Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 5-1 đến 11-1-2009)
1. Quốc hội Mỹ khóa 111 tuyên thệ nhậm chức
Ngày 6-1-2009, Quốc hội 111 của Mỹ tuyên thệ nhậm chức với nhiệm vụ trước mắt là phục hồi nền kinh tế Hoa Kỳ đang chao đảo do khủng hoảng tài chính. Bà Nen-xi Pê-lô-xi (Nancy Pelosi), người 2 năm trước đã đi vào lịch sử Mỹ là người phụ nữ đầu tiên làm Chủ tịch Hạ viện, đã tái đắc cử cương vị này sau khi giành được 255 phiếu ủng hộ, so với 174 phiếu ủng hộ đối thủ Giôn Bô-ê-nơ (John Boehner) thuộc đảng Cộng hòa. Tại phiên khai mạc này, luật sư Giô-dép Cao (Cao Quang Ánh) cũng đã tuyên thệ nhậm chức, trở thành Hạ nghị sĩ gốc Việt đầu tiên trong Quốc hội Mỹ. Trước đó, tại cuộc bầu cử ngày 6-12-2008 ở bang Lu-xi-a-na (Lousiana), luật sư Cao của đảng Cộng hòa đã thắng cử tại khu vực 2, gồm hầu hết vùng Niu Ooc-lin (New Orleans), với số phiếu ủng hộ gần 50%, vượt Hạ nghị sĩ đảng Dân chủ, Uy-li-am Gie-phe-rôn (William Jefferson), người được 47%.
2. Căm-pu-chia kỷ niệm 30 năm lật đổ chế độ diệt chủng Khơ-me Đỏ
Ngày 7-1-2009, Căm-pu-chia tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm ngày chiến thắng chế độ diệt chủng Pôn Pốt với quy mô hoành tráng nhất từ trước đến nay, với sự tham gia của trên 80.000 người. Lễ kỷ niệm diễn ra tại sân vận động quốc gia Olympic với sự tham dự của các quan chức cấp cao trong Chính phủ, Hoàng gia, Đảng Nhân dân Căm-pu-chia và khách quốc tế. Tại lễ kỷ niệm, có cuộc diễu hành lớn của các đoàn đại biểu, đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội đến từ các cơ quan, ban, ngành và đại diện của 24 tỉnh thành trên cả nước. Đoàn đại biểu của CPP vớiquốc kỳ của 88 quốc gia có quan hệ ngoại giao với Căm-pu-chia diễu qua lễ đài. Chiến thắng ngày 7-1-2009 đã đưa Căm-pu-chia thoát khỏi thảm họa diệt chủng, khép lại một thời kỳ đen tối và mở ra một trang sử mới độc lập, hòa bình, tự do, dân chủ, ổn định và phát triển xã hội.
3. Ông Ba-rắc Ô-ba-ma chính thức trở thành Tổng thống thứ 44 của Mỹ
Ngày 8-1-2009, sau khi hoàn tất việc kiểm phiếu tại 50 bang, Quốc hội Mỹ chính thức tuyên bố ông Ba-rắc Ô-ba-ma (Barak Obama) đắc cử Tổng thống thứ 44 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Phát biểu trong phiên họp chung giữa hai viện Quốc hội, Phó Tổng thống Đích Che-ni (Dick Cheney), với tư cách người phát ngôn của Thượng viện Mỹ, tuyên bố xác nhận kết quả kiểm phiếu cuộc bầu cử tổng thống ngày 4-11-2008, trong đó cặp liên danh đảng Dân chủ Ô-ba-ma/Giô-xép Bai-đơn (Joseph Biden) giành chiến thắng áp đảo trước liên danh Giôn Mác-kên (John McCain)/ Xa-ra Pa-lin (Sarah Palin) của đảng Cộng hòa. Tỷ lệ phiếu là 365/173 nghiêng về phe Dân chủ. Như vậy, ông Ô-ba-ma đã đi vào lịch sử chính trường nước Mỹ với tư cách là vị tổng thống da màu đầu tiên.
4. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ra Nghị quyết yêu cầu ngừng chiến ở dải Ga-za
Ngày 8-1-2009, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết số 1860 yêu cầu ngừng chiến ở dải Ga-da. Nghị quyết yêu cầu ngừng chiến ngay tại dải Ga-da, I-xra-en phải rút quân khỏi lãnh thổ của người Pa-le-xtin và mở cửa ranh giới tại các trạm kiểm soát dọc theo dải Ga-da, các bên phải đảm bảo ổn định và lập lại hoà bình lâu dài ở khu vực. Nghị quyết cũng ủng hộ việc tổ chức trong năm 2009 Hội nghị quốc tế về tình hình Cận Đông tại Mát-xcơ-va có sự tham dự của 4 bên trung gian (Nga, Mỹ, Liên minh châu Âu và Liên hợp quốc). Bản Nghị quyết của Hội đồng Bảo an đã nhận được 14 phiếu ủng hộ và Mỹ bỏ phiếu trắng. Tuy nhiên, cả I-xra-en và Phong trào Hồi giáo Ha-mát đều phản đối Nghị quyết 1860. Ngoại trưởng I-xra-en Dip-pi Líp-ni nêu rõ "chính quyền I-xra-en đã, đang và sẽ chỉ hành động theo các mục tiêu của mình, vì an ninh của người dân cũng như đảm bảo quyền tự vệ của quốc gia". Còn phong trào Ha-mat công khai phê phán Nghị quyết này vì cho rằng nó không mang lại lợi ích tốt nhất cho nhân dân Pa-le-xtin.
5. Thành lập lực lượng quốc tế mới chống hải tặc
Ngày 8-1-2009, Hạm đội 5 của Hải quân Mỹ đóng tại Ma-na-ma (Bahrain) thông báo, các Lực lượng Hàng hải hỗn hợp (CMF) có hơn 20 nước tham gia đã quyết định thành lập Lực lượng đặc nhiệm hỗn hợp 151 (CTF-151) chuyên tiến hành các chiến dịch chống hải tặc. CTF-151 sẽ được trang bị tàu chiến và các phương tiện hải quân và chính thức hoạt động vào giữa tháng 1-2009. Theo thông báo này, Chuẩn Đô đốc Hải quân Mỹ, ông Te-ren-ce Mác-nai (Terence McKnight) đã được bổ nhiệm làm chỉ huy CTF-151.
6. Nga đạt được thoả thuận kiểm soát khí đốt quá cảnh U-crai-na
Ngày 9-1-2009, tại Mát-xcơ-va, Cơ quan báo chí của Ủy ban châu Âu (EC) xác nhận thoả thuận chi tiết về kiểm soát khí đốt Nga vận tải quá cảnh qua lãnh thổ U-crai-na sang châu Âu đã đạt được cùng ngày tại Brúc-xen. Trước đó, ngày 8-1-2009, đại diện của EC, Nghị viện châu Âu (EP), Nga và U-crai-na đã không đạt được thoả thuận trên. Chủ tịch EC, ông Ma-nu-en Ba-rô-xô (Manuel Baroso) đã điện đàm với Tổng thống U-crai-na Vích-to Y-u-sen-cô (Victor Yushchenko), còn Cao ủy EU phụ trách năng lượng An-đrít Pi-e-ban (Andris Piebalgs) tiếp tục đàm phán với các đại diện Nga. Ngày 9-1-2009, Đại diện Tổng thống U-crai-na phụ trách các vấn đề an ninh năng lượng quốc tế Boóc-đan Xô-cô-lốp-xki (Bogdan Sokolovsky) tuyên bố tại Brúc-xen rằng, U-crai-na sẵn sàng chấp nhận để các đại diện Nga tham gia kiểm soát quá trình vận tải quá cảnh khí đốt của Nga qua lãnh thổ U-crai-na sang châu Âu. Ngay sau đó, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn công nghiệp khí đốt Nga "Gazprom" A-lếch-xây Mi-lơ (Aleksey Miller) tuyên bố, Nga sẵn sàng cho phép quan sát viên quốc tế đến kiểm tra các trạm bơm khí đốt của "Gazprom" gần biên giới U-crai-na.
7. Mỹ và Gru-di-a ký hiệp định đối tác chiến lược
Ngày 9-1-2009, tại Oa-sinh-tơn, Mỹ và Gru-di-a đã ký hiệp định đối tác chiến lược nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực quốc phòng, thương mại, an ninh năng lượng. Hiệp định đối tác chiến lược sẽ góp phần tăng cường các thể chế dân chủ, trao đổi văn hóa và giao lưu giữa người dân hai nước. Ngoại trưởng Mỹ C.Rai-xơ khẳng định, Mỹ ủng hộ và sẽ luôn ủng hộ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Gru-di-a cũng như nguyện vọng của nước này gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)./.
*** Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 29-12-2008 đến 4-1-2009)
Vì một châu Á - Thái Bình Dương phát triển, hòa bình, thịnh vượng  (12/01/2009)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Chu-ma-li Xay-nha-xỏn và Thủ tướng Bu-xỏn Búp-phả-văng  (12/01/2009)
Điều cấm thứ ba  (12/01/2009)
Lòng dân là động lực đưa đất nước vượt qua những khó khăn, thách thức  (12/01/2009)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên