Vị đắng của thắng cử
21:01, ngày 01-02-2013
TCCSĐT - Kết quả cuộc bầu cử Quốc hội ở I-xra-en đã không được như Thủ tướng Ben-gia-min Nê-ta-ni-a-hu (Benjamin Netanyahu) và liên minh cầm quyền mong đợi. Liên danh tranh cử giữa Đảng Li-cút (Likud) của ông B. Nê-ta-ni-a-hu và Đảng I-xra-en Bây-tê-nu (Beitenu) của cựu Bộ trưởng ngoại giao A.Li-bơ-men (A.Liebermann) tuy vẫn giành được nhiều phiếu bầu nhất, nhưng đồng thời cũng bị mất nhiều nhất.
Liên danh cánh hữu và tôn giáo này được ưu tiên có quyền đứng ra thành lập chính phủ liên hiệp nhưng vị thế đã bị yếu đi nhiều so với trước và sẽ phải "trả giá đắt hơn" cho các đảng phái chính trị trong chính phủ liên hiệp mới. Tất cả các đảng cánh hữu và cực hữu hợp lại chiếm đa số, dù rất mong manh, trong quốc hội mới (với 61 trong 120 ghế ở quốc hội), nhưng không phải tất cả trong số này đều sẵn sàng tham gia chính phủ liên hiệp mới do ông B. Nê-ta-ni-a-hu đứng đầu. Cho nên mới nói Thủ tướng B. Nê-ta-ni-a-hu tuy vẫn thắng cử nhưng thắng cử ấy lại mang theo vị đắng của thất bại.
Những suy tính của ông B. Nê-ta-ni-a-hu và ông A.Li-bơ-men khi thành lập liên danh tranh cử Li-cút - Bây-tê-nu đã không trở thành hiện thực. Những chủ đề tranh cử hàng đầu của liên danh này đã không còn phù hợp nữa với trào lưu biến động về chính trị xã hội ở I-xra-en. Vị thủ tướng này muốn tranh thủ lá phiếu của cử tri thuộc cánh hữu thì đa số cử tri muốn chính trường dịch chuyển về phía trung tâm hơn là thiên hữu. Ông B. Nê-ta-ni-a-hu muốn đề cao vấn đề an ninh thì cử tri lại quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị nội bộ ở I-xra-en.
Không phải chuyện chính trị, an ninh hay đối ngoại mà những chủ đề về chính trị nội bộ và kinh tế xã hội như giảm thâm hụt ngân sách nhà nước, cải cách trên những lĩnh vực chính sách như xây dựng nhà ở, giáo dục, đào tạo và y tế.... đã chi phối kết quả cuộc bầu cử lần này. Ngay cả tiến trình hòa bình và hòa giải với Pa-le-xtin hay chương trình hạt nhân của I-ran cũng chỉ là thứ yếu đối với họ. Đó là nét rất mới với những tác động rất sâu sắc trên nhiều phương diện ở I-xra-en.
Suy giảm sự hậu thuẫn chính trị nội bộ chỉ là một trong nhiều cái khó đối với chính phủ liên hiệp của ông B. Nê-ta-ni-a-hu. Chính biến ở Bắc Phi và Trung Đông, cuộc chiến tranh đã qua của NATO ở Li-bi và của Pháp hiện tại ở Ma-li cũng như tình hình nội bộ Xy-ri với tất cả mọi tác động, hậu quả và hệ luỵ của chúng đã làm thay đổi hoàn toàn môi trường chính trị, an ninh bên ngoài theo hướng bất lợi nhiều hơn là thuận lợi cho I-xra-en.
Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma trong nhiệm kỳ cầm quyền cuối cùng không còn phải để ý đến cơ hội tái cử thêm một lần nữa nên có thể gia tăng áp lực chính trị đối với Chính phủ I-xra-en để thúc đẩy tiến trình hòa bình và hòa giải với Pa-le-xtin. Bối cảnh ấy phần nào làm cho "vị đắng" thắng cử của ông B. Nê-ta-ni-a-hu càng thêm đậm.
Không tạo dựng được sự hậu thuẫn chính trị sâu rộng ở trong nước, trước hết là ở trong quốc hội thì ông B. Nê-ta-ni-a-hu và chính phủ liên hiệp mới cũng không thể thoát được ra khỏi tình thế khó khăn. Vì thế, dù thâm tâm không hề muốn song ông B. Nê-ta-ni-a-hu cũng vẫn phải tìm cách thành lập chính phủ liên hiệp mới với Đảng "Có một tương lai" của ông Y-ai-a La-pít (Yair Lapid). Đảng này vừa mới được thành lập, không thuộc cảnh hữu, cực hữu và tôn giáo như ông B. Nê-ta-ni-a-hu, nhưng là đảng lớn thứ hai trong quốc hội, là bên thắng cử bất ngờ và thực sự.
Như thế có nghĩa là ông B. Nê-ta-ni-a-hu phải nhượng bộ cả về nhân sự và chính sách, phải bớt cực đoan và thổi phồng vấn đề an ninh mà tập trung thực chất vào những vấn đề chính trị xã hội. Việc I-xra-en từ nay phải bận rộn hơn với những chuyện nội bộ sẽ khiến tiến trình hòa bình và hòa giải ở Trung Đông khó có thể tiến triển đáng kể, trừ khi Mỹ và các đồng minh của I-xra-en tận dụng cơ hội này để ép I-xra-en tiến bước thực sự theo lộ trình hòa bình đã được đề ra ở Hòa ước Ốt-xlô (Oslo) và các phe phái Pa-le-xtin hoá giải mọi bất hòa để thực sự "cùng hội, cùng thuyền" trong quan hệ với I-xra-en./.
Những suy tính của ông B. Nê-ta-ni-a-hu và ông A.Li-bơ-men khi thành lập liên danh tranh cử Li-cút - Bây-tê-nu đã không trở thành hiện thực. Những chủ đề tranh cử hàng đầu của liên danh này đã không còn phù hợp nữa với trào lưu biến động về chính trị xã hội ở I-xra-en. Vị thủ tướng này muốn tranh thủ lá phiếu của cử tri thuộc cánh hữu thì đa số cử tri muốn chính trường dịch chuyển về phía trung tâm hơn là thiên hữu. Ông B. Nê-ta-ni-a-hu muốn đề cao vấn đề an ninh thì cử tri lại quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị nội bộ ở I-xra-en.
Không phải chuyện chính trị, an ninh hay đối ngoại mà những chủ đề về chính trị nội bộ và kinh tế xã hội như giảm thâm hụt ngân sách nhà nước, cải cách trên những lĩnh vực chính sách như xây dựng nhà ở, giáo dục, đào tạo và y tế.... đã chi phối kết quả cuộc bầu cử lần này. Ngay cả tiến trình hòa bình và hòa giải với Pa-le-xtin hay chương trình hạt nhân của I-ran cũng chỉ là thứ yếu đối với họ. Đó là nét rất mới với những tác động rất sâu sắc trên nhiều phương diện ở I-xra-en.
Suy giảm sự hậu thuẫn chính trị nội bộ chỉ là một trong nhiều cái khó đối với chính phủ liên hiệp của ông B. Nê-ta-ni-a-hu. Chính biến ở Bắc Phi và Trung Đông, cuộc chiến tranh đã qua của NATO ở Li-bi và của Pháp hiện tại ở Ma-li cũng như tình hình nội bộ Xy-ri với tất cả mọi tác động, hậu quả và hệ luỵ của chúng đã làm thay đổi hoàn toàn môi trường chính trị, an ninh bên ngoài theo hướng bất lợi nhiều hơn là thuận lợi cho I-xra-en.
Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma trong nhiệm kỳ cầm quyền cuối cùng không còn phải để ý đến cơ hội tái cử thêm một lần nữa nên có thể gia tăng áp lực chính trị đối với Chính phủ I-xra-en để thúc đẩy tiến trình hòa bình và hòa giải với Pa-le-xtin. Bối cảnh ấy phần nào làm cho "vị đắng" thắng cử của ông B. Nê-ta-ni-a-hu càng thêm đậm.
Không tạo dựng được sự hậu thuẫn chính trị sâu rộng ở trong nước, trước hết là ở trong quốc hội thì ông B. Nê-ta-ni-a-hu và chính phủ liên hiệp mới cũng không thể thoát được ra khỏi tình thế khó khăn. Vì thế, dù thâm tâm không hề muốn song ông B. Nê-ta-ni-a-hu cũng vẫn phải tìm cách thành lập chính phủ liên hiệp mới với Đảng "Có một tương lai" của ông Y-ai-a La-pít (Yair Lapid). Đảng này vừa mới được thành lập, không thuộc cảnh hữu, cực hữu và tôn giáo như ông B. Nê-ta-ni-a-hu, nhưng là đảng lớn thứ hai trong quốc hội, là bên thắng cử bất ngờ và thực sự.
Như thế có nghĩa là ông B. Nê-ta-ni-a-hu phải nhượng bộ cả về nhân sự và chính sách, phải bớt cực đoan và thổi phồng vấn đề an ninh mà tập trung thực chất vào những vấn đề chính trị xã hội. Việc I-xra-en từ nay phải bận rộn hơn với những chuyện nội bộ sẽ khiến tiến trình hòa bình và hòa giải ở Trung Đông khó có thể tiến triển đáng kể, trừ khi Mỹ và các đồng minh của I-xra-en tận dụng cơ hội này để ép I-xra-en tiến bước thực sự theo lộ trình hòa bình đã được đề ra ở Hòa ước Ốt-xlô (Oslo) và các phe phái Pa-le-xtin hoá giải mọi bất hòa để thực sự "cùng hội, cùng thuyền" trong quan hệ với I-xra-en./.
Chống gia cầm nhập lậu là một cuộc chiến quyết liệt  (31/01/2013)
VDB tài trợ 662 tỷ đồng xây dựng đường dây 500kV  (31/01/2013)
Mở rộng tín dụng hiệu quả hỗ trợ tăng trưởng kinh tế  (31/01/2013)
Phó Thủ tướng khảo sát hai mô hình chăn nuôi mới  (31/01/2013)
Liên hợp quốc yêu cầu Israel rút dân khỏi lãnh thổ chiếm đóng  (31/01/2013)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay