“Đi đêm” để “ngủ ngày” (!)
Nhưng điều khác đáng nói hơn ở đây có lẽ là, trong dư luận bắt đầu phân ra rất nhiều hướng nhận định:
Có người thì tỏ thái độ bất bình, ngạc nhiên, sửng sốt.
Cũng có người thốt ra rằng: “Ít thế thôi á! Có trường hợp chạy vào chân tạp vụ một nơi thuộc diện vùng “sâu - cao - xa” mà cũng mất tới 75 triệu…, nữa là!”.
Nhưng một hướng nhận định nữa là tỏ thái độ thản nhiên, coi đó như “chuyện thường ngày ở huyện!” (mượn tên gọi của một tiểu thuyết nước ngoài nổi tiếng). Ai cũng biết, nhưng chẳng qua là vì chưa có người nói ra đấy thôi!
Bản thân tôi lại lo tính đến một “góc khuất” khác, đó là bậc lương mới vào công chức là 2,34 nhân với lương cơ bản hiện nay: 1.050.000 đồng, nhân với 85 phần trăm và trừ đi 9,5% bảo hiểm các loại, cuối cùng đến tay công chức mới vào nghề chưa được đầy 1,9 triệu đồng! Nếu thuê nhà để ở thì chắc cũng mất một phần tư số thu nhập ấy. Thế nhưng người ta vẫn “lao”, thậm chí “lao ác”, thì mới dám chi 100 triệu “đi đêm” chứ!
Vậy có hai khả năng xảy ra theo lô-gích đời thường:
Một là, bỏ 100 triệu đồng coi như “con săn sắt”, để chờ cơ hội sẽ bắt “con cá rô”. Con cá rô đó to đến chừng nào và đến bằng cách nào chắc mọi người cũng biết cả, nên xin không được nói gì thêm.
Hai là, không còn cơ hội nào lớn hơn 1,9 triệu đồng để lựa chọn, nên đành “chuột chạy cùng sào” vào làm công chức, để thực hiện cái thứ chiến lược, tạm gọi là tìm nơi trú chân.
Mà có lẽ cái khả năng thứ hai cũng không phải là hiếm. Chuyện là tại một cơ quan nọ, khi có sự thay đổi người đứng đầu, thì quy luật tân quan, tân chính sách đã xảy ra, và hậu quả tất yếu là không còn cảnh “ăn không, ngồi rồi”, “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”, nhưng rồi mỗi năm đến kỳ tổng kết, bình xét thi đua, mọi người vẫn đều hoàn thành nhiệm vụ. Khi thước đo hiệu quả và hiệu suất công việc đã rõ ràng, thì số người thuộc nhóm thứ hai kể trên bỗng dưng “phát lộ”.
Việc thực hiện nghiêm quy chế và có thái độ kiên quyết với thói chây lười trong công việc của vị sếp mới này đã được số đông quần chúng tốt, các tổ chức đảng, công đoàn, đoàn thanh niên và ban giám đốc rất mực ủng hộ, coi đây như một cuộc “cách mạng” và họ quyết tâm thanh lọc.
Điều gì đến đã đến, một trong số các đối tượng cần phải thanh lọc kỳ này đã được mời lên gặp “lãnh đạo”. Sau khi mọi người phát biểu, giải thích chủ trương, phân tích mọi bề lợi - hại khi đưa ra quyết định thông báo chấm dứt hợp đồng lao động, để sau 45 ngày theo Điều 38 của Bộ Luật Lao động, thì “đương sự” đã lặng đi trong chốc lát, nhưng không phải là quá đột ngột, rồi chậm rãi nói: “Tôi được tuyển vào đây không phải do các anh. Hơn nữa tôi thuộc diện hợp đồng không xác định thời hạn và hưởng lương ngân sách. Tiền đó do ngân sách cấp, không liên quan gì đến doanh thu của các anh (vì đây là đơn vị sự nghiệp được cấp một phần ngân sách). Bởi vậy, không thể vì lý do khó khăn tài chính mà chấm dứt hợp đồng đối với tôi”.
Lúc này, chính số đông các “quan chức” cùng ngồi họp để thực hiện cái thủ tục thông báo kia mới “tròn con mắt”. Không ai nói ra, nhưng có lẽ ai cũng hiểu ra một điều, chính vì nhận thức của người lao động là “ta đã có ngân sách chu cấp lương rồi thì làm việc, hay không làm việc chẳng ảnh hưởng đến “niêu cơm” của ai trong tập thể. Ngoài ra, cũng phải có cái lý do gì gì nữa thì mới làm cho người lao động có thái độ “nhơn, nhơn” trong công việc, coi trời bằng vung như vậy!
Theo đó, người viết bài này cũng thiển nghĩ, nếu trong “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức đã từng chấp nhận “đi đêm” để rồi dù không có năng lực, không có ý thức và nhiệt huyết để làm việc, cho nên tìm chỗ trú chân để… “ngủ ngày!” và số đó đông lên thì thử hỏi lấy đâu đủ ngân sách để khuyến khích người tài, người làm được việc. Ấy là chưa nói tới chiều sâu thẳm của vấn đề là, tiền của ngân sách nhà nước… do ai làm ra kia chứ?.
Nhiều hoạt động tri ân các đối tượng chính sách, người có công  (23/07/2013)
Tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam - Hoa Kỳ  (23/07/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Đoàn Tạp chí Cộng sản thăm, làm việc với Đảng Cộng sản Ấn Độ và Đảng Cộng sản Ấn Độ-Mác-xít
- Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên
- Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên