Hội thảo khoa học toàn quốc “Sáng tạo văn học, nghệ thuật về đề tài lịch sử”
Tới dự Hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Đức Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Nguyễn Khánh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ; cùng đông đảo các nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà khoa học, nhà nghiên cứu về văn học nghệ thuật...
Hội thảo khoa học toàn quốc “Sáng tạo văn học, nghệ thuật về đề tài lịch sử” được tổ chức nhằm góp sức thực hiện có hiệu quả những yêu cầu đặt ra đối với văn học, nghệ thuật trong Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) và Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị (khóa X). Hội thảo lần này là một trong những biện pháp tích cực, thiết thực để thực hiện mục tiêu quan trọng đó.
Những nội dung bàn thảo tại Hội thảo lần này nhằm tạo sự thống nhất trong nhận thức lý luận cũng như đánh giá bản chất tình hình sáng tác văn học, nghệ thuật về đề tài lịch sử; trên cơ sở đó nêu lên những giải pháp thiết thực, khả thi, góp sức cổ vũ, động viên, khuyến khích, tạo đà thúc đẩy quá trình sáng tạo văn học, nghệ thuật về đề tài lịch sử có bước phát triển về chất, để trong tương lai gần sẽ có thêm nhiều tác phẩm có giá trị cao về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật.
Trong quá trình chuẩn bị, để đảm bảo Hội thảo đạt chất lượng cao, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã đề nghị Hội Nhà văn, Hội Điện ảnh, Hội Nhạc sỹ, Hội Nghệ sỹ sân khấu là những Hội đã có nhiều tác phẩm và kinh nghiệm viết về đề tài này, tổ chức hội thảo, tọa đàm bàn sâu về lĩnh vực chuyên môn của mình, làm cơ sở cho Hội thảo toàn quốc.
Tại Hội thảo lần này, các đại biểu tập trung làm rõ hơn khái niệm về lịch sử và đề tài lịch sử, mối quan hệ giữa lịch sử và việc sáng tạo văn học, nghệ thuật về đề tài lịch sử; thảo luận những vấn đề cơ bản, như thực trạng, bản chất tình hình sáng tạo văn học, nghệ thuật về đề tài lịch sử trong những năm gần đây; những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra xung quanh các tác phẩm văn học, nghệ thuật về đề tài lịch sử; phân tích rõ nguyên nhân những tác phẩm thành công và chưa thành công, trên cơ sở đó đúc kết những tiêu chí cần có bảo đảm sự thành công của một tác phẩm; làm gì và làm thế nào để phát huy mặt mạnh, khắc phục những thiếu sót, bất cập, góp sức tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi thúc đẩy công cuộc sáng tác văn học, nghệ thuật về đề tài lịch sử có bước phát triển tích cực trong thời gian tới; từ đó đề xuất những yêu cầu, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sáng tác, lý luận, phê bình, trình diễn, quảng bá các tác phẩm viết về đề tài lịch sử...
Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, đồng chí Đinh Thế Huynh chỉ rõ: Hiện thực cuộc sống và đời sống con người trong tất cả sự vận động, biến đổi và phát triển cực kỳ phong phú, đa dạng, phức tạp của nó, luôn luôn là đối tượng của sự phản ánh, tìm hiểu, khám phá và sáng tạo của văn học – nghệ thuật. Nghệ sỹ có thể lựa chọn bất kỳ lĩnh vực nào, phạm vi nào của hiện thực đó làm đề tài để sáng tạo tác phẩm của mình. Song, như một nhu cầu nội tại, một quy luật, văn học – nghệ thuật luôn có khát vọng khám phá và dự báo cuộc sống theo cả ba chiều thời gian: quá khứ, hiện tại và tương lai. Vừa là người đồng hành tin cậy với cuộc sống mà mình đang sống, vừa muốn trở về quá khứ để tái hiện lịch sử và phát hiện những vấn đề của quá khứ vì cuộc sống của con người hôm nay. Đó là đặc trưng và yêu cầu đối với một nền văn học – nghệ thuật phát triển lành mạnh, phát huy vai trò tích cực của nó trong đời sống xã hội.
Nhận thức được nhu cầu và quy luật đó, trong quá trình lãnh đạo, định hướng sự phát triển của văn học – nghệ thuật nước nhà, Đảng và Nhà nước ta xác định: “Hướng văn nghệ nước ta phản ánh hiện thực sinh động, chân thật và sâu sắc sự nghiệp của nhân dân trong cách mạng và kháng chiến, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc cũng như tái hiện lịch sử kiên cường, bất khuất của dân tộc” (Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” tháng 7-1998). Gần đây, trong Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục xây dựng phát triển văn học – nghệ thuật trong thời kỳ mới”, Đảng ta đánh giá, thời gian qua đã “có nhiều tác phẩm tốt trong tất cả các loại hình nghệ thuật từ văn học, sân khấu, điện ảnh, âm nhạc, mỹ thuật đến nhiếp ảnh, múa, kiến trúc… thể hiện qua những đề tài lịch sử, chiến tranh cách mạng và những vấn đề thời sự của đất nước…
Đồng tình với những mục tiêu mà Hội thảo đặt ra, đồng chí Đinh Thế Huynh đề nghị các đại biểu tham dự hội thảo bàn bạc, trao đổi, thảo luận về những vấn đề đặc trưng đối với sáng tạo văn học nghệ thuật về đề tài lịch sử, để qua đó, cùng nhau tháo gỡ những vướng mặc, khơi gợi niềm cảm hứng sáng tạo và bổ sung, làm giàu có những ý định nghệ thuật và năng lực sáng tạo các tác phẩm văn học – nghệ thuật về đề tài lịch sử; đi tới những nhận thức chung thống nhất thật sự cần thiết và có ích cho sự nghiệp sáng tạo các tác phẩm văn học nghệ thuật về đề tài lịch sử.
Đồng chí Đinh Thế Huynh cũng nhấn mạnh: Với trách nhiệm được giao là cơ quan tham mưu cho Đảng trên lĩnh vực tuyên giáo, trong lĩnh vực văn hóa, văn học nghệ thuật, đồng thời là người đồng hành tin cậy của đội ngũ những người sáng tạo văn học, nghệ thuật nước nhà, Ban Tuyên giáo Trung ương sẽ làm hết sức mình, để phối hợp với các bộ, ngành hữu quan, tạo những điều kiện thuận lợi nhất để văn nghệ sỹ phát huy mạnh mẽ tiềm năng, năng lực, tài năng, dành nhiều tâm huyết cho những tác phẩm có giá trị tái hiện, khám phá, thể hiện sâu sắc, chân thực lịch sử của dân tộc ta vì cuộc sống và con người hôm nay và các thế hệ tương lai, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam./.
Hướng tới xây dựng Phú Quốc trở thành đặc khu kinh tế hành chính  (15/12/2012)
Đẩy mạnh bảo trợ tư pháp cho người nghèo  (15/12/2012)
Khánh thành Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc  (15/12/2012)
Gặp mặt truyền thống Quân tăng cường Thủ đô  (15/12/2012)
Hơn 3.654 tỷ đồng xây dựng thủy điện Sông Bung 2  (15/12/2012)
Phó Chủ tịch Thượng viện Thái Lan thăm Thành phố Hồ Chí Minh  (15/12/2012)
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay