Việt Nam - Đức thúc đẩy hợp tác phát triển toàn diện
22:58, ngày 09-10-2011
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng nước Cộng hòa liên bang Đức, An-ghê-la Mêc-ken (Angela Merkel) sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11-12-10.
Tháp tùng Thủ tướng Đức có Lãnh đạo và quan chức cao cấp một số bộ, ngành, địa phương của Đức, Nghị sỹ Quốc hội Đức và đại diện nhiều tập đoàn kinh tế Đức.
Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 23-9-1975. Từ đó đến nay, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển tích cực, sâu rộng, hiệu quả và toàn diện. Sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước ngày càng được tăng cường thông qua duy trì trao đổi đoàn cấp cao và cơ chế tham vấn chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao được thiết lập từ năm 2008.
Đến nay, hai nước đã ký một số Hiệp định tạo cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác kinh tế như Hiệp định tránh đánh thuế hai lần; Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư, các hiệp định Hàng hải, Hàng không.
Về thương mại, Cộng hòa Liên bang Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu, chiếm 19% xuất khẩu của Việt Nam sang EU và cũng là cửa ngõ trung chuyển quan trọng của hàng hóa Việt Nam sang các thị trường khác ở châu Âu.
Việt Nam được Cộng hòa Liên bang Đức xếp hạng đối tác thương mại thứ 40/144 nước xuất khẩu hàng hóa vào Cộng hòa Liên bang Đức, hạng 55/144 nước nhập khẩu hàng hóa từ Cộng hòa Liên bang Đức và hạng 47/144 nước đối tác thương mại chính trên kim ngạch hai chiều.
Trong 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu của Việt Nam sang Cộng hòa Liên bang Đức đạt 1,7836 tỉ USD, tăng 42% trong khi nhập khẩu từ Cộng hòa Liên bang Đức đạt 1,1008 tỉ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2010. Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Cộng hòa Liên bang Đức theo thứ tự tổng trị giá là giày dép, hàng dệt may, cà phê hạt, đồ gỗ, thủy sản, đồ da... và nhập từ Cộng hòa Liên bang Đức chủ yếu là máy móc, thiết bị kỹ thuật, ôtô, máy dệt, dược phẩm, hóa chất.
Đầu tư của Đức vào Việt Nam vẫn ở mức rất khiêm tốn so với tiềm năng và mong muốn của hai bên. Tính đến ngày 20-8-2011, Đức có 167 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 864 triệu USD, đứng thứ 24/92 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Hầu hết các dự án của Đức tập trung trong lĩnh vực công nghệ chế biến, chế tạo, sản xuất, phân phối điện, nông, lâm ngư nghiệp, ngân hàng, bảo hiểm... Các sự án đầu tư của Đức phân bố ở 24 tỉnh, thành của Việt Nam, trong đó tập trung chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương và Đồng Nai.
Tính đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã có 11 dự án đăng ký đầu tư sang Đức với tổng vốn đăng ký là 30,95 triệu USD, trong đó số vốn của các nhà đầu tư Việt Nam là 21,44 triệu USD. Đây sẽ là những công ty mở đầu cho các doanh nghiệp Việt Nam tham nhập thị trường Đức và EU.
Cộng hòa Liên bang Đức là một trong những nước viện trợ nhiều và thường xuyên ODA cho Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm: Hỗ trợ cải cách kinh tế, phát triển kinh tế bền vững; Chính sách môi trường, bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên bao gồm cung cấp nước và xử lý nước và rác thải; y tế, kế hoạch hóa gia đình, phòng chống HIV/AIDS.
Từ năm 1990, Việt Nam và Đức đã ký Hiệp định Hợp tác văn hóa, tạo tiền đề cho việc thúc đẩy hợp tác và trao đổi văn hóa giữa hai nước. Hằng năm, nhiều đoàn nghệ thuật Việt Nam sang Đức biểu diễn phục vụ bà con Việt Kiều, giới thiệu nền nghệ thuật Việt Nam tới công chúng Đức. Hợp tác giáo dục và đào tạo giữa hai nước thời gian qua cũng đạt nhiều kết quả tốt đẹp.
Mỗi năm, Cộng hòa Liên bang Đức cấp cho Việt Nam nhiều học bổng đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ. Ngoài ra, các cơ quan chức năng của hai nước đang tích cực triển khai Chương trình đào tạo 85 nghiên cứu sinh/năm tại bang Hessen của Cộng hòa Liên bang Đức.
Quan hệ hợp tác khoa học-kỹ thuật giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức thường xuyên trao đổi các đoàn nghiên cứu khoa học, tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên ngành và triển khai các dự án nghiên cứu chung với sự tham gia của các chuyên gia hai bên.
Quan hệ hợp tác quốc phòng, hai nước có những bước phát triển tích cực trong những năm qua. Bên cạnh quan hệ với Việt Nam ở cấp Chính phủ, các tiểu bang ở Đức rất chủ động tăng cường hợp tác với Việt Nam. Hiện nay số người Việt Nam ở Đức vào khoảng 100.000 người, trong đó 20% đã nhập quốc tịch Đức; 80% số còn lại đã có quy chế cư trú hợp pháp.
Tiềm năng hợp tác giữa hai nước được đánh giá là còn rất lớn, chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng An-gê-la Mêc-ken lần này sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ giữa hai nước tiếp tục phát triển tích cực và sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.../.
Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 23-9-1975. Từ đó đến nay, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển tích cực, sâu rộng, hiệu quả và toàn diện. Sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước ngày càng được tăng cường thông qua duy trì trao đổi đoàn cấp cao và cơ chế tham vấn chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao được thiết lập từ năm 2008.
Đến nay, hai nước đã ký một số Hiệp định tạo cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác kinh tế như Hiệp định tránh đánh thuế hai lần; Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư, các hiệp định Hàng hải, Hàng không.
Về thương mại, Cộng hòa Liên bang Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu, chiếm 19% xuất khẩu của Việt Nam sang EU và cũng là cửa ngõ trung chuyển quan trọng của hàng hóa Việt Nam sang các thị trường khác ở châu Âu.
Việt Nam được Cộng hòa Liên bang Đức xếp hạng đối tác thương mại thứ 40/144 nước xuất khẩu hàng hóa vào Cộng hòa Liên bang Đức, hạng 55/144 nước nhập khẩu hàng hóa từ Cộng hòa Liên bang Đức và hạng 47/144 nước đối tác thương mại chính trên kim ngạch hai chiều.
Trong 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu của Việt Nam sang Cộng hòa Liên bang Đức đạt 1,7836 tỉ USD, tăng 42% trong khi nhập khẩu từ Cộng hòa Liên bang Đức đạt 1,1008 tỉ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2010. Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Cộng hòa Liên bang Đức theo thứ tự tổng trị giá là giày dép, hàng dệt may, cà phê hạt, đồ gỗ, thủy sản, đồ da... và nhập từ Cộng hòa Liên bang Đức chủ yếu là máy móc, thiết bị kỹ thuật, ôtô, máy dệt, dược phẩm, hóa chất.
Đầu tư của Đức vào Việt Nam vẫn ở mức rất khiêm tốn so với tiềm năng và mong muốn của hai bên. Tính đến ngày 20-8-2011, Đức có 167 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 864 triệu USD, đứng thứ 24/92 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Hầu hết các dự án của Đức tập trung trong lĩnh vực công nghệ chế biến, chế tạo, sản xuất, phân phối điện, nông, lâm ngư nghiệp, ngân hàng, bảo hiểm... Các sự án đầu tư của Đức phân bố ở 24 tỉnh, thành của Việt Nam, trong đó tập trung chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương và Đồng Nai.
Tính đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã có 11 dự án đăng ký đầu tư sang Đức với tổng vốn đăng ký là 30,95 triệu USD, trong đó số vốn của các nhà đầu tư Việt Nam là 21,44 triệu USD. Đây sẽ là những công ty mở đầu cho các doanh nghiệp Việt Nam tham nhập thị trường Đức và EU.
Cộng hòa Liên bang Đức là một trong những nước viện trợ nhiều và thường xuyên ODA cho Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm: Hỗ trợ cải cách kinh tế, phát triển kinh tế bền vững; Chính sách môi trường, bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên bao gồm cung cấp nước và xử lý nước và rác thải; y tế, kế hoạch hóa gia đình, phòng chống HIV/AIDS.
Từ năm 1990, Việt Nam và Đức đã ký Hiệp định Hợp tác văn hóa, tạo tiền đề cho việc thúc đẩy hợp tác và trao đổi văn hóa giữa hai nước. Hằng năm, nhiều đoàn nghệ thuật Việt Nam sang Đức biểu diễn phục vụ bà con Việt Kiều, giới thiệu nền nghệ thuật Việt Nam tới công chúng Đức. Hợp tác giáo dục và đào tạo giữa hai nước thời gian qua cũng đạt nhiều kết quả tốt đẹp.
Mỗi năm, Cộng hòa Liên bang Đức cấp cho Việt Nam nhiều học bổng đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ. Ngoài ra, các cơ quan chức năng của hai nước đang tích cực triển khai Chương trình đào tạo 85 nghiên cứu sinh/năm tại bang Hessen của Cộng hòa Liên bang Đức.
Quan hệ hợp tác khoa học-kỹ thuật giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức thường xuyên trao đổi các đoàn nghiên cứu khoa học, tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên ngành và triển khai các dự án nghiên cứu chung với sự tham gia của các chuyên gia hai bên.
Quan hệ hợp tác quốc phòng, hai nước có những bước phát triển tích cực trong những năm qua. Bên cạnh quan hệ với Việt Nam ở cấp Chính phủ, các tiểu bang ở Đức rất chủ động tăng cường hợp tác với Việt Nam. Hiện nay số người Việt Nam ở Đức vào khoảng 100.000 người, trong đó 20% đã nhập quốc tịch Đức; 80% số còn lại đã có quy chế cư trú hợp pháp.
Tiềm năng hợp tác giữa hai nước được đánh giá là còn rất lớn, chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng An-gê-la Mêc-ken lần này sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ giữa hai nước tiếp tục phát triển tích cực và sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.../.
Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam hỗ trợ 8 tỉnh vùng lũ đồng bằng sông Cửu Long 3,5 tỷ đồng  (08/10/2011)
Mười năm cuộc chiến tranh ở Áp-ga-ni-xtan: Số liệu và sự kiện  (08/10/2011)
Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc: nhìn lại và đi tới  (08/10/2011)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm