Hội nghị cấp cao APEC nhất trí thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực
20:22, ngày 11-11-2014
Ngày 11-11, tại Trung tâm hội nghị quốc tế Hồ Nhạn Thê ở thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), Hội nghị Cấp cao lần thứ 22 Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) bước sang ngày làm việc thứ hai với các phiên họp toàn thể.
Tham dự có Lãnh đạo của 21 nền kinh tế thành viên APEC. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự các hoạt động tại Hội nghị.
Tại phiên họp toàn thể thứ nhất, các nhà lãnh đạo đã tập trung trao đổi nội dung “Thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực” - một trong ba ưu tiên hợp tác của APEC trong năm 2014.
Trong phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chia sẻ đánh giá chung về ý nghĩa lịch sử của Hội nghị Cấp cao APEC năm nay cũng như vai trò và những đóng góp của Diễn đàn kể từ khi thành lập. Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam đánh giá cao và hoàn toàn ủng hộ việc thông qua các biện pháp đẩy mạnh triển khai Gói cam kết Bali, tăng cường thực hiện các Mục tiêu Bogor và các biện pháp thuận lợi hóa, tự do hóa thương mại và đầu tư.
Chủ tịch nước đề nghị, để bảo đảm liên kết khu vực hiệu quả, cần gắn kết chặt chẽ các nỗ lực liên kết với nội hàm phát triển bền vững, thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ và xây dựng Chương trình nghị sự phát triển sau năm 2015 cũng như các nỗ lực ứng phó với các thách thức toàn cầu; đồng thời, APEC cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế - kỹ thuật và hỗ trợ nâng cao năng lực của các thành viên đang phát triển, đặc biệt trong các vấn đề kinh tế, thương mại thế hệ mới.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, với tiềm năng về kinh tế, khoa học và công nghệ, các thành viên và doanh nghiệp APEC cần tham gia và hỗ trợ các chương trình liên kết tiểu vùng và khu vực, trong đó có Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), ASEAN lục địa và tiểu vùng Mekong.
Nêu bật những đóng góp của Việt Nam trong thúc đẩy hợp tác APEC và liên kết kinh tế khu vực, Chủ tịch nước khẳng định với tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện trên mọi tầng nấc, Việt Nam đang trở thành một hạt nhân tích cực ở Đông Nam Á và là cầu nối gắn kết các nền kinh tế ASEAN lục địa với ASEAN hải đảo.
Với triển vọng triển khai và hoàn tất đàm phán 15 hiệp định thương mại tự do trong giai đoạn đến năm 2020, Việt Nam sẽ trở thành một mắt xích quan trọng của mạng lưới liên kết kinh tế rộng lớn, trong đó có 18 thành viên APEC. Đây là những nền tảng căn bản để Việt Nam cùng các thành viên APEC nâng tầm liên kết khu vực, đề cao vị thế của Diễn đàn APEC trong một châu Á-Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng.
Tại phiên họp, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh Hội nghị Cấp cao APEC năm nay là một dấu mốc lịch sử quan trọng, ghi nhận những thành tựu to lớn của chặng đường 25 năm hình thành và phát triển của Diễn đàn cũng như nỗ lực 20 năm thực hiện các Mục tiêu Bogor, đồng thời thể hiện sinh động tinh thần đoàn kết, tôn trọng, tin cậy, hỗ trợ lẫn nhau và cùng có lợi. Chủ tịch Tập Cận Bình thông báo Trung Quốc đóng góp 10 triệu USD để thực hiện các chương trình dự án của APEC về nâng cao năng lực cho các thành viên đang phát triển.
Thảo luận tại phiên họp, các nhà lãnh đạo nhấn mạnh APEC đã có những đóng góp quan trọng vào nỗ lực thu hẹp khoảng cách phát triển, thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững, cân bằng và đồng đều ở khu vực và trên thế giới, góp phần nâng cao vị thế chiến lược của châu Á - Thái Bình Dương.
Các nhà lãnh đạo khẳng định với những thành quả đã đạt được, APEC đang ở vào thời khắc lịch sử để nỗ lực định hình tương lai thông qua quan hệ đối tác châu Á - Thái Bình Dương, hướng tới xây dựng một không gian kinh tế mở ở khu vực, thúc đẩy phát triển sáng tạo, tăng trưởng gắn kết, và vai trò của châu Á - Thái Bình Dương đi đầu dẫn dắt kinh tế thế giới. Qua 25 năm, mức thuế trung bình của APEC từ 16,9% năm 1989 đến nay đã giảm xuống còn 5,7% và thương mại nội khối tăng gần 6 lần từ 1.700 tỷ USD lên tới 9.900 tỷ USD.
Nhiều nhà lãnh đạo chia sẻ đánh giá hợp tác trong APEC ngày càng được triển khai hiệu quả và mở rộng sang nhiều lĩnh vực mới, có ý nghĩa thiết thực đối với các nền kinh tế thành viên, như biến đổi khí hậu, ứng phó thiên tai, an ninh lương thực, an ninh năng lượng, kinh tế xanh, kinh tế mạng, hợp tác về đại dương… Các nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường nỗ lực nhằm tiếp tục duy trì vai trò của APEC là diễn đàn quan trọng hàng đầu trong hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững, duy trì thịnh vượng và thúc đẩy môi trường thương mại và đầu tư mở ở châu Á - Thái Bình Dương./.
Tại phiên họp toàn thể thứ nhất, các nhà lãnh đạo đã tập trung trao đổi nội dung “Thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực” - một trong ba ưu tiên hợp tác của APEC trong năm 2014.
Trong phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chia sẻ đánh giá chung về ý nghĩa lịch sử của Hội nghị Cấp cao APEC năm nay cũng như vai trò và những đóng góp của Diễn đàn kể từ khi thành lập. Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam đánh giá cao và hoàn toàn ủng hộ việc thông qua các biện pháp đẩy mạnh triển khai Gói cam kết Bali, tăng cường thực hiện các Mục tiêu Bogor và các biện pháp thuận lợi hóa, tự do hóa thương mại và đầu tư.
Chủ tịch nước đề nghị, để bảo đảm liên kết khu vực hiệu quả, cần gắn kết chặt chẽ các nỗ lực liên kết với nội hàm phát triển bền vững, thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ và xây dựng Chương trình nghị sự phát triển sau năm 2015 cũng như các nỗ lực ứng phó với các thách thức toàn cầu; đồng thời, APEC cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế - kỹ thuật và hỗ trợ nâng cao năng lực của các thành viên đang phát triển, đặc biệt trong các vấn đề kinh tế, thương mại thế hệ mới.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, với tiềm năng về kinh tế, khoa học và công nghệ, các thành viên và doanh nghiệp APEC cần tham gia và hỗ trợ các chương trình liên kết tiểu vùng và khu vực, trong đó có Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), ASEAN lục địa và tiểu vùng Mekong.
Nêu bật những đóng góp của Việt Nam trong thúc đẩy hợp tác APEC và liên kết kinh tế khu vực, Chủ tịch nước khẳng định với tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện trên mọi tầng nấc, Việt Nam đang trở thành một hạt nhân tích cực ở Đông Nam Á và là cầu nối gắn kết các nền kinh tế ASEAN lục địa với ASEAN hải đảo.
Với triển vọng triển khai và hoàn tất đàm phán 15 hiệp định thương mại tự do trong giai đoạn đến năm 2020, Việt Nam sẽ trở thành một mắt xích quan trọng của mạng lưới liên kết kinh tế rộng lớn, trong đó có 18 thành viên APEC. Đây là những nền tảng căn bản để Việt Nam cùng các thành viên APEC nâng tầm liên kết khu vực, đề cao vị thế của Diễn đàn APEC trong một châu Á-Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng.
Tại phiên họp, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh Hội nghị Cấp cao APEC năm nay là một dấu mốc lịch sử quan trọng, ghi nhận những thành tựu to lớn của chặng đường 25 năm hình thành và phát triển của Diễn đàn cũng như nỗ lực 20 năm thực hiện các Mục tiêu Bogor, đồng thời thể hiện sinh động tinh thần đoàn kết, tôn trọng, tin cậy, hỗ trợ lẫn nhau và cùng có lợi. Chủ tịch Tập Cận Bình thông báo Trung Quốc đóng góp 10 triệu USD để thực hiện các chương trình dự án của APEC về nâng cao năng lực cho các thành viên đang phát triển.
Thảo luận tại phiên họp, các nhà lãnh đạo nhấn mạnh APEC đã có những đóng góp quan trọng vào nỗ lực thu hẹp khoảng cách phát triển, thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững, cân bằng và đồng đều ở khu vực và trên thế giới, góp phần nâng cao vị thế chiến lược của châu Á - Thái Bình Dương.
Các nhà lãnh đạo khẳng định với những thành quả đã đạt được, APEC đang ở vào thời khắc lịch sử để nỗ lực định hình tương lai thông qua quan hệ đối tác châu Á - Thái Bình Dương, hướng tới xây dựng một không gian kinh tế mở ở khu vực, thúc đẩy phát triển sáng tạo, tăng trưởng gắn kết, và vai trò của châu Á - Thái Bình Dương đi đầu dẫn dắt kinh tế thế giới. Qua 25 năm, mức thuế trung bình của APEC từ 16,9% năm 1989 đến nay đã giảm xuống còn 5,7% và thương mại nội khối tăng gần 6 lần từ 1.700 tỷ USD lên tới 9.900 tỷ USD.
Nhiều nhà lãnh đạo chia sẻ đánh giá hợp tác trong APEC ngày càng được triển khai hiệu quả và mở rộng sang nhiều lĩnh vực mới, có ý nghĩa thiết thực đối với các nền kinh tế thành viên, như biến đổi khí hậu, ứng phó thiên tai, an ninh lương thực, an ninh năng lượng, kinh tế xanh, kinh tế mạng, hợp tác về đại dương… Các nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường nỗ lực nhằm tiếp tục duy trì vai trò của APEC là diễn đàn quan trọng hàng đầu trong hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững, duy trì thịnh vượng và thúc đẩy môi trường thương mại và đầu tư mở ở châu Á - Thái Bình Dương./.
Thủ tướng làm việc với Quảng Trị để gỡ khó khăn cho khu kinh tế Lao Bảo  (10/11/2014)
Quốc hội thông qua Nghị quyết kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội  (10/11/2014)
Chủ tịch nước dự tiệc chiêu đãi chào mừng các lãnh đạo APEC  (10/11/2014)
Việt Nam và Ấn Độ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng  (10/11/2014)
Chủ tịch nước khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong đàm phán TPP  (10/11/2014)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên