Diễn đàn Kinh tế và Tài chính Việt - Pháp 2012: Đề xuất giải pháp phát triển bền vững vùng ven các đô thị Việt Nam
TCCSĐT - Trong hai ngày 19 và 20-3-2012, tại Hà Nội, Diễn đàn Kinh tế và Tài chính Việt - Pháp lần thứ 9 đã được tổ chức với chủ đề “ Phát triển bền vững vùng ven các đô thị Việt Nam”. Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam , ông Jean-Francois Girault tham dự diễn đàn.
Diễn đàn là cơ hội cho các chuyên gia Việt Nam và Pháp trao đổi kiến thức, nghiên cứu và phân tích để phục vụ cho chính sách công của Việt Nam. Mỗi kỳ diễn đàn bàn về một chủ đề cụ thể được chọn lựa bởi hai đồng chủ tịch là Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam Cao Viết Sinh và nguyên Bộ trưởng, đại biểu - thị trưởng tỉnh Provins, Chủ tịch nhóm nắm đa số ghế tại Quốc hội và nguyên Chủ tịch Ủy ban Phát triển bền vững và Quy hoạch lãnh thổ tại Quốc hội Pháp Christian Jacob. Ông cũng là đồng chủ tịch của hai kỳ diễn đàn trước.
Phát biểu tại phiên khai mạc, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá cao Diễn đàn Kinh tế và Tài chính Việt - Pháp lần thứ 9 đã chọn chủ đề quan trọng, thiết thực đáp ứng được mối quan tâm hàng đầu của chính quyền đô thị của các nước phát triển, trong đó có Việt Nam. Phó Thủ tướng chỉ rõ: Đô thị hóa là xu thế khách quan và là một trong các tiêu chí xác định quốc gia thuộc các nhóm nước phát triển hoặc đang phát triển. Hiện nay, hệ thống đô thị Việt Nam có 755 đô thị, trong đó có hai đô thị đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam là nước có tốc độ đô thị hóa cao nhất ở Đông Nam Á. Nếu năm 1986, tỷ lệ dân cư sống tại đô thị Việt Nam mới là 19% (khoảng 11,8 triệu người) thì đến năm 2010 đã tăng lên 30,5% (khoảng 26,3 triệu người).
Cũng như nhiều nước đang phát triển, các vùng giáp ranh giữa đô thị và nông thôn của Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Cụ thể như: dân số đô thị tăng nhanh, khả năng đáp ứng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật-xã hội đô thị, mạng lưới giao thông chưa đủ khả năng phục vụ nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa, lãng phí việc sử dụng đất, đô thị hóa làm giảm đi diện tích đất nông nghiệp ở các vùng ven đô, mất dần các làng nghề truyền thống, nảy sinh các vấn đề về chênh lệch chất lượng sống giữa người dân ở nội thị và ngoại thị.
Là quốc gia đã phải đối mặt với hiện tượng đô thị hóa mạnh mẽ vào những năm 1950-1960 nhưng tác động của quá trình này vẫn ảnh hưởng tới xã hội hiện nay, Chính phủ Pháp đã thành công trong áp dụng các biện pháp thể chế đặc thù, như xây dựng các đô thị mới xung quanh Pari, đồng thời đưa ra các công cụ quản lý đất đai với tầm nhìn dài hạn trên cơ sở thiết lập hệ thống quy hoạch đồng bộ trên cả nước, khớp nối các quy hoạch với nhau, điều phối phân bổ kinh phí, nghiên cứu các công cụ giúp quy hoạch không gian lãnh thổ nhằm phát triển hài hòa giữa đô thị và nông thôn theo hướng phát triển bền vững. Vì vậy, với những kinh nghiệm của Pháp trong lĩnh vực này, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải hy vọng, Việt Nam sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tiễn để xây dựng các giải pháp, cơ chế chính sách quản lý, phát triển bền vững vùng ven các đô thị tại Việt Nam
Theo đồng Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế - Tài chính Việt - Pháp, ông Jacob Christian, 15 báo cáo chuyên đềđược trình bày tại Diễn đàn lần thứ 9 này tập trung vào các nhóm vấn đề: Chuyển đổi nghề cho nông dân ở vùng đô thị hóa, tiềm năng làng nghề thủ công ven đô Hà Nội, quản lý đất đai ở vùng đô thị hóa, tác động của quá trình đô thị hóa với đời sống kinh tế, xã hội của người dân, các giải pháp và công cụ tài chính hỗ trợ, giao thông tại Hà Nội.... Các kết quả nghiên cứu cũng như các khuyến nghị cho chính sách công của Việt Nam sẽ được báo cáo lên lãnh đạo cấp cao của Việt Nam.
Đồng Chủ tịch Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh cho biết: Tổ chức lần đầu năm 2000, Diễn đàn Kinh tế - Tài chính Việt - Pháp là nơi trao đổi thông tin và thảo luận các nghiên cứu, phân tích phục vụ cho chính sách công của Việt Nam. Sau khi đề cập các vấn đề quản lý và tài chính công (năm 2003), năng lượng và phát triển bền vững (năm 2009), diễn đàn lần này sẽ dành trọng tâm thảo luận và đưa ra các khuyến nghị nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, quy hoạch xây dựng được các chính sách phù hợp giải quyết các thách thức mà các đô thị lớn tại Việt Nam gặp phải, trong đó có Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng.
Tại Diễn đàn, các đại biểu đã cùng nhau nghiên cứu các rủi ro và cơ hội của quá trình đô thị hóa tại các khu vực ven đô; Các khía cạnh về mặt con người và xã hội của quá trình đô thị hóa vùng ven cũng như hiện trạng nền nông nghiệp, công nghiệp và thủ công, đặc biệt thông qua các làng nghề thủ công sẽ được đề cập đến và bàn về các công cụ phục vụ công tác quản lý đất đai và quy hoạch đô thị. Có thể nói, vùng ven các đô thị là vấn đề trọng tâm trong nghiên cứu của các diễn giả, vì để có thể phát triển đô thị bền vững, cần phải kiểm soát được quá trình đô thị hóa tại các vùng ven đô, đặc biệt là trường hợp của Hà Nội, nơi có mức tăng trưởng nhanh kéo theo nhiều vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường, đặc biệt tại khu vực ven đô và thu hút được sự quan tâm của các cấp chính quyền và đông đảo người dân/.
Việt Nam đạt được nhiều tiến bộ trong giải quyết chênh lệch giới về giáo dục, vịêc làm và y tế  (19/03/2012)
Lượng hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang EU giảm mạnh  (19/03/2012)
Quán triệt Nghị quyết Trung ương 4 tới cán bộ chủ chốt toàn quân  (19/03/2012)
Quán triệt Hướng dẫn thực hiện về kiểm tra Đảng  (19/03/2012)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội bắt đầu phiên họp thứ 6  (19/03/2012)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển