Phát triển đội ngũ doanh nhân khu vực kinh tế tư nhân hiện nay
10:23, ngày 20-05-2011
TCCSĐT - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng
(tháng 4-2006) đã chủ trương cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân. Quan điểm
đó lại tiếp tục được phát triển bằng chủ trương “thực hiện thí điểm việc kết
nạp những người là chủ doanh nghiệp tư nhân đủ tiêu chuẩn vào Đảng” ở Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XI (tháng 1-2011). Đây là một bước phát triển không
chỉ trong nhận thức về bản chất của Đảng, về chất lượng đảng viên, mà còn là
nhận thức đối với đội ngũ doanh nhân khu vực kinh tế tư nhân.
Doanh nhân ưu tú xứng đáng được đứng trong hàng ngũ của Đảng
Trên toàn quốc, nếu tính cả chủ hộ kinh doanh, đang có khoảng 5 triệu doanh nhân. Đây là lực lượng đông đảo, hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ tham gia đóng góp từ 50% đến 70% vào nguồn thu ngân sách nhà nước, tạo ra nhiều việc làm cho xã hội. Cùng với sự phát triển chung của các thành phần kinh tế, kinh tế tư nhân ngày càng phát triển, đóng góp rất lớn cho nền kinh tế đất nước.
Nhiều ý kiến cho rằng, kết nạp những doanh nhân ưu tú vào Đảng là một chủ trương đúng đắn, góp phần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với sự phát triển của khu vực kinh tế này, làm tăng thêm sức mạnh, sức chiến đấu của Đảng, giúp Đảng hoàn thành được sứ mệnh vẻ vang với nhân dân, với dân tộc. Sự nghiệp phát triển kinh tế là của toàn dân chứ không chỉ của Nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước. Nhiều chủ doanh nghiệp tư nhân (DNTN) đang sản xuất kinh doanh rất có hiệu quả. Nhiều người là Anh hùng Lao động, nhận được nhiều sự tôn vinh... Họ thật sự là lực lượng ưu tú trong đội ngũ doanh nhân và xứng đáng được đứng vào hàng ngũ của Đảng.
Bản thân các doanh nhân cũng có nhiều người mong muốn được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Họ sẽ có điều kiện đóng góp nhiều hơn nữa cho xã hội, mặt khác, trong quá trình hoạt động, nếu doanh nghiệp gặp khó khăn, vướng mắc, họ sẽ đề xuất lên chi bộ. Như vậy, tiếng nói của doanh nhân sẽ có trọng lượng hơn, từ đó Đảng có thể xem xét, đề ra chính sách để giúp doanh nghiệp phát triển.
Theo Bảng Xếp hạng 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST 500) năm 2010 (công bố cuối tháng 3-2011), khu vực DNTN chiếm tới 78% số DN được xếp hạng lần này. Tương ứng với sự phát triển DN, đã có khoảng 5 triệu doanh nhân đang quản lý các DN thuộc những quy mô khác nhau.
Nhà nước cũng đã có nhiều quy định pháp luật về thu nhập của chủ DNTN, về trách nhiệm của doanh nhân trong việc bảo đảm quyền lợi của người lao động trong DN; chủ DNTN có thu nhập cao thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân với thuế suất cao. Như vậy, doanh nhân - chủ DNTN là một tầng lớp quan trọng trong cộng đồng, có sức đóng góp ngày càng to lớn, có nghĩa vụ và trách nhiệm đối với sự phát triển của nền kinh tế. Họ là những người trực tiếp quản lý, điều hành, phụ trách kỹ thuật, tức là người “có lao động” (theo tiêu chuẩn đảng viên như Điều lệ Đảng quy định); việc những người tiên tiến trong số họ được đứng trong hàng ngũ của Đảng càng thể hiện sinh động bản chất của Đảng là đội tiên phong của dân tộc và đại biểu lợi ích của dân tộc, cũng chính là phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong bối cảnh mới, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần chỉ rõ: “Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc”(1).
Là một tầng lớp trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh, các doanh nhân, tức là chủ của các DNTN thấu hiểu những chủ trương, chính sách cần thiết để tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự phát triển của đất nước. Việc những người tiên tiến trong tầng lớp doanh nhân đủ tiêu chuẩn đứng trong hàng ngũ của Đảng chắc chắn sẽ góp phần quan trọng vào việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nếu những đảng viên này được bố trí vào một số vị trí lãnh đạo sẽ càng tăng thêm chất lượng các quyết sách của Đảng và Nhà nước, sẽ có lợi cho sự phát triển của đất nước nói chung và nền kinh tế nói riêng.
Thống nhất nhận thức về vai trò, vị thế của tầng lớp doanh nhân trong nền kinh tế thị trường
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) có nêu nhiệm vụ xây dựng đội ngũ những nhà kinh doanh có tài, những nhà quản lý giỏi. Bộ Chính trị cũng quyết định xây dựng Đề án “Phát huy vai trò của doanh nhân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”. Đó là sự cổ vũ, động viên rất lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp và tầng lớp doanh nhân Việt Nam.
Trong các kiến nghị tại Đại hội XI có phần rất quan trọng là yêu cầu có chính sách, giải pháp để phát triển đội ngũ doanh nhân. Trong đó, điều cần quan tâm là tiếp tục hoàn thiện được môi trường kinh doanh bình đẳng. Trong những năm qua, môi trường kinh doanh đã có những bước tiến bộ rõ rệt, vì thế đã tạo điều kiện cho ra đời hàng ngàn doanh nghiệp, doanh nhân và phát triển với tốc độ nhanh chóng như hiện nay. Song môi trường kinh doanh cũng còn tồn tại những bất bình đẳng không thể phủ nhận giữa doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp nhỏ, hay doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân... Sự bất bình đẳng này, dù đã nói nhiều nhưng vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để. Chủ trương của Đảng là luôn tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, không có chuyện phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn có những vướng mắc và có những khoảng cách lớn trong cơ chế, chính sách, trong ứng xử cụ thể của các cơ quan chức năng, các địa phương.
Tâm lý và xu hướng bao giờ các đơn vị liên quan cũng dễ dàng cho doanh nghiệp nhà nước tiếp cận nguồn đất, nguồn vốn tín dụng hơn là các doanh nghiệp tư nhân... Vấn đề thực hiện công khai minh bạch các định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách hỗ trợ, đặc biệt là đối với các địa phương là một trong những mấu chốt để tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng. Từ việc công khai, minh bạch của các đơn vị, địa phương sẽ tạo cơ sở để bảo đảm môi trường kinh doanh bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là trong tiếp cận các nguồn lực sản xuất, tiếp cận thị trường... Ngoài ra, Nhà nước cũng nên định hướng doanh nghiệp, doanh nhân đầu tư vào hoạt động sản xuất, đầu tư công nghệ, nâng cao nguồn nhân lực..., bởi hiện tại nhiều doanh nghiệp, nhiều nguồn vốn vẫn đổ vào các lĩnh vực không tạo ra sản phẩm.
Doanh nhân thời kỳ nào cũng cần có trí tuệ. Doanh nhân thời kỳ mới càng cần có một nền tảng kiến thức văn hoá, xã hội phong phú, vận dụng hài hòa cả yếu tố truyền thống và hiện đại trong công việc. Đặc biệt là có ước vọng kinh doanh, ước vọng đó phải vì cả cá nhân, gia đình và vì sự phát triển của cộng đồng. Lao động của doanh nhân là loại lao động phức tạp, vừa phải có tri thức, năng lực, vừa phải có kinh nghiệm, đồng thời phải có quyết sách đúng lúc mới mang lại hiệu quả cao.
Cần có thêm những “sân chơi” cho đội ngũ doanh nhân
Ngày 15-5-2011, tại Hà Nội, Câu lạc bộ Doanh nhân LP Việt Nam đã chính thức ra mắt, được tổ chức với sự hợp tác giữa Học viện Doanh nhân LP Việt Nam và Công ty cổ phần sách Thái Hà.
Việc ra đời Câu lạc bộ tạo ra một sân chơi cho giới doanh nhân Việt Nam, là nơi chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức mới về kinh tế, kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Câu lạc bộ cũng là nơi các doanh nhân có thể tìm kiếm sự hợp tác, liên doanh với nhau, vì mục tiêu phát triển và thành công của từng doanh nghiệp. Ví dụ, qua những phân tích sâu sắc của Tiến sĩ Alan Phan về thị trường Trung Quốc, các doanh nhân của Câu lạc bộ đã trao đổi về các tình huống cụ thể trong quá trình làm ăn, kinh doanh với thị trường rộng lớn này, cách thức thâm nhập thị trường khép kín và nhiều rào cản này, cũng như rút ra kinh nghiệm trong làm ăn với các đối tác khác.
Câu lạc bộ Doanh nhân LP Việt Nam là tổ chức sinh hoạt chuyên môn có tính chất tự nguyện dành cho các doanh nhân trong khuôn khổ hoạt động của Học viện Doanh nhân LP Việt Nam. Theo ông Nguyễn Liên Phương- Giám đốc Học viện Doanh nhân LP Việt Nam, sau gần một năm hoạt động, Học viện đã công bố và triển khai 2 công trình khoa học kinh tế, đó là: Học thuyết kinh tế hình ảnh và Chương trình Quản trị cao cấp dành cho doanh nhân. Tính đến hết tháng 4-2011, đã có trên 1.500 doanh nhân và cán bộ quản lý doanh nghiệp tham gia các buổi thảo luận chuyên đề quản trị doanh nghiệp tại Học viện Doanh nhân LP Việt Nam. Hy vọng trong tương lai sẽ có thêm nhiều sân chơi bổ ích như vậy, góp phần phát triển đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh, đóng góp nhiều hơn nữa cho đất nước./.
-----------------------------------------------------
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t 10, tr 467
Trên toàn quốc, nếu tính cả chủ hộ kinh doanh, đang có khoảng 5 triệu doanh nhân. Đây là lực lượng đông đảo, hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ tham gia đóng góp từ 50% đến 70% vào nguồn thu ngân sách nhà nước, tạo ra nhiều việc làm cho xã hội. Cùng với sự phát triển chung của các thành phần kinh tế, kinh tế tư nhân ngày càng phát triển, đóng góp rất lớn cho nền kinh tế đất nước.
Nhiều ý kiến cho rằng, kết nạp những doanh nhân ưu tú vào Đảng là một chủ trương đúng đắn, góp phần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với sự phát triển của khu vực kinh tế này, làm tăng thêm sức mạnh, sức chiến đấu của Đảng, giúp Đảng hoàn thành được sứ mệnh vẻ vang với nhân dân, với dân tộc. Sự nghiệp phát triển kinh tế là của toàn dân chứ không chỉ của Nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước. Nhiều chủ doanh nghiệp tư nhân (DNTN) đang sản xuất kinh doanh rất có hiệu quả. Nhiều người là Anh hùng Lao động, nhận được nhiều sự tôn vinh... Họ thật sự là lực lượng ưu tú trong đội ngũ doanh nhân và xứng đáng được đứng vào hàng ngũ của Đảng.
Bản thân các doanh nhân cũng có nhiều người mong muốn được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Họ sẽ có điều kiện đóng góp nhiều hơn nữa cho xã hội, mặt khác, trong quá trình hoạt động, nếu doanh nghiệp gặp khó khăn, vướng mắc, họ sẽ đề xuất lên chi bộ. Như vậy, tiếng nói của doanh nhân sẽ có trọng lượng hơn, từ đó Đảng có thể xem xét, đề ra chính sách để giúp doanh nghiệp phát triển.
Theo Bảng Xếp hạng 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST 500) năm 2010 (công bố cuối tháng 3-2011), khu vực DNTN chiếm tới 78% số DN được xếp hạng lần này. Tương ứng với sự phát triển DN, đã có khoảng 5 triệu doanh nhân đang quản lý các DN thuộc những quy mô khác nhau.
Nhà nước cũng đã có nhiều quy định pháp luật về thu nhập của chủ DNTN, về trách nhiệm của doanh nhân trong việc bảo đảm quyền lợi của người lao động trong DN; chủ DNTN có thu nhập cao thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân với thuế suất cao. Như vậy, doanh nhân - chủ DNTN là một tầng lớp quan trọng trong cộng đồng, có sức đóng góp ngày càng to lớn, có nghĩa vụ và trách nhiệm đối với sự phát triển của nền kinh tế. Họ là những người trực tiếp quản lý, điều hành, phụ trách kỹ thuật, tức là người “có lao động” (theo tiêu chuẩn đảng viên như Điều lệ Đảng quy định); việc những người tiên tiến trong số họ được đứng trong hàng ngũ của Đảng càng thể hiện sinh động bản chất của Đảng là đội tiên phong của dân tộc và đại biểu lợi ích của dân tộc, cũng chính là phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong bối cảnh mới, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần chỉ rõ: “Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc”(1).
Là một tầng lớp trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh, các doanh nhân, tức là chủ của các DNTN thấu hiểu những chủ trương, chính sách cần thiết để tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự phát triển của đất nước. Việc những người tiên tiến trong tầng lớp doanh nhân đủ tiêu chuẩn đứng trong hàng ngũ của Đảng chắc chắn sẽ góp phần quan trọng vào việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nếu những đảng viên này được bố trí vào một số vị trí lãnh đạo sẽ càng tăng thêm chất lượng các quyết sách của Đảng và Nhà nước, sẽ có lợi cho sự phát triển của đất nước nói chung và nền kinh tế nói riêng.
Thống nhất nhận thức về vai trò, vị thế của tầng lớp doanh nhân trong nền kinh tế thị trường
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) có nêu nhiệm vụ xây dựng đội ngũ những nhà kinh doanh có tài, những nhà quản lý giỏi. Bộ Chính trị cũng quyết định xây dựng Đề án “Phát huy vai trò của doanh nhân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”. Đó là sự cổ vũ, động viên rất lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp và tầng lớp doanh nhân Việt Nam.
Trong các kiến nghị tại Đại hội XI có phần rất quan trọng là yêu cầu có chính sách, giải pháp để phát triển đội ngũ doanh nhân. Trong đó, điều cần quan tâm là tiếp tục hoàn thiện được môi trường kinh doanh bình đẳng. Trong những năm qua, môi trường kinh doanh đã có những bước tiến bộ rõ rệt, vì thế đã tạo điều kiện cho ra đời hàng ngàn doanh nghiệp, doanh nhân và phát triển với tốc độ nhanh chóng như hiện nay. Song môi trường kinh doanh cũng còn tồn tại những bất bình đẳng không thể phủ nhận giữa doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp nhỏ, hay doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân... Sự bất bình đẳng này, dù đã nói nhiều nhưng vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để. Chủ trương của Đảng là luôn tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, không có chuyện phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn có những vướng mắc và có những khoảng cách lớn trong cơ chế, chính sách, trong ứng xử cụ thể của các cơ quan chức năng, các địa phương.
Tâm lý và xu hướng bao giờ các đơn vị liên quan cũng dễ dàng cho doanh nghiệp nhà nước tiếp cận nguồn đất, nguồn vốn tín dụng hơn là các doanh nghiệp tư nhân... Vấn đề thực hiện công khai minh bạch các định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách hỗ trợ, đặc biệt là đối với các địa phương là một trong những mấu chốt để tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng. Từ việc công khai, minh bạch của các đơn vị, địa phương sẽ tạo cơ sở để bảo đảm môi trường kinh doanh bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là trong tiếp cận các nguồn lực sản xuất, tiếp cận thị trường... Ngoài ra, Nhà nước cũng nên định hướng doanh nghiệp, doanh nhân đầu tư vào hoạt động sản xuất, đầu tư công nghệ, nâng cao nguồn nhân lực..., bởi hiện tại nhiều doanh nghiệp, nhiều nguồn vốn vẫn đổ vào các lĩnh vực không tạo ra sản phẩm.
Doanh nhân thời kỳ nào cũng cần có trí tuệ. Doanh nhân thời kỳ mới càng cần có một nền tảng kiến thức văn hoá, xã hội phong phú, vận dụng hài hòa cả yếu tố truyền thống và hiện đại trong công việc. Đặc biệt là có ước vọng kinh doanh, ước vọng đó phải vì cả cá nhân, gia đình và vì sự phát triển của cộng đồng. Lao động của doanh nhân là loại lao động phức tạp, vừa phải có tri thức, năng lực, vừa phải có kinh nghiệm, đồng thời phải có quyết sách đúng lúc mới mang lại hiệu quả cao.
Cần có thêm những “sân chơi” cho đội ngũ doanh nhân
Ngày 15-5-2011, tại Hà Nội, Câu lạc bộ Doanh nhân LP Việt Nam đã chính thức ra mắt, được tổ chức với sự hợp tác giữa Học viện Doanh nhân LP Việt Nam và Công ty cổ phần sách Thái Hà.
Việc ra đời Câu lạc bộ tạo ra một sân chơi cho giới doanh nhân Việt Nam, là nơi chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức mới về kinh tế, kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Câu lạc bộ cũng là nơi các doanh nhân có thể tìm kiếm sự hợp tác, liên doanh với nhau, vì mục tiêu phát triển và thành công của từng doanh nghiệp. Ví dụ, qua những phân tích sâu sắc của Tiến sĩ Alan Phan về thị trường Trung Quốc, các doanh nhân của Câu lạc bộ đã trao đổi về các tình huống cụ thể trong quá trình làm ăn, kinh doanh với thị trường rộng lớn này, cách thức thâm nhập thị trường khép kín và nhiều rào cản này, cũng như rút ra kinh nghiệm trong làm ăn với các đối tác khác.
Câu lạc bộ Doanh nhân LP Việt Nam là tổ chức sinh hoạt chuyên môn có tính chất tự nguyện dành cho các doanh nhân trong khuôn khổ hoạt động của Học viện Doanh nhân LP Việt Nam. Theo ông Nguyễn Liên Phương- Giám đốc Học viện Doanh nhân LP Việt Nam, sau gần một năm hoạt động, Học viện đã công bố và triển khai 2 công trình khoa học kinh tế, đó là: Học thuyết kinh tế hình ảnh và Chương trình Quản trị cao cấp dành cho doanh nhân. Tính đến hết tháng 4-2011, đã có trên 1.500 doanh nhân và cán bộ quản lý doanh nghiệp tham gia các buổi thảo luận chuyên đề quản trị doanh nghiệp tại Học viện Doanh nhân LP Việt Nam. Hy vọng trong tương lai sẽ có thêm nhiều sân chơi bổ ích như vậy, góp phần phát triển đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh, đóng góp nhiều hơn nữa cho đất nước./.
-----------------------------------------------------
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t 10, tr 467
Tai tiếng, tai hại và tai họa  (19/05/2011)
Khép lại quá khứ  (19/05/2011)
Nâng cao tỷ lệ nữ trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp  (19/05/2011)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay