Ủy ban Thường vụ Quốc hội bắt đầu phiên họp thứ 6
Sáng 19-3-2012, phiên họp thứ 6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XIII đã khai mạc tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Cùng dự có các Phó Chủ tịch Quốc hội: Tòng Thị Phóng, Nguyễn Thị Kim Ngân, Uông Chu Lưu, Huỳnh Ngọc Sơn. Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình và đại diện lãnh đạo Tòa án Nhân dân Tối cao, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ cũng tham dự ngày làm việc đầu tiên.
Phiên họp sẽ diễn ra trong 10 ngày, từ 19 đến hết ngày 27-3-2012, với rất nhiều nội dung quan trọng được đưa ra bàn thảo, đặc biệt là phần chất vấn các thành viên Chính phủ.
Trong ngày làm việc đầu tiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ nghe Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trình bày Báo cáo Tổng kết việc thi hành Hiến pháp 1992; nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Ủy viên Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trình bày báo cáo để Thường vụ Quốc hội thảo luận.
Phát biểu khai mạc Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ, Phiên họp lần thứ 6 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ có các nội dung, cách thức tiến hành theo tinh thần đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội.
Liên quan đến phần chất vấn các thành viên của Chính phủ trong chương trình Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội cho biết ngoài hai Bộ trưởng Y tế và Nội vụ trả lời trực tiếp, buổi chất vấn còn có sự tham dự của lãnh đạo các cơ quan có liên quan để tham gia giải trình, trả lời chất vấn những vấn đề thuộc phạm vi mình phụ trách.
Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết thời gian tới, hoạt động chất vấn, báo cáo giải trình của các thành viên Chính phủ sẽ được tăng cường hơn tại các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội.
Cũng tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về một số sự án Luật, pháp lệnh và một số vấn đề quan trọng khác như: Phương án phân bổ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ 2012; việc bổ sung biên chế, số lượng thẩm phán Tòa án Nhân dân địa phương 2012-2013 và nhân sự Ủy viên Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao.
Trong ngày làm việc đầu tiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về Báo cáo Tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 và Báo cáo về một số nội dung cơ bản dự kiến sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 lưu ý các thành viên trong Ủy ban đánh giá cụ thể tình hình thi hành Hiến pháp năm 1992, những kết quả đạt được, những bất cập, hạn chế và nguyên nhân của những kết quả, bất cập, hạn chế đồng thời liên hệ với Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và những văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.
Chủ tịch Quốc hội cũng khẳng định rằng việc tổng kết, đánh giá thi hành Hiến pháp 1992 đã được tiến hành rất nghiêm túc từ phía các cơ quan của Chính phủ, các đoàn thể, tổ chức Chính trị, xã hội. Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện cả về nội dung và kĩ thuật văn bản để trình các cơ quan hữu quan trong thời gian sắp tới.
Theo Chương trình, ngày 20-3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và phương án phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ năm 2012 và cho ý kiến về các dự án thành phần và việc bố trí nguồn lực cho chương trình mục tiêu quốc gia./.
Điện mừng Quốc khánh nước Cộng hoà Tuynidi  (19/03/2012)
Đẩy mạnh thu hút đầu tư với nhiều cơ chế, chính sách hiệu quả  (19/03/2012)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang làm việc tại Đắk Lắk  (18/03/2012)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển