014)
Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước  (27/12/2014)
Thành phố Hồ Chí Minh: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần II-2014  (27/12/2014)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển