Những sự kiện trong nước đáng chú ý trong tuần (từ ngày 5-1 đến 11-1-2009)
1. Khai mạc Hội nghị lần thứ chín, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X
Sáng 5-1-2008, tại Hà Nội, Hội nghị lần thứ chín, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X khai mạc trọng thể. Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nêu rõ: cần quán triệt quan điểm biện chứng, khách quan, nhìn thẳng vào sự thật, phản ánh đúng thực tiễn để đánh giá đúng tình hình đất nước và kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng trong nửa nhiệm kỳ vừa qua; đề ra những mục tiêu, giải pháp quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hộiX của Đảng. Hội nghị lần này sẽ kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng trong nửa đầu nhiệm kỳ (2006-2008); kiểm điểm 2 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá 10) về phòng chống tham nhũng, lãng phí; 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII) về Chiến lược cán bộ. Hội nghị cũng sẽ bàn, quyết định một số vấn đề quan trọng khác. Theo chương trình, Hội nghị Trung ương 9 (khoá X) sẽ kết thúc vào ngày 14-1-2009.
2. Ký thỏa thuận phối hợp triển khai các hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội
Ngày 5-1, Bộ Ngoại giao và thành phố Hà Nội đã ký kết Thỏa thuận hợp tác phối hợp triển khai các hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội giai đoạn 2009-2010. Theo thỏa thuận hợp tác, Bộ Ngoại giao sẽ lập kế hoạch tuyên truyền, quảng bá và vận động UNESCO công nhận khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới; vận động UNESCO ra nghị quyết kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội; chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Thăng Long - Hà Nội gắn với các hoạt động đối ngoại của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế; kết hợp thông tin tuyên truyền sự kiện nhân các chuyến thăm chính thức các nước của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta và các chuyến thăm Việt Nam của lãnh đạo các nước, đặc biệt là những nước có thành phố xây dựng quan hệ thân thiết và kết nghĩa với Hà Nội. Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài triển khai một số hoạt động tuyên truyền, quảng bá về Thăng Long-Hà Nội: kết nối website 1000 năm Thăng Long-Hà Nội trên website của các cơ quan đại diện ở nước ngoài; vận động các thành phố, thủ đô đã có 1000 năm tuổi tham gia "Câu lạc bộ các Thành phố 1000 năm tuổi"; tuyên truyền và mời bạn bè quốc tế tham gia các hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội...
3. Đoàn đại biểu Nghị viện Ô-xtrây-li-a sang thăm Việt Nam
Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và phu nhân, Đoàn đại biểu Nghị viện Ô-xtrây-li-a do Ngài Ha-ri Gien-kin (Harry Jenkins), Chủ tịch Hạ viện và phu nhân dẫn đầu sang thăm Việt Nam từ ngày 5 đến ngày 7-1-2009. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng bày tỏ vui mừng được gặp lại Chủ tịch Hạ viện Ô-xtrây-li-a, đánh giá cao thành công chuyến thăm chính thức tháng 3-2008 của đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam. Chủ tịch Quốc hội khẳng định thỏa thuận mà lãnh đạo hai Quốc hội đã ký kết đã và đang tiếp tục được Quốc hội Việt Nam triển khai, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong hợp tác. Chủ tịch Quốc hội tin tưởng rằng, chuyến thăm lần này của Đoàn sẽ tiếp tục góp phần quan trọng thúc đẩy hợp tác nhiều mặt giữa hai nước trong đó có hai Quốc hội.
4. Hoạt động kỷ niệm 30 năm Ngày giải phóng Cam-pu-chia
Ngày 6-1-2009, tại Hà Nội, Sứ quán Vương quốc Cam-pu-chia tại Việt Nam phối hợp với Hội Hữu nghị Việt Nam - Cam-pu-chia tổ chức kỷ niệm 30 năm Ngày giải phóng Cam-pu-chia khỏi chế độ diệt chủng (7-1-1979 - 7-1-2009). Phát biểu ý kiến, ông Vũ Mão và Ðại sứ Van Phan ôn lại ngày nhân dân Cam-pu-chia, được sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế, trong đó có sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của quân đội và nhân dân Việt Nam, đã giải phóng hoàn toàn đất nước khỏi ách thống trị tàn bạo của chế độ diệt chủng Khmer đỏ làm hơn 2 triệu người chết, mở đầu cho cuộc hồi sinh dân tộc ở Cam-pu-chia; chúc mừng những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc hồi sinh và phát triển đất nước của nhân dân Cam-pu-chia trong suốt 30 năm qua; chúc quan hệ đoàn kết, hữu nghị láng giềng tốt đẹp và sự hợp tác toàn diện giữa hai nước được củng cố và phát triển từ ngày 7-1-1979 không ngừng lớn mạnh, vì hạnh phúc của hai dân tộc
5. Hội đàm vòng V Việt Nam - Trung Quốc về phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ
Trong 2 ngày 5 và 6-1-2009, tại Hà Nội đã diễn ra hội đàm vòng V của Nhóm công tác liên hợp Việt Nam - Trung Quốc về phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Hai bên nhất trí lấy nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước nêu trong các bản Tuyên bố chung Việt Nam–Trung Quốc nhân các chuyến thăm Trung Quốc năm 2008 của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về việc tiếp tục thúc đẩy một cách vững chắc đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ Việt Nam–Trung Quốc và tích cực trao đổi về vấn đề hợp tác cùng phát triển, sớm khởi động khảo sát chung ở khu vực này làm nguyên tắc chỉ đạo các cuộc đàm phán. Hai bên đã tập trung trao đổi các nội dung liên quan đến khảo sát chung nhằm phục vụ mục tiêu phân định và hợp tác cùng phát triển tại khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Hai bên nhất trí, hội đàm vòng VI Nhóm công tác liên hợp sẽ được tiến hành tại Trung Quốc vào thời gian thích hợp trong năm 2009. Ngày 6-1-2009, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Uỷ ban Biên giới quốc gia Hồ Xuân Sơn đã tiếp toàn thể thành viên Nhóm công tác liên hợp và dự lễ ký Biên bản hội đàm.
6. Phiên họp Bộ trưởng du lịch ASEAN +3: Tăng cường hợp tác chống suy thoái
Ngày 8-1-2009, Phiên họp lần thứ 8 Bộ trưởng Du lịch ASEAN +3 (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) đã diễn ra tại Hà Nội. Các Bộ trưởng du lịch ASEAN thông báo cho 3 nước đối tác về chương trình du lịch ưu tiên để hạn chế tác động của cuộc suy thoái toàn cầu đối với du lịch và tìm kiếm hỗ trợ từ ba nước đối tác. Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trần Chiến Thắng cho biết, năm 2008 mặc dù chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng lượng khách quốc tế tới các nước ASEAN +3 vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao (93 triệu lượt khách). Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp tục là thị trường nguồn quan trọng đối với ASEAN với tổng số hơn 9,1 triệu khách, chiếm 19,01% lượng khách du lịch quốc tế tới ASEAN.
7. Tuyên bố chung Hội nghị Bộ trưởng du lịch tiểu vùng Mê-kông mở rộng
Ngày 9-1, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng du lịch 6 nước tiểu vùng Mê-kông mở rộng (GMS) gồm: Cam-pu-chia, Trung Quốc, Lào,Mi-an-ma, Thái Lan và Việt Nam lần thứ 2, trong khuôn khổ Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF). Hội nghị đã nhất trí thông qua Tuyên bố chung về những tiến triển trong hợp tác du lịch thời gian qua và định hướng phát triển trong tương lai. Trong tuyên bố chung, các Bộ trưởng thống nhất nhận định: Ngành du lịch GMS tiếp tục tăng trưởng với xu hướng tăng lên và kiên cường đứng vững trước suy thoái tài chính toàn cầu. Về định hướng trong tương lai, Bộ trưởng 6 nước GMS khẳng định sẽ khai thác kết cấu hạ tầng và sự kết nối trong tiểu vùng đã được cải thiện và mở rộng để thúc đẩy sự phát triển du lịch Tiểu vùng bền vững, có trách nhiệm với xã hội. Sáu nước sẽ tiếp tục hợp tác tăng cường nỗ lực nhằm xúc tiến GMS thành một điểm đến chung trước bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu đang diễn ra.
8. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thư ký Liên minh nghị viện thế giới
Ngày 10-1-2009, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tiếp ngài An-đơ B. Giôn-xơn (Anders B.Johnsson), Tổng thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), nhân dịp sang thăm Việt Nam và dự Hội thảo "Ngoại giao nghị viện - Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam" do Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội tổ chức. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao vai trò của IPU, trải qua hơn một thế kỷ hoạt động, đã có những đóng góp quan trọng vào tiến trình dân chủ, hòa bình, hữu nghị và phát triển của nhân loại. Quốc hội Việt Nam, sau gần 30 năm trở thành thành viên của IPU, đã tích cực tham gia các hoạt động giao lưu, hợp tác trong khuôn khổ Diễn đàn nghị viện lớn nhất toàn cầu này, trên cơ sở phù hợp với điều kiện, mong muốn và lợi ích của nhân dân Việt Nam. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, tài chính hiện nay, ngài An-đơ B. Giôn-xơn cho rằng Quốc hội các nước có vai trò quan trọng trong việc hoạch định các chính sách về kinh tế; cho biết IPU sẽ tổ chức một Hội nghị về vấn đề này nhằm trao đổi kinh nghiệm giữa các Quốc hội thành viên và đưa ra các khuyến nghị đối với chính phủ các nước.
9. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đến Lào tham dự APPF 17
Ngày 11-1-2009, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đã đến Viên-chăn, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, bắt đầu chuyến tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương (APPF 17). Tổng Bí thư Chum-ma-lay Xay-xổn-nê chào mừng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và Đoàn Quốc hội Việt Nam. Trong hợp tác, thương mại, đầu tư, nhiều dự án của Việt Nam đầu tư tại Lào đã phát huy hiệu quả, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của nhân dân các bộ tộc Lào. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cho rằng, sự hợp tác toàn diện Việt - Lào đang có đà phát triển mới. Quốc hội Việt Nam luôn ủng hộ việc tăng cường mối quan hệ mọi mặt giữa hai Chính phủ và sẽ làm hết sức mình để củng cố, phát triển mối quan hệ truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt giữa nhân dân hai nước. Thủ tướng Lào đánh giá cao vai trò của Việt Nam nói chung và Quốc hội Việt Nam nói riêng trong khu vực và trên thế giới.
10. Kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập ngoại giao hai nước Việt Nam - Thụy Điển
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Chu-ma-li Xay-nha-xỏn và Thủ tướng Bu-xỏn Búp-phả-văng  (12/01/2009)
Điều cấm thứ ba  (12/01/2009)
Lòng dân là động lực đưa đất nước vượt qua những khó khăn, thách thức  (12/01/2009)
Các địa phương trong cả nước đẩy mạnh hoạt động chăm lo cho người nghèo nhân dịp Tết  (12/01/2009)
Thắm mãi tình bạn Thụy Ðiển - Việt Nam  (12/01/2009)
Một số giải pháp phát triển mía - đường ở Phú Yên  (11/01/2009)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên