Đồng chí Đào Duy Tùng - con người của đổi mới
“Đối với tôi, đồng chí Đào Duy Tùng vừa là người lãnh đạo, vừa là người anh lại vừa là đồng nghiệp.
Là người lãnh đạo, như tất cả chúng ta đều biết, trong 10 năm cuối đời, đồng chí Đào Duy Tùng là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trong hai nhiệm kỳ liền (khóa VI và khóa VII).
Là người anh, anh lớn tuổi hơn tôi gần nửa giáp, tuy không nhiều lắm nhưng luôn là người đi trước và nêu gương trong những chặng đường phục vụ cách mạng.
Là người đồng nghiệp - nghiệp báo và nghiệp tuyên huấn - hai cái nghiệp ấy gắn liền suốt cả cuộc đời anh, nó cũng đeo đẳng với tôi kể từ năm 1947, năm tôi được kết nạp vào Đảng cho đến nay.
Tại Lễ kỷ niệm này cũng như tại cuộc Tọa đàm khoa học về Đào Duy Tùng trước đó, tại nơi này, nơi mà anh từng sống và làm việc trong nhiều năm, tôi vẫn có cảm giác như anh luôn có mặt bên cạnh chúng ta, nghe chúng ta nói về anh và anh cũng có điều nhắn gửi chúng ta hôm nay.
Trong Lễ kỷ niệm cũng như Tọa đàm, chúng ta đều thống nhất với nhau rằng anh là nhà tư tưởng và lý luận xuất sắc của Đảng. Đây là sự tôn vinh không chỉ từ tình cảm quý mến anh. Đây là một sự thật và sự thật này được minh chứng không phải bằng toàn bộ thành tựu của anh trong nửa thế kỷ hoạt động cách mạng (1945 - 1998) mà chủ yếu bằng những đóng góp đặc biệt xuất sắc của anh vào lĩnh vực tư tưởng và lý luận cho Đảng thời kỳ đầu đổi mới.
Chúng ta cũng đã thống nhất với nhau rằng Đào Duy Tùng là con người của đổi mới. Anh thường bị những kẻ không ưa thích chủ nghĩa xã hội gán ghép vào loại “bảo thủ”. Nhưng bảo thủ là gì?
Nếu coi việc kiên trì bảo vệ những truyền thống tốt đẹp, những nguyên tắc bền vững của Đảng là bảo thủ thì không chỉ có anh mà tất cả chúng ta ở đây đều bảo thủ. Còn nếu bảo thủ là níu giữ những gì đã lạc hậu, đã lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của cách mạng thì rõ ràng anh không dính dáng gì đến cái danh xưng ấy. Anh là người ủng hộ ngay từ đầu những nhân tố đổi mới khi chúng còn đang manh nha. Ủng hộ “khoán 100” trước đấy và ủng hộ “khoán 10” sau này. Ủng hộ quan điểm “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật và nói rõ sự thật” khi chuẩn bị văn kiện Đại hội VI.
Là thành viên Tổ biên tập Báo cáo chính trị tại nhiều kỳ Đại hội của Đảng, tôi nhớ rất rõ những đóng góp quan trọng của anh vào các văn kiện của các Đại hội ấy.
Trong chuẩn bị Báo cáo Chính trị Đại hội VI (năm 1986), anh đã có những đóng góp đáng kể vào việc xây dựng “ba quan điểm về kinh tế”: về bố trí cơ cấu kinh tế, về cải tạo xã hội chủ nghĩa và về cơ chế quản lý. Anh có công không chỉ trong việc cùng Tổ biên tập đề xuất Tiểu ban Văn kiện trình Bộ Chính trị thảo luận mà còn có công đóng góp vào việc biên tập “Kết luận về ba quan điểm kinh tế” của Bộ Chính trị, thực sự mở ra một bước đột phá cho việc sửa chữa Báo cáo Chính trị trình Đại hội VI thông qua.
Trong chuẩn bị Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (năm 1994), anh đã đóng góp vào việc hình hành công thức “bốn nguy cơ” khi nói về những thách thức đặt ra cho đất nước ta: nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới do điểm xuất phát thấp, nhịp độ tăng trưởng chưa cao và chưa vững chắc, lại phải đi lên trong môi trường cạnh tranh gay gắt; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa nếu không khắc phục được những lệch lạc trong chủ trương, chính sách và chỉ đạo thực hiện; nguy cơ về nạn tham nhũng và tệ nạn quan liêu; nguy cơ “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Các nguy cơ đó có liên quan mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau.
Trong chuẩn bị Văn kiện Đại hội VIII (năm 1996), anh có đóng góp lớn vào Đánh giá tổng quát 10 năm đổi mới như sau:
“Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc.
Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa cơ bản hoàn thành, cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…”.
Đánh giá tổng quát ấy còn nêu rõ:
“Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn.
Xét trên tổng thể, việc hoạch định đường lối đổi mới những năm qua về cơ bản là đúng đắn, đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, tuy trong quá trình thực hiện có một số khuyết điểm, lệch lạc lớn và kéo dài dẫn đến chệch hướng ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác, ở mức độ này hay mức độ khác”.
Có thể nói, “ba quan điểm kinh tế”, “bốn nguy cơ” và “hai điều đánh giá tổng quát” về 10 năm đổi mới là công trình tập thể của Đảng ta nhưng đồng chí Đào Duy Tùng là người có công khái quát về mặt lý luận.
Còn nhiều việc cụ thể khác nhưng vì thời gian có hạn, tôi không dám nói dài hơn.
Điều tôi muốn nói thêm một chút nữa là:
Cùng làm việc với đồng chí Đào Duy Tùng, tôi thấy ở anh một con người trung thực, khiêm tốn, làm việc hết mình và sống bình dị, nghĩa tình, dễ gần, dễ bộc bạch với nhau những điều suy nghĩ riêng tư. Anh biết lắng nghe ý kiến của người khác, không phân biệt tuổi tác, thân sơ, cùng chính kiến hay khác chính kiến.
Anh nói: “Trong quá trình hình thành các quan niệm mới phải phát hiện được các vấn đề quan trọng có những nhận thức không thống nhất, thẳng thắn vạch ra các quan điểm khác nhau, nêu một cách khách quan mỗi quan điểm để thảo luận. Trong sinh hoạt của một cấp ủy, một tập thể cán bộ lý luận,… phải phát huy tự do tư tưởng, thảo luận dân chủ, nói thẳng nói thật, không định kiến. Phải lắng nghe những ý kiến khác mình. Ngay những ý kiến cho là sai cũng gợi ý cho mình nhiều suy nghĩ, hoặc ngay những ý kiến mình cho là không đúng cũng cần bình tĩnh xem xét có nhân tố gì hợp lý. Đó là sinh hoạt bình thường trong Đảng”.
Anh còn lưu ý thêm: “Nhưng mặt khác phải thấy rõ chúng ta đứng trước tình hình là các thế lực thù địch, cơ hội chủ nghĩa trong nước và ngoài nước đang tiến công về tư tưởng, lý luận nhằm làm cho ta đi chệch khỏi con đường đã lựa chọn. Cho nên trong quá trình bảo đảm sinh hoạt tư tưởng lý luận theo nguyên tắc của Đảng, không thể buông lỏng cuộc đấu tranh, chống lại những quan điểm thù địch, cơ hội”.
Đây là đoạn viết cuối cùng trong tác phẩm lý luận cuối cùng của anh “Quá trình hình thành con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998)”.
Đây cũng là lời nhắn gửi cuối cùng của anh với những người làm công tác tư tưởng, lý luận chúng ta hôm nay"./.
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN ra Tuyên bố chung  (20/05/2014)
Việt Nam kiềm chế để không xảy ra xung đột quân sự trên biển  (20/05/2014)
Chính phủ báo cáo Quốc hội về vụ giàn khoan Hải Dương-981  (20/05/2014)
Việt Nam có thể khiếu nại, khởi kiện hành vi của Trung Quốc  (20/05/2014)
Cộng đồng người Hoa bức xúc vì hành động của Trung Quốc  (20/05/2014)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên