Gặp mặt truyền thống Quân tăng cường Thủ đô
22:29, ngày 15-12-2012
TCCSĐT - Nhân dịp kỷ niệm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, hướng tới kỷ niệm 68 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày 15-12-2012, tại Hà Nội diễn ra buổi gặp mặt truyền thống nhân kỷ niệm 45 năm thành lập Quân tăng cường Thủ đô chi viện chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ (1967 - 2012).
Tham dự buổi gặp có Đại tá Nguyễn Phương Hà, Phó Chủ nhiệm chính trị, Bộ Tư lệnh Thủ đô; Anh hùng lực lượng vũ trang Đặng Đình Trường và đông đảo cựu chiến binh cùng các đại biểu.
Cách đây 45 năm, ngày 1-8-1967, Bộ Tư lệnh Thủ đô được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ trực tiếp tổ chức, xây dựng, huấn luyện Quân tăng cường (QTC) chi viện cho chiến trường miền Nam. Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn, nhằm thực hiện quyết tâm Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhiệm vụ này được thực hiện trong điều kiện chiến tranh đang diễn ra hết sức ác liệt ngay tại Thủ đô. Sau một thời gian khẩn trương tổ chức, xây dựng lực lượng và huấn luyện chiến đấu, cuối năm 1967, Bộ Tư lệnh Thủ đô đã đưa 3 đơn vị QTC (gồm Tiểu đoàn 2, Tiểu đoàn 4, Tiểu đoàn 6) lên đường chi viện chiến trường. Đây là những đơn vị QTC Thủ đô đầu tiên trở thành quân giải phóng, trực tiếp chiến đấu trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân dân miền Nam xuân Mậu Thân năm 1968.
Trong 8 năm, từ năm 1967 đến năm 1974, Bộ Tư lệnh Thủ đô đã đưa 42 tiểu đoàn với gần 30.000 cán bộ, chiến sĩ QTC chi viện cho các chiến trường, từ Quảng Trị đến miền Trung, Tây Nguyên, từ miền Đông đến miền Tây Nam Bộ, trong đó có các đơn vị được bổ sung cho quân tình nguyện Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế giúp Cách mạng Lào và Cam-pu-chia. Tổng kết 10 năm từ năm 1965 đến năm 1975, Thủ đô Hà Nội có 14 cá nhân được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang; 1.781 lượt người được tặng danh hiệu “Dũng sỹ diệt Mỹ”; 1.864 lượt người được tặng thưởng huân, huy chương các loại. Hơn 7.000 người con ưu tú của Hà Nội bị hy sinh, hàng ngàn người bị thương và bị nhiễm chất độc do bom đạn địch gây ra. Chỉ riêng trong 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972, trên 500 chiến sỹ là người Hà Nội hy sinh.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, đại diện Hội Cựu Quân tăng cường Đoàn 1867 - Trung đoàn 59 cho biết, kể từ khi thành lập vào năm 2010, qua 3 năm hoạt động, Hội đã quy tụ được đông đảo hội viên của trên 20 đơn vị QTC, với nhiệm vụ góp phần tuyên truyền giáo dục truyền thông, tri ân đồng đội. Hội cũng tiến hành tặng sách “Ký ức chiến tranh - tập 2” - là cuốn sách “tự kể chuyện” của các tác giả nguyên là cán bộ, chiến sỹ QTC của lực lượng vũ trang Thủ đô trên chiến trường miền Nam chống Mỹ cứu nước./.
Cách đây 45 năm, ngày 1-8-1967, Bộ Tư lệnh Thủ đô được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ trực tiếp tổ chức, xây dựng, huấn luyện Quân tăng cường (QTC) chi viện cho chiến trường miền Nam. Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn, nhằm thực hiện quyết tâm Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhiệm vụ này được thực hiện trong điều kiện chiến tranh đang diễn ra hết sức ác liệt ngay tại Thủ đô. Sau một thời gian khẩn trương tổ chức, xây dựng lực lượng và huấn luyện chiến đấu, cuối năm 1967, Bộ Tư lệnh Thủ đô đã đưa 3 đơn vị QTC (gồm Tiểu đoàn 2, Tiểu đoàn 4, Tiểu đoàn 6) lên đường chi viện chiến trường. Đây là những đơn vị QTC Thủ đô đầu tiên trở thành quân giải phóng, trực tiếp chiến đấu trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân dân miền Nam xuân Mậu Thân năm 1968.
Trong 8 năm, từ năm 1967 đến năm 1974, Bộ Tư lệnh Thủ đô đã đưa 42 tiểu đoàn với gần 30.000 cán bộ, chiến sĩ QTC chi viện cho các chiến trường, từ Quảng Trị đến miền Trung, Tây Nguyên, từ miền Đông đến miền Tây Nam Bộ, trong đó có các đơn vị được bổ sung cho quân tình nguyện Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế giúp Cách mạng Lào và Cam-pu-chia. Tổng kết 10 năm từ năm 1965 đến năm 1975, Thủ đô Hà Nội có 14 cá nhân được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang; 1.781 lượt người được tặng danh hiệu “Dũng sỹ diệt Mỹ”; 1.864 lượt người được tặng thưởng huân, huy chương các loại. Hơn 7.000 người con ưu tú của Hà Nội bị hy sinh, hàng ngàn người bị thương và bị nhiễm chất độc do bom đạn địch gây ra. Chỉ riêng trong 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972, trên 500 chiến sỹ là người Hà Nội hy sinh.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, đại diện Hội Cựu Quân tăng cường Đoàn 1867 - Trung đoàn 59 cho biết, kể từ khi thành lập vào năm 2010, qua 3 năm hoạt động, Hội đã quy tụ được đông đảo hội viên của trên 20 đơn vị QTC, với nhiệm vụ góp phần tuyên truyền giáo dục truyền thông, tri ân đồng đội. Hội cũng tiến hành tặng sách “Ký ức chiến tranh - tập 2” - là cuốn sách “tự kể chuyện” của các tác giả nguyên là cán bộ, chiến sỹ QTC của lực lượng vũ trang Thủ đô trên chiến trường miền Nam chống Mỹ cứu nước./.
Hơn 3.654 tỷ đồng xây dựng thủy điện Sông Bung 2  (15/12/2012)
Phó Chủ tịch Thượng viện Thái Lan thăm Thành phố Hồ Chí Minh  (15/12/2012)
Việt kiều tặng 10.000 euro “Vì Trường Sa thân yêu”  (15/12/2012)
Hội nghị quốc tế về an toàn hạt nhân ở Fukushima  (15/12/2012)
Biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm mối quan hệ Việt - Hàn  (15/12/2012)
EU hướng tới một liên minh kinh tế - tiền tệ sâu sắc  (15/12/2012)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên