Định lại hướng chính sách ở thời khó khăn
12:12, ngày 05-03-2013
TCCSĐT - Nhìn từ giác độ truyền thống lịch sử, tôn giáo, văn hóa và xã hội thì việc bà Pắc Cưn Hi (Park Geun Hye) trở thành nữ tổng thống đầu tiên là một dấu mốc đặc biệt ở Hàn Quốc. Tại lễ nhậm chức của mình, bà đã cam kết sẽ phục hồi phát triển kinh tế, cải cách hệ thống giáo dục và khôi phục lòng tin trên bán đảo Triều Tiên.
Bà Pắc Cưn Hi là con gái của cựu lãnh đạo Hàn Quốc Pắc Chung Hi (Park Chung Hee). Tuy không phải chuyện "cha truyền con nối" bởi thời của bà Pắc Cưn Hi vừa khác lại vừa cách xa thời nhà cựu độc tài trị vì nhưng ảnh hưởng và dấu ấn của người cha vẫn có tác động nhất định tới việc thắng cử của con gái. Mỗi người trong số họ có cái khó khác nhau khi cầm quyền, nhưng công bằng và khách quan mà nói thì thách thức hiện tại đặt ra đối với bà Pắc Cưn Hi phức tạp, nhạy cảm và nan giải hơn so với thời của người cha.
Hàn Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ 4 ở châu Á nhưng nhịp độ tăng trưởng kinh tế đang suy giảm và xuất khẩu ngày thêm khó khăn trong khi nền kinh tế nước này phụ thuộc đáng kể vào xuất khẩu. Người dân ở Hàn Quốc đã có được mức sống cao so với mức sống trung bình trên thế giới nhưng cơ cấu độ tuổi dân cư đang tiếp tục biến động theo hướng bất lợi cho nền kinh tế và hệ thống an sinh xã hội khi số người cao tuổi ngày càng đông hơn số người trẻ tuổi. Sự chênh lệch khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng với nhau trong nước ngày một sâu sắc. Cơ cấu kinh tế cả về ngành kinh tế lẫn thành phần kinh tế bộc lộ ngày càng nhiều bất cập.
Môi trường chính trị, an ninh và đối ngoại hiện tại cũng không hẳn thuận lợi đối với Hàn Quốc. Triều Tiên vừa thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba và trước đó phóng thành công tên lửa đẩy vệ tinh mà Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và phương Tây coi đó là cuộc thử nghiệm trá hình tên lửa đạn đạo. Quan hệ của Triều Tiên với Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc vì thế mà trở nên rất căng thẳng. Mối nguy cơ an ninh từ Triều Tiên được coi là thách thức lớn nhất đối với Hàn Quốc trong thời gian tới. Chuyện tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản cũng như giữa Nhật Bản và Hàn Quốc leo thang gay cấn trong thời gian qua đã làm biến động toàn bộ tình hình chính trị an ninh ở khu vực Đông Bắc Á. Sự trỗi dậy của Trung Quốc nói chung và về quân sự nói riêng cũng như việc Mỹ điều chỉnh chiến lược sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng ảnh hưởng nhiều tới môi trường an ninh và đối ngoại của Hàn Quốc.
Bà Pắc Cưn Hi đắc cử Tổng thống Hàn Quốc lần này nhờ vào những lá phiếu của cử tri nhiều tuổi chứ không phải từ những cử tri trẻ. Giới trẻ đa phần cho rằng, bà Pắc Cưn Hi không hiện đại và gần gũi dân chúng cũng như không có tầm nhìn cho tương lai đất nước. Cho nên nữ tổng thống mới của Hàn Quốc không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải xác định lại đường hướng chính sách để đưa Hàn Quốc thoát ra khỏi thời kỳ khó khăn.
Cải cách kinh tế và xã hội là những việc không tránh khỏi. Xử lý quan hệ với Triều Tiên là chuyện cấp thiết song điều mấu chốt là cần phải tìm ra cách tiếp cận mới và thực dụng. Những khái niệm mới được nữ tổng thống đưa ra là xây dựng "nền kinh tế sáng tạo" và "dân chủ hóa kinh tế". Tuy chưa được thể hiện cụ thể nhưng những khái niệm ấy ám chỉ định hướng chính cho những cuộc cải cách kinh tế, xã hội và pháp lý mà bà tổng thống mới chủ định và phải tiến hành. Đối với Triều Tiên, bà Pắc Cưn Hi vừa tỏ thái độ cứng rắn và kiên quyết trong đối phó với chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, nhưng đồng thời cũng lại vừa mềm dẻo và thiện chí trong việc cải thiện quan hệ hướng tới tái thống nhất bán đảo. Quan điểm, thái độ này vừa như lâu nay lại vừa có nét mới và rất thực tế. Chắc chắn nữ tổng thống mới của Hàn Quốc sẽ có chính sách cầm quyền khác với người tiền nhiệm cho dù cả hai đều cùng trong đảng cầm quyền ở Hàn Quốc./.
Hàn Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ 4 ở châu Á nhưng nhịp độ tăng trưởng kinh tế đang suy giảm và xuất khẩu ngày thêm khó khăn trong khi nền kinh tế nước này phụ thuộc đáng kể vào xuất khẩu. Người dân ở Hàn Quốc đã có được mức sống cao so với mức sống trung bình trên thế giới nhưng cơ cấu độ tuổi dân cư đang tiếp tục biến động theo hướng bất lợi cho nền kinh tế và hệ thống an sinh xã hội khi số người cao tuổi ngày càng đông hơn số người trẻ tuổi. Sự chênh lệch khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng với nhau trong nước ngày một sâu sắc. Cơ cấu kinh tế cả về ngành kinh tế lẫn thành phần kinh tế bộc lộ ngày càng nhiều bất cập.
Môi trường chính trị, an ninh và đối ngoại hiện tại cũng không hẳn thuận lợi đối với Hàn Quốc. Triều Tiên vừa thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba và trước đó phóng thành công tên lửa đẩy vệ tinh mà Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và phương Tây coi đó là cuộc thử nghiệm trá hình tên lửa đạn đạo. Quan hệ của Triều Tiên với Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc vì thế mà trở nên rất căng thẳng. Mối nguy cơ an ninh từ Triều Tiên được coi là thách thức lớn nhất đối với Hàn Quốc trong thời gian tới. Chuyện tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản cũng như giữa Nhật Bản và Hàn Quốc leo thang gay cấn trong thời gian qua đã làm biến động toàn bộ tình hình chính trị an ninh ở khu vực Đông Bắc Á. Sự trỗi dậy của Trung Quốc nói chung và về quân sự nói riêng cũng như việc Mỹ điều chỉnh chiến lược sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng ảnh hưởng nhiều tới môi trường an ninh và đối ngoại của Hàn Quốc.
Bà Pắc Cưn Hi đắc cử Tổng thống Hàn Quốc lần này nhờ vào những lá phiếu của cử tri nhiều tuổi chứ không phải từ những cử tri trẻ. Giới trẻ đa phần cho rằng, bà Pắc Cưn Hi không hiện đại và gần gũi dân chúng cũng như không có tầm nhìn cho tương lai đất nước. Cho nên nữ tổng thống mới của Hàn Quốc không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải xác định lại đường hướng chính sách để đưa Hàn Quốc thoát ra khỏi thời kỳ khó khăn.
Cải cách kinh tế và xã hội là những việc không tránh khỏi. Xử lý quan hệ với Triều Tiên là chuyện cấp thiết song điều mấu chốt là cần phải tìm ra cách tiếp cận mới và thực dụng. Những khái niệm mới được nữ tổng thống đưa ra là xây dựng "nền kinh tế sáng tạo" và "dân chủ hóa kinh tế". Tuy chưa được thể hiện cụ thể nhưng những khái niệm ấy ám chỉ định hướng chính cho những cuộc cải cách kinh tế, xã hội và pháp lý mà bà tổng thống mới chủ định và phải tiến hành. Đối với Triều Tiên, bà Pắc Cưn Hi vừa tỏ thái độ cứng rắn và kiên quyết trong đối phó với chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, nhưng đồng thời cũng lại vừa mềm dẻo và thiện chí trong việc cải thiện quan hệ hướng tới tái thống nhất bán đảo. Quan điểm, thái độ này vừa như lâu nay lại vừa có nét mới và rất thực tế. Chắc chắn nữ tổng thống mới của Hàn Quốc sẽ có chính sách cầm quyền khác với người tiền nhiệm cho dù cả hai đều cùng trong đảng cầm quyền ở Hàn Quốc./.
Đảng viên nam giới - vai trò tiên phong trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình  (05/03/2013)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Bộ Nguồn nhân lực Hungary  (05/03/2013)
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992  (05/03/2013)
Góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992  (04/03/2013)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên