Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN ra Tuyên bố chung
Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam do Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu, đã có những đóng góp tích cực vào thành công chung của Hội nghị.
Tuyên bố chung của Hội nghị nêu rõ Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN ủng hộ các kết quả của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 24 và Tuyên bố chung Nay Pyi Taw về xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, trong đó kêu gọi tăng cường hợp tác bảo đảm thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tuân thủ các nguyên tắc đã được thừa nhận chung của luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Tuyên bố kêu gọi tất cả các bên kiềm chế, không sử dụng vũ lực, không tiến hành các hoạt động có thể làm gia tăng căng thẳng và sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) như đã được thể hiện trong Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông.
Trước những diễn biến đáng lo ngại tại Biển Đông, tất cả các trưởng đoàn dự Hội nghị ADMM 8 cũng đã thống nhất nêu vấn đề này tại cuộc gặp không chính thức giữa Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc bên lề ADMM 8. Các trưởng đoàn bày tỏ mong muốn căng thẳng hiện nay ở Biển Đông phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS và DOC mà Trung Quốc đã ký với ASEAN.
Cũng tại Hội nghị, trưởng đoàn các nước tái khẳng định cam kết của ASEAN trong việc củng cố hợp tác quốc phòng nhằm hướng tới việc thành lập Cộng đồng chung vào năm 2015. Các trưởng đoàn hoan nghênh các biện pháp xây dựng lòng tin như thiết lập đường dây liên lạc, đường dây nóng, cam kết không sử dụng vũ lực giữa các quốc gia ASEAN nhằm thúc đẩy hơn nữa hòa bình và ổn định trong khu vực.
Các trưởng đoàn đã nghe Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh thông báo về những phát triển mọi mặt của Hiệp hội trong thời gian qua.
Liên quan đến vấn đề chính trị - an ninh, Tổng Thư ký cho biết tại Cuộc họp quan chức cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ bảy về thực hiện DOC tổ chức tại Pattaya (Thái Lan) hồi tháng 4, các bên đã thống nhất tiếp tục tăng cường niềm tin và hợp tác thiết thực nhằm duy trì và thúc đẩy hòa bình, ổn định, an ninh hàng hải tại Biển Đông. Cuộc họp nhấn mạnh việc cần thực thi đầy đủ và hiệu qua DOC, tiếp tục các nỗ lực sớm xây dựng COC.
Cũng theo Tổng Thư ký Lê Lương Minh, tại Hội nghị cấp cao ASEAN 24 và các hội nghị liên quan vừa diễn ra ở Myanmar, các nhà lãnh đạo ASEAN một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Trên tinh thần này, các nhà lãnh đạo đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về các vụ việc đang làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông. Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh sự cần thiết của việc sớm hoàn thành COC. Trước Hội nghị cấp cao ASEAN 24, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN còn ra Tuyên bố riêng về tình hình hiện nay ở Biển Đông.
Trong diễn biến khác, chiều 20-5, các trưởng đoàn dự Hội nghị ADMM 8 đã tới chào xã giao Tổng thống nước chủ nhà Myanmar U Thein Sein./.
Việt Nam kiềm chế để không xảy ra xung đột quân sự trên biển  (20/05/2014)
Chính phủ báo cáo Quốc hội về vụ giàn khoan Hải Dương-981  (20/05/2014)
Việt Nam có thể khiếu nại, khởi kiện hành vi của Trung Quốc  (20/05/2014)
Cộng đồng người Hoa bức xúc vì hành động của Trung Quốc  (20/05/2014)
Trung Quốc bố trí hơn 90 tàu bảo vệ giàn khoan trái phép  (20/05/2014)
Tham mưu trưởng Không quân Indonesia thăm Việt Nam  (20/05/2014)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên