Vì một châu Á - Thái Bình Dương phát triển, hòa bình, thịnh vượng
Kỳ họp thường niên lần thứ 17 Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương (APPF17) đã khai mạc trọng thể tại Viên-chăn (CHDCND Lào) sáng 12-1. Đoàn Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu tham dự Diễn đàn.
Diễn văn khai mạc Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương APPF 17 của Chủ tịch Quốc hội Lào Thong-xin Tham-ma-vong, Chủ tịch APPF 17 nêu rõ: Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương ngày càng đóng vai trò quan trọng trên thế giới. Với dân số hơn nửa dân số toàn thế giới, trình độ phát triển kinh tế xã hội khác nhau, một kho tàng văn hóa đa màu sắc và nguồn nguyên liệu dồi dào. Đó là những điều kiện quan trọng để các quốc gia thành viên cùng siết chặt tay nhau, chia sẻ để cùng vượt qua những thử thách. Mục đích của Diễn đàn là mang lại lợi ích cho các quốc gia thành viên, để khu vực châu Á - Thái Bình Dương phát triển bền vững, hòa bình và thịnh vượng.
Kỳ họp lần thứ 17 diễn ra trong bối cảnh thế giới và khu vực năm qua có nhiều biến động phức tạp, đặc biệt là an ninh, suy thoái kinh tế ảnh hướng đến nhiều quốc gia. Trong bối cảnh ấy, đây là một sự kiện có ý nghĩa rất lớn, để các quốc gia thành viên cùng thảo luận và chia sẻ quan điểm về nhiều vấn đề như ổn định chính trị, kinh tế thương mại, phát triển bền vững, vấn đề giới, an ninh lương thực cũng như những định hướng phát triển của APPF.
Chủ tịch Quốc hội Lào, Chủ tịch APPF 17 bày tỏ tin tưởng sự đoàn kết, đồng lòng của các quốc gia thành viên và một tinh thần làm việc đầy trách nhiệm, kỳ họp sẽ thành công tốt đẹp tìm ra được những giải pháp mấu chốt mang tính định hướng bền vững của Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương, đóng góp vào sự phát triển chung của khu vực.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và đoàn Quốc hội Việt Nam tại phiên khai mạc
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nêu rõ những khó khăn, thách thức đang phải đối mặt như sự biến động về tài chính, suy thoái kinh tế dẫn đến những cuộc khủng hoảng về lương thực, năng lượng, an ninh và kèm theo đó là những bất ổn chính trị. Đó còn là những biến động khó lường của thảm họa thiên tai khốc liệt tại một loạt các quốc gia thành viên APPF. Những biến động khí hậu, lượng khí thải tăng lên cũng tác động nghiêm trọng đền môi trường sinh thái, gây ra lụt lội, hạn hán… Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, trong điều kiện ấy, tính đa dạng về trình độ phát triển, hệ thống chính trị văn hóa và tôn giáo của các nền kinh tế thành viên Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương APEC một mặt là thách thức nhưng cũng là lý do để gắn kết sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên…
Về những định hướng phát triển của Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Chúng ta bước vào năm 2009 với những triển vọng thuận lợi cao, những thách thức to lớn. Tại diễn đàn này, chúng ta khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ tuyên bố cấp cao tại Hội nghị APEC Peru 2008 “cam kết mới đối với sự phát triển của khu vực châu Á - Thái Bình Dương”, trong đó đặc biệt là việc đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực, tiến hành cải tổ cơ cấu, cải thiện an ninh lương thực và xử lý hài hòa những vấn đề xã hội trong quá trình toàn cầu hóa. Với tinh thần ấy, các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần phải đổi mới phương thức hoạt động, củng cố tổ chức, tăng cường sự hợp tác gắn bó hơn nữa của các thể chế liên chính phủ và liên nghị viện khu vực hiện có như ASEAN, AIPA, APEC nhằm góp phần hữu hiệu xây dựng khu vực châu Á - Thái Bình Dương thành một cộng đồng năng động, vì sự phát triển bền vững mà thịnh vượng…
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cũng nêu rõ: Là một quốc gia nằm trong vành đai Thái Bình Dương, Việt Nam đã, đang và sẽ luôn nỗ lực cùng các nước đóng góp vào sự nghiệp phát triển chung. Là thành viên của APPF, Quốc hội Việt Nam mong muốn phối hợp tích cực hơn nữa với quốc hội các nước nhằm đẩy mạnh hoạt động ngoại giao nghị viện, hỗ trợ thực hiện các chính sách hợp tác của các nền kinh tế APEC, đóng góp vào tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, thúc đẩy hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên toàn thế giới.
Cùng với bài phát biểu về hòa bình và phát triển của khu vực châu Á - Thái Bình Dương được Hội nghị APPF 17 đánh giá cao, tại kỳ họp này, đoàn Quốc hội Việt Nam còn đề xuất 2 dự thảo Nghị quyết về an ninh lương thực và vấn đề bình đẳng giới với những kiến nghị giải pháp cụ thể trong hai vấn đề này.
Làm việc từ ngày 12-1 đến ngày 16-1, các đại biểu tham dự Diễn đàn thảo luận về các chủ để hòa bình và ổn định ở khu vực Đông Bắc Á; khu vực Đông Nam Á; Tiến trình hòa bình Trung Đông; Vấn đề chống bom chùm; Du lịch bền vững và xử lý thiên tai; An ninh lương thực; An ninh năng lượng, những đổi mới phương thức hoạt động của APPF, xây dựng liên minh nghị viện./.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Chu-ma-li Xay-nha-xỏn và Thủ tướng Bu-xỏn Búp-phả-văng  (12/01/2009)
Điều cấm thứ ba  (12/01/2009)
Lòng dân là động lực đưa đất nước vượt qua những khó khăn, thách thức  (12/01/2009)
Các địa phương trong cả nước đẩy mạnh hoạt động chăm lo cho người nghèo nhân dịp Tết  (12/01/2009)
Thắm mãi tình bạn Thụy Ðiển - Việt Nam  (12/01/2009)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên