Kết quả và kinh nghiệm trong thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở của tỉnh Sơn La thời gian qua
Việc xây dựng và tổ chức thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở tại tỉnh Sơn La được cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội các cấp quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ, sáng tạo, từng bước đi vào cuộc sống, góp phần thúc đẩy thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Sơn La là một tỉnh miền núi, có diện tích tự nhiên là 14.174km2, có 274km đường biên giới với Lào; dân số của tỉnh hơn 1,2 triệu người, với 12 dân tộc anh em cùng sinh sống; có 12 huyện, thành phố, với 204 xã, phường, thị trấn, 3.324 bản, tiểu khu, tổ dân phố. Những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo tỉnh về thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai hiệu quả Quy chế, gắn với việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” và Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016, của Bộ Chính trị, “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; đồng thời, đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo và phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị; chăm lo nâng cao đời sống của nhân dân; chú trọng giải quyết các vụ, việc, vụ án tồn đọng mà dư luận xã hội quan tâm; tập trung củng cố tổ chức đảng, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội; sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định, quy trình công tác theo hướng mở rộng dân chủ, công khai, minh bạch; đề cao hơn trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu; gắn thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở với thực hiện các chủ trương lớn của tỉnh, góp phần thúc đẩy thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng đã đề ra. Nhờ đó, tỉnh đạt được một số kết quả nổi bật như sau:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh duy trì ở mức khá so với mức bình quân chung cả nước và năm sau cao hơn năm trước. Năm 2016 tăng 8,03%, năm 2017: 9,59%, năm 2018: 8,59% (bình quân 3 năm 2016 - 2018 tăng 8,8%/năm). Tính đến hết năm 2018, tỉnh có 3 chỉ tiêu vượt trước 2 năm so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đề ra, đó là chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới; chỉ tiêu thu ngân sách trên địa bàn; chỉ tiêu giá trị hàng hóa nông sản, thực phẩm xuất khẩu.
Do tích cực phát huy vai trò của hệ thống chính trị ở cơ sở trong thực hiện các chủ trương lớn của tỉnh, đến nay toàn tỉnh tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh tại 235 trường có học sinh bán trú, với 49.825 học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, chấm dứt tình trạng học sinh bỏ học; bê-tông hóa 8.661 tuyến đường giao thông nông thôn, dài 2.234km, theo phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 31%; xây dựng được 26 xã đạt chuẩn nông thôn mới; thành lập 451 hợp tác xã và 4 liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã năm 2012; hình thành 61 chuỗi nông sản an toàn, 17 sản phẩm nông sản, thực phẩm có thương hiệu; triển khai trồng cây ăn quả trên đất dốc (tính đến hết quý I năm 2019, có 59.294ha cây ăn quả, riêng năm 2018 xuất khẩu được 17.511 tấn quả các loại sang 12 thị trường, trong đó có Ô-xtrây-li-a, Pháp, Mỹ, Nhật Bản,... đạt 115 triệu USD); Hội Cựu chiến binh tỉnh tập trung chủ trì việc hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà ở cho người có công với cách mạng (năm 2018 hỗ trợ được 8.780/9.721 hộ).
Tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở; bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn; tăng cường nắm cơ sở, nắm chắc địa bàn, giải quyết các vụ, việc, vụ án, đơn, thư phức tạp, kéo dài; thực hiện tốt công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tỉnh đã ban hành và tổ chức thực hiện tốt quy trình chỉ đạo giải quyết các vụ, việc, đơn, thư tồn đọng, kéo dài, dư luận xã hội quan tâm, trong đó phân công, phân định rõ trách nhiệm của từng đơn vị, từng cấp đối với việc giải quyết các vụ, việc cụ thể. Theo đó, từ ngày 1-5-2015 đến ngày 31-3-2019, tỉnh tiếp nhận 16.711 đơn, thư, với 7.827 vụ, việc; đã giải quyết xong 7.621 vụ, việc, đạt 97,4%; tiếp tục giải quyết 206 vụ, việc còn lại.
Đẩy mạnh các giải pháp cải cách thủ tục hành chính, thành lập và đưa trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh và cấp huyện đi vào hoạt động; thời gian giải quyết các thủ tục hành chính được rút ngắn từ 10% đến 35%, 100% các thủ tục hành chính, quy trình giải quyết thủ tục hành chính được niêm yết công khai, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước được nâng lên. Đồng thời, tỉnh tăng cường các giải pháp thực hiện, nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh (năm 2017 Sơn La xếp thứ 19/63 tỉnh, thành phố, với 81,25 điểm, tăng 14 bậc và tăng 7,63 điểm so với năm 2016); Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) - năm 2018 đạt 43,78 điểm, xếp thứ 34/63 tỉnh, thành phố, tăng 13 bậc so với năm 2017; Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) - năm 2018 xếp thứ 56/63 tỉnh, thành phố, với 60,79 điểm, tăng 1 bậc và 1,89 điểm so với năm 2017.
Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12-12-2013, của Bộ Chính trị, “Về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội” và Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12-12-2013, của Bộ Chính trị, về “Ban hành Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”. Tăng cường công tác giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri và nhân dân tại các kỳ họp hội đồng nhân dân các cấp. Tiếp tục mở rộng hoạt động, đa dạng hóa các hình thức vận động, tập hợp nhân dân, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng biên giới, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số theo Kết luận số 62-KL/TW, ngày 8-12-2009, của Bộ Chính trị, “Về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội”.
Trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát, từ năm 2016 đến nay, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức 7 cuộc kiểm tra, giám sát về thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở (kiểm tra, giám sát trực tiếp đối với 14 cấp ủy; tự kiểm tra 2 cuộc đối với 14 cấp ủy); lãnh đạo Ban Chỉ đạo tỉnh về thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở tổ chức 3 cuộc giám sát đối với 12 đơn vị trong việc thực hiện Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11, ngày 20-4-2007, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, về “Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn”, Nghị định số 60/2013/NĐ-CP, ngày 19-6-2013, của Chính phủ (nay là Nghị định số 149/2018/NĐ-CP, ngày 7-11-2018, của Chính phủ, về “Quy định chi tiết khoản 3, Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc”), Nghị định số 04/2015/NĐ-CP, ngày 9-1-2015, của Chính phủ, “Về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập”. Ngoài ra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiến hành khảo sát việc thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở trong công tác thuế, trong xây dựng và quản lý chợ; khảo sát mức độ hài lòng của bệnh nhân và người nhà đối với Bệnh viện đa khoa tỉnh, mức độ hài lòng của người dân đối với các cơ quan, đơn vị trong giải quyết thủ tục hành chính..., từ đó kịp thời khắc phục, chấn chỉnh những khiếm khuyết, hạn chế.
Thường xuyên rà soát, kiện toàn Ban Chỉ đạo tỉnh về thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở, thành lập 3 tiểu ban theo dõi, chỉ đạo thực hiện Quy chế theo từng loại hình cơ sở; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ đạo nhằm nâng cao trách nhiệm và tính chủ động trong việc theo dõi, đề xuất các giải pháp gắn với nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; hướng dẫn cụ thể việc thành lập ban chỉ đạo thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở ở các cấp, các cơ quan, đơn vị, các xã, phường, thị trấn và doanh nghiệp (theo hướng rõ chức năng, nhiệm vụ, thành phần ban chỉ đạo), trong đó người đứng đầu cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm lãnh đạo việc thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở của cơ quan, đơn vị mình.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở của tỉnh Sơn La vẫn còn một số hạn chế, như công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp, đôn đốc và kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế chưa được quan tâm đúng mức; hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, ban thanh tra nhân dân ở một số ít cơ sở chưa được phát huy đầy đủ; việc thực hiện Quy chế ở một số địa phương, đơn vị còn có biểu hiện hình thức, chưa “nắm” việc mới, chưa “bám” việc khó để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
Để tiếp tục thực hiện tốt Quy chế Dân chủ ở cơ sở, thời gian tới tỉnh Sơn La tăng cường chỉ đạo thực hiện một số nội dung cụ thể như sau:
Một là, thực hiện tốt các phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ” trong thực hiện các chủ trương lớn của tỉnh, như xây dựng nông thôn mới, đường giao thông nông thôn, bếp ăn cho học sinh bán trú, nhà ở cho người có công, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trồng cây ăn quả trên đất dốc, thành lập hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã năm 2012, hình thành chuỗi sản xuất nông nghiệp an toàn, xây dựng thương hiệu sản phẩm... Huy động nhân dân bàn và quyết định đối với việc lập các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng ở cơ sở; trưng cầu ý kiến nhân dân đối với các việc khó, nhằm tạo sự đồng thuận và để nhân dân góp sức giải quyết.
Hai là, lựa chọn những vấn đề phức tạp, được dư luận xã hội quan tâm để tổ chức khảo sát, xin ý kiến, tạo sự đồng thuận trong nhân dân; từ đó tham mưu cho cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện và kịp thời chấn chỉnh những hạn chế trong tổ chức thực hiện, hướng tới sự hài lòng của nhân dân. Thường xuyên rà soát những vụ, việc, vụ án tồn đọng mà dư luận xã hội quan tâm; đồng thời phân cấp trong chủ trì, chịu trách nhiệm giải quyết, xử lý. Phát huy vai trò của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp và các cơ quan, đơn vị trong thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở.
Ba là, chính quyền các cấp đẩy mạnh thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở gắn với cải cách hành chính, thực hiện công tác dân vận, với phương châm hoạt động theo 3 nội dung: “Ba không”: “Không gây phiền hà với dân; không thờ ơ, thiếu trách nhiệm trong công việc với dân; không nhận quà, sách nhiễu dân”; “Ba nên”: “Nên vui vẻ khi tiếp xúc, phục vụ dân; nên xin lỗi dân khi thấy thiếu sót; nên cảm ơn khi dân góp ý, phê bình”; “Ba cần”: “Cần gần dân, sát dân; cần học hỏi và lắng nghe ý kiến của dân; cần vận động dân cùng lo, cùng làm”.
Bốn là, tăng cường tổ chức kiểm tra, giám sátviệc thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở gắn với triển khai công tác dân vận. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện Quy chế ở từng địa phương, cơ quan, đơn vị, bảo đảm thực chất, hiệu quả và được thực hiện thường xuyên, liên tục. Đi đôi với phát huy, mở rộng dân chủ, phải chú trọng giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật và đề cao trách nhiệm xã hội, trách nhiệm công dân.
Năm là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm chính sách, pháp luật được thực thi có hiệu quả; đẩy mạnh cải cách hành chính; thực hiện nghiêm túc việc tiếp công dân, tăng cường đối thoại, quan tâm giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của nhân dân; kịp thời giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, không để phát sinh các “điểm nóng”, vụ, việc phức tạp, kéo dài; xây dựng chính quyền thật sự thân thiện, gần dân, trọng dân và vì dân.
Sáu là, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội, nhất là đối với những vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân (trong trường hợp chính sách, pháp luật đúng mà nhân dân chưa hiểu, chưa đồng tình, thì phải ra sức tuyên truyền, vận động, giải thích, biết chờ đợi nhân dân, không gò ép, áp đặt một cách thô bạo); tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25-10-2017, của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII, “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” và Nghị quyết số 19-NQ/TW “Về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập” ./.
Củng cố mạng lưới y tế cơ sở, phát triển y tế chuyên sâu  (01/08/2019)
Tiếp nhận khoảng 2.200 đơn vị máu tại chương trình “Hành trình Đỏ - Giọt hồng xứ Nghệ" 2019 và “Giọt hồng đất Tổ” năm 2019  (01/08/2019)
Tỉnh ủy Bắc Ninh tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII  (01/08/2019)
Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong tình hình mới  (31/07/2019)
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên