MERCOSUR - Lực bất tòng tâm
20:52, ngày 24-07-2013
TCCSĐT - Hội nghị cấp cao vừa qua của tổ chức MERCOSUR tại thủ đô Môn-tê-vi-đê-ô (Montevideo) của U-ru-goay đã không đạt được kết quả đáng kể nào ngoài sự nhất trí thể hiện thái độ bất bình đối với chính phủ một số nước EU đã buộc chiếc chuyên cơ của Tổng thống Bô-li-vi-a Ê-vô Mô-ra-lét (Evo Morales) phải dừng chờ ở Viên (Áo).
Cả quyết định phục hồi tư cách thành viên của Pa-ra-goay từ ngày 15-8 này tuy đã được thông qua ở Hội nghị nhưng cũng chẳng được quốc gia này mặn mà. Thành viên sáng lập này của MERCOSUR năm 1991 vẫn chưa nguôi nỗi hậm hực về việc MERCOSUR kết nạp Vê-nê-xu-ê-la khi mình tạm thời bị khai trừ do truất quyền của Tổng thống dân cử Phéc-nan-đô Lu-gô (Fernando Lugo) hồi cuối tháng 6 năm ngoái.
Hai mươi hai năm sau khi được thành lập, MERCOSUR vẫn chưa đạt được những mục tiêu đề ra cho sự hợp tác và liên kết khu vực. Ngày ấy, bốn nước ở Mỹ La-tinh là Bra-xin, Ác-hen-ti-na, U-ru-goay và Pa-ra-goay thành lập ra MERCOSUR với kỳ vọng có được thị trường chung, liên minh thuế quan và khu vực mậu dịch tự do cũng như trở thành hạt nhân và đầu tàu cho quá trình hợp tác và liên kết trên cả châu lục.
Không thể nói là MERCOSUR không đạt được tiến triển gì nhưng những mục tiêu mà họ đặt ra hiện vẫn rất xa vời. Mới đây, trong buổi trả lời phỏng vấn Hãng thông tấn EFE của Tây Ban Nga, Phó Tổng thống U-ru-goay Đa-ni-lô Át-xtô-ri (Danilo Astori) đã công khai những đánh giá mang tính bi quan về thực trạng và triển vọng của MERCOSUR. Ông Đ. Át-xtô-ri nói: "Chúng tôi - có nghĩa là các thành viên MERCOSUR - chưa khi nào có được thị trường chung. Liên minh thuế quan gần như không hoạt động. Khu vực mậu dịch tự do chẳng phát huy được tác dụng gì. Hiện tại, MERCOSUR đang ở trong tình trạng không có khả năng hoạt động trên thực tế".
Hội nghị thường niên năm nay của MERCOSUR chưa giúp được tổ chức này có được những kiến giải khả thi nhằm tạo ra sự chuyển biến mang tính đột phá và cơ bản. Lý do chính cho sự trì trệ và kém hiệu quả thiết thực của MERCOSUR cho tới nay, trước hết là ở tình trạng lực bất tòng tâm trong MERCOSUR chứ không phải hoàn toàn là do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế trên thế giới trong thời gian qua. Tình trạng trì trệ này là kết quả tác động của nhiều nhân tố, hệ luỵ của nhiều diễn biến và hậu quả của không ít đường lối chính sách ở chính các nước thành viên, ở khu vực cũng như trên thế giới. Nó thể hiện cụ thể trên bốn phương diện.
Thứ nhất, tất cả các thành viên MERCOSUR, cũ cũng như mới, đều gặp rất nhiều khó khăn về vấn đề chính trị nội bộ, kinh tế và xã hội. Những khó khăn ấy bộc lộ tính thiếu bền vững trong sự phát triển ở từng thành viên. Làn sóng biểu tình phản đối chính phủ vừa qua ở Bra-xin là ví dụ điển hình. Các quốc gia còn lại như Ác-hen-ti-na, Vê-nê-xu-ê-la, U-ru-goay và Pa-ra-goay tuy chưa đến mức như ở Bra-xin nhưng lại có những mặt khác sâu sắc hơn. Tình hình đất nước như thế khiến các thành viên không thể đóng góp được nhiều và thiết thực hơn cho sự phát triển của MERCOSUR.
Thứ hai, môi trường kinh tế, tài chính và tiền tệ chung trên thế giới trong thời gian qua đều không mấy thuận lợi đối với rất nhiều nước trên thế giới, trong đó có các thành viên MERCOSUR. Lẽ ra, trong bối cảnh tình hình như vậy, các thành viên phải đồng tâm hiệp lực, đồng sức đồng lòng giúp đỡ lẫn nhau để tạo ra sức mạnh cộng hưởng. Nhưng nội bộ MERCOSUR lại bất đồng và phân rẽ sâu sắc, đặc biệt trong vấn đề kết nạp thành viên mới và quan hệ với Mỹ cũng như ở cuộc ganh đua giữa Bra-xin và Ác-hen-ti-na.
Thứ ba, sự trì trệ trong việc thực hiện những dự định lớn là thị trường chung, khu vực mậu dịch tự do và liên minh thuế quan đã làm các thành viên phần nào nản chí và mất lòng tin vào tương lai chung. MERCOSUR đã để mất thiên thời, mai một dần tính nhân hòa và chưa phát huy được địa lợi. MERCOSUR không còn giữ được hào khí, vị thế và ảnh hưởng như thủa ban đầu đối với các thành viên và cả khu vực.
Thứ tư, MERCOSUR đã và vẫn đang bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi nhiều tổ chức và hình thức hợp tác và liên kết khu vực, châu lục khác. Từ việc là sự lựa chọn sáng giá duy nhất, MERCOSUR giờ chỉ còn là một trong nhiều sự lựa chọn mà các quốc gia ở khu vực này có được, nếu muốn tham gia liên kết và hợp tác khu vực hay châu lục. Chẳng hạn như U-ru-goay không dấu diếm ý định sao nhãng MERCOSUR để quan tâm hơn tới Liên minh Thái Bình Dương mới được thành lập.
Muốn thoát khỏi tình trạng ấy, MERCOSUR giờ phải nhanh chóng tìm lại và phát hiện lại chính mình./.
Hai mươi hai năm sau khi được thành lập, MERCOSUR vẫn chưa đạt được những mục tiêu đề ra cho sự hợp tác và liên kết khu vực. Ngày ấy, bốn nước ở Mỹ La-tinh là Bra-xin, Ác-hen-ti-na, U-ru-goay và Pa-ra-goay thành lập ra MERCOSUR với kỳ vọng có được thị trường chung, liên minh thuế quan và khu vực mậu dịch tự do cũng như trở thành hạt nhân và đầu tàu cho quá trình hợp tác và liên kết trên cả châu lục.
Không thể nói là MERCOSUR không đạt được tiến triển gì nhưng những mục tiêu mà họ đặt ra hiện vẫn rất xa vời. Mới đây, trong buổi trả lời phỏng vấn Hãng thông tấn EFE của Tây Ban Nga, Phó Tổng thống U-ru-goay Đa-ni-lô Át-xtô-ri (Danilo Astori) đã công khai những đánh giá mang tính bi quan về thực trạng và triển vọng của MERCOSUR. Ông Đ. Át-xtô-ri nói: "Chúng tôi - có nghĩa là các thành viên MERCOSUR - chưa khi nào có được thị trường chung. Liên minh thuế quan gần như không hoạt động. Khu vực mậu dịch tự do chẳng phát huy được tác dụng gì. Hiện tại, MERCOSUR đang ở trong tình trạng không có khả năng hoạt động trên thực tế".
Hội nghị thường niên năm nay của MERCOSUR chưa giúp được tổ chức này có được những kiến giải khả thi nhằm tạo ra sự chuyển biến mang tính đột phá và cơ bản. Lý do chính cho sự trì trệ và kém hiệu quả thiết thực của MERCOSUR cho tới nay, trước hết là ở tình trạng lực bất tòng tâm trong MERCOSUR chứ không phải hoàn toàn là do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế trên thế giới trong thời gian qua. Tình trạng trì trệ này là kết quả tác động của nhiều nhân tố, hệ luỵ của nhiều diễn biến và hậu quả của không ít đường lối chính sách ở chính các nước thành viên, ở khu vực cũng như trên thế giới. Nó thể hiện cụ thể trên bốn phương diện.
Thứ nhất, tất cả các thành viên MERCOSUR, cũ cũng như mới, đều gặp rất nhiều khó khăn về vấn đề chính trị nội bộ, kinh tế và xã hội. Những khó khăn ấy bộc lộ tính thiếu bền vững trong sự phát triển ở từng thành viên. Làn sóng biểu tình phản đối chính phủ vừa qua ở Bra-xin là ví dụ điển hình. Các quốc gia còn lại như Ác-hen-ti-na, Vê-nê-xu-ê-la, U-ru-goay và Pa-ra-goay tuy chưa đến mức như ở Bra-xin nhưng lại có những mặt khác sâu sắc hơn. Tình hình đất nước như thế khiến các thành viên không thể đóng góp được nhiều và thiết thực hơn cho sự phát triển của MERCOSUR.
Thứ hai, môi trường kinh tế, tài chính và tiền tệ chung trên thế giới trong thời gian qua đều không mấy thuận lợi đối với rất nhiều nước trên thế giới, trong đó có các thành viên MERCOSUR. Lẽ ra, trong bối cảnh tình hình như vậy, các thành viên phải đồng tâm hiệp lực, đồng sức đồng lòng giúp đỡ lẫn nhau để tạo ra sức mạnh cộng hưởng. Nhưng nội bộ MERCOSUR lại bất đồng và phân rẽ sâu sắc, đặc biệt trong vấn đề kết nạp thành viên mới và quan hệ với Mỹ cũng như ở cuộc ganh đua giữa Bra-xin và Ác-hen-ti-na.
Thứ ba, sự trì trệ trong việc thực hiện những dự định lớn là thị trường chung, khu vực mậu dịch tự do và liên minh thuế quan đã làm các thành viên phần nào nản chí và mất lòng tin vào tương lai chung. MERCOSUR đã để mất thiên thời, mai một dần tính nhân hòa và chưa phát huy được địa lợi. MERCOSUR không còn giữ được hào khí, vị thế và ảnh hưởng như thủa ban đầu đối với các thành viên và cả khu vực.
Thứ tư, MERCOSUR đã và vẫn đang bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi nhiều tổ chức và hình thức hợp tác và liên kết khu vực, châu lục khác. Từ việc là sự lựa chọn sáng giá duy nhất, MERCOSUR giờ chỉ còn là một trong nhiều sự lựa chọn mà các quốc gia ở khu vực này có được, nếu muốn tham gia liên kết và hợp tác khu vực hay châu lục. Chẳng hạn như U-ru-goay không dấu diếm ý định sao nhãng MERCOSUR để quan tâm hơn tới Liên minh Thái Bình Dương mới được thành lập.
Muốn thoát khỏi tình trạng ấy, MERCOSUR giờ phải nhanh chóng tìm lại và phát hiện lại chính mình./.
Văn hóa dân tộc trong không gian lịch sử văn hóa Bắc miền Trung trước yêu cầu đổi mới và phát triển  (24/07/2013)
“Đi đêm” để “ngủ ngày” (!)  (24/07/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên