Nghiên cứu sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục: từ bằng chứng tới chính sách
TCCSĐT - Ngày 11-11-2014, tại Hà Nội, Bộ Y tế, Trường Đại học Y tế công cộng và Quỹ Dân số Liên hợp quốc phối hợp tổ chức “Hội nghị toàn quốc lần thứ hai Nghiên cứu sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục: từ bằng chứng tới chính sách”.
Tham dự Hội nghị có các đại biểu đến từ Bộ Y tế, các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý, hoạch định chính sách đến từ các trường đại học, bệnh viện, viện nghiên cứu, các cơ quan Trung ương và địa phương trong cả nước. Về phía quốc tế có đại diện các tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ.
Ngày 14-11-2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2013/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, duy trì mức sinh thấp hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số và phân bố dân số, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, bà Lưu Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em Bộ Y tế cho biết, theo số liệu từ các cuộc điều tra về dân số cho thấy Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs). Độ bao phủ của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục (bao gồm cả các dịch vụ lồng ghép trong kế hoạch hóa gia đình) đã được mở rộng. Chất lượng dịch vụ bao gồm cả dịch vụ về làm mẹ an toàn và chăm sóc sơ sinh đã được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, vẫn còn sự chênh lệch trong tỷ lệ tử vong và bệnh tật giữa các vùng, miền và giữa các nhóm dân số khác nhau; sự khác biệt trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục. Một phần ba thanh niên vẫn gặp cản trở trong việc tiếp cận đầy đủ thông tin và dịch vụ về chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục.
Trong phát biểu của mình, ông Arthur Erken, Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam nhấn mạnh, ngày nay sức khỏe sinh sản vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và bệnh tật cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trên toàn thế giới. Không ít phụ nữ nghèo, đặc biệt là phụ nữ ở các nước đang phát triển đang phải đối mặt với vấn đề có thai ngoài ý muốn, tử vong mẹ và tai biến sau sinh, các bệnh lây truyền qua đường tình dục (bao gồm cả HIV), bạo lực giới và các vấn đề sinh sản, tình dục khác.
Việt Nam đã bước vào thời kỳ dân số vàng, số thanh, thiếu niên từ 10 đến 29 tuổi chiếm gần 40% tổng dân số. Họ không chỉ đông về số lượng mà các chuẩn mực và thái độ về tình dục của họ cũng thay đổi hằng ngày trong một xã hội đang ngày càng phát triển. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa có cơ sở dữ liệu quốc gia đáng tin cậy về sức khỏe sinh sản của thanh, thiếu niên. Điều đó đã dẫn đến sự hạn chế trong việc xây dựng và giám sát những chính sách, chương trình phù hợp với sức khỏe sinh sản của giới trẻ.
Ông Arthur Erken khẳng định, cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam nói chung và Quỹ Dân số Liên hợp quốc nói riêng sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong việc bảo đảm thực hiện tiếp cận phổ cập chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục cho tất cả người dân.
Hội nghị đã nhận được gần 80 báo cáo và chọn được 33 báo cáo xuất sắc được chia thành 8 chủ đề chính là: (1) Giới và sức khỏe tình dục; (2) Kế hoạch hóa gia đình; (3) Làm mẹ an toàn và chăm sóc sơ sinh; (4) Sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục người có H (HIV/AIDS); (5) Sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục ở nhóm dễ bị tổn thương; (6) Sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục thanh, thiếu niên; (7) Sử dụng dịch vụ sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục; (8) Ung thư sinh dục.
Tại hai phiên toàn thể, Hội nghị đã tập trung thảo luận các nội dung chính gồm: Chính sách liên quan tới các vấn đề sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và các bài học trong bối cảnh Việt Nam; chính sách và chương trình can thiệp trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục ở Việt Nam trong giai đoạn 2015 - 2020; những thực hành và chính sách tốt về sức khỏe sinh sản và phòng, chống mang thai cho vị thành niên ở các nước có thu nhập thấp và trung bình; bài học kinh nghiệm thực hiện dân số và phát triển (ICPD) trên toàn cầu trong 20 năm qua và định hướng nghiên cứu đáp ứng các mục tiêu sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục sau năm 2014 ở Việt Nam.
Các bài trình bày tại Hội nghị đã cho thấy toàn cảnh các nghiên cứu trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục thực hiện trong giai đoạn 2010 - 2014 ở Việt Nam, thực trạng và những thách thức đối với công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản ở Việt Nam và định hướng thực hiện Chiến lược dân số - sức khỏe sinh sản ở Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020.
Kết quả Hội nghị sẽ được sử dụng cho việc định hướng các nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục ở Việt Nam, góp phần thúc đẩy phổ cập chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục vào năm 2015./.
Hội nghị cấp cao APEC nhất trí thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực  (11/11/2014)
Thủ tướng làm việc với Quảng Trị để gỡ khó khăn cho khu kinh tế Lao Bảo  (10/11/2014)
Quốc hội thông qua Nghị quyết kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội  (10/11/2014)
Chủ tịch nước dự tiệc chiêu đãi chào mừng các lãnh đạo APEC  (10/11/2014)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên