Thành phố Hà Nội triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm cải thiện chất lượng không khí
TCCS - Tại Hội nghị giao ban công tác quý II năm 2019 vào đầu tháng 7-2019, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông cho biết, trong những năm qua, để cải thiện chất lượng không khí, Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo các sở, ngành thực hiện nhiều giải pháp trọng tâm.
Theo đó, thành phố đã hoàn thành kế hoạch trồng hơn 1 triệu cây xanh; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình giao thông, tăng số lượng cầu vượt nhằm tránh ùn tắc; tổ chức lại vỉa hè, lát lại vỉa hè để khuyến khích người dân đi bộ; triển khai các giải pháp nhằm hạn chế phương tiện cá nhân, thay thế xăng A92 bằng xăng E95; tăng cường kiểm soát chất lượng xe tham gia giao thông, thay thế bếp than tổ ong, cấm và hạn chế đốt rơm rạ.
Đối với các hoạt động xây dựng, các công trình bắt buộc phải được che chắn, giảm thiểu ảnh hưởng tới môi trường không khí xung quanh; xe tải trọng cao, xe chuyên chở vật liệu, phế thải xây dựng phải được đóng kín thùng, rửa xe trước khi vào thành phố và trước khi ra khỏi công trường…
Bên cạnh đó, thành phố xử lý ô nhiễm và duy trì chất lượng nước các hồ bằng chế phẩm Redoxy-3C; đẩy mạnh công tác đầu tư các bãi phế thải xây dựng, áp dụng công nghệ nghiền, tái chế hiện đại; đẩy nhanh tiến độ các nhà máy đốt rác công nghệ hiện đại, tiên tiến và tăng cường công tác thu gom rác thải sinh hoạt, tăng cường kiểm soát chặt chẽ các khu, cụm công nghiệp phải đầu tư các hệ thống xử lý nước thải, khí thải bảo đảm tiêu chuẩn nước thải, khí thải trước khi đi vào hoạt động.
Ngoài ra, thành phố cũng triển khai các đề án nhằm cải thiện chất lượng không khí, như Đề án chống ồn, chống bụi; Đề án tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn 2030; Đề án xử lý chất thải y tế nguy hại; Đề án thu gom, xử lý chất thải nguy hại; Đề án xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề.
Nhằm tiếp tục cải thiện chất lượng không khí trong những năm tới, Sở Tài nguyên và Môi trường kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố giao Sở chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư hệ thống quan trắc môi trường trên địa bàn thành phố; đưa vào vận hành ổn định và công khai kết quả quan trắc trên các phương tiện thông tin đại chúng; triển khai áp dụng mô hình hóa trong công tác quan trắc môi trường để xác định nguồn ô nhiễm, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí, nước mặt nhằm đưa ra các cảnh báo, dự báo sớm về ô nhiễm không khí; xác định các nguyên nhân cụ thể gây ra ô nhiễm không khí để tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các chính sách xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường.
Sở Giao thông vận tải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn từng bước kiểm soát khí thải của mô tô, xe máy đang lưu hành theo Đề án kiểm soát khí thải môtô, xe gắn máy của Bộ Giao thông vận tải; xây dựng lộ trình để đến năm 2030 dừng hoạt động xe máy trong khu vực nội đô.
Ngoài ra, xây dựng cơ chế hỗ trợ để khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng nhằm hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, góp phần cải thiện chất lượng không khí, tránh ùn tắc cục bộ, nhất là trong khu vực nội đô; quy hoạch mạng lưới giao thông hợp lý, xử lý dứt điểm các "điểm đen" về ùn tắc giao thông.
Sở Giao thông vận tải chỉ đạo lực lượng thanh tra giao thông phối hợp với Cảnh sát môi trường, Thanh tra xây dựng tăng cường giám sát việc chống khói bụi ngay tại các công trường xây dựng, các bãi khai thác, trung chuyển cát, sỏi; các phương tiện vận chuyển vật liệu và phế thải xây dựng bắt buộc phải được che chắn kín khi tham gia giao thông. Xây dựng kế hoạch chuyên đề cao điểm kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải trọng thiết kế, các xe chở vật liệu, đất, phế thải gây mất vệ sinh môi trường, xe tải đi vào phố không có giấy phép theo quy định./.
Sơ cứu đúng cách đối với bệnh nhân bị chấn thương cột sống  (02/08/2019)
Tỉnh Lào Cai tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả  (01/08/2019)
Đổi mới phương thức lãnh đạo phát triển kinh tế của Ban Thường vụ Tỉnh ủy - Từ thực tiễn tỉnh Bình Dương  (01/08/2019)
Kết quả và kinh nghiệm trong thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở của tỉnh Sơn La thời gian qua  (01/08/2019)
Củng cố mạng lưới y tế cơ sở, phát triển y tế chuyên sâu  (01/08/2019)
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia: Động lực quan trọng để đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới
- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại Cộng hòa Séc
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư gặp mặt các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước
- Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm