Khép lại quá khứ
TCCSĐT - Chuyến thăm 4 ngày của Nữ hoàng Anh Ê-li-da-bét (Elizabeth) II tại Ai-len là sự kiện có ý nghĩa rất to lớn đối với cả Anh lẫn Ai-len. Lần đầu tiên kể từ một thế kỷ nay mới lại có chuyến thăm của người đứng đầu nền quân chủ ở nước Anh đến Ai-len và mối quan hệ giữa hai nước vốn là một trong những mối quan hệ lâu đời nhất và nhiều trắc trở nhất trong lịch sử nền quân chủ Anh quốc.
Năm 1171, chính quyền phong kiến Anh xâm chiếm Ai-len. Năm 1541, Vua nước Anh khi đó là Hen-ry VIII tự tuyên cáo đồng thời là Vua của Ai-len. Năm 1911, Vua Giooc-giơ (George) V thăm Ai-len lần cuối cùng trước khi bùng nổ cuộc đấu tranh giành độc lập của người Ai-len năm 1916 đưa đến việc Ai-len trở thành quốc gia độc lập ngày 6-12-1922 mà lại còn độc lập thực sự chứ không phải độc lập như những thành viên Khối Thịnh vượng chung coi người đứng đầu nền quân chủ Anh quốc là người đứng đầu nhà nước của họ. Quá khứ, lịch sử ấy và cuộc đấu tranh giành độc lập của Ai-len đã khiến cho quan hệ giữa Anh và Ai-len trên danh nghĩa là bình thường nhưng trong thực tế lại không được bình thường. Bên cạnh những mắc mớ dai dẳng suốt bao thế kỷ về lịch sử, văn hoá và tôn giáo còn có thêm vấn đề Bắc Ai-len. Nhà nước quân chủ lập hiến ở Anh biết rằng không những không thể thay đổi được lịch sử liên quan đến hai nước mà còn phải cần đến Ai-len để giải quyết ổn thoả vấn đề Bắc Ai-len theo hướng thà chấp nhận cho Bắc Ai-len quyền tự chủ rộng rãi còn hơn để mất xứ ấy về Ai-len. Còn đối với Ai-len, càng bình đẳng và bình thường bao nhiêu với Anh thì càng có thể bảo đảm tốt hơn bấy nhiêu cho việc duy trì bản sắc văn hoá và tôn giáo dân tộc cũng như cho Bắc Ai-len có được quyền tự quyết thực sự về vận mệnh và tương lai chính trị của khu vực lãnh thổ đặc biệt này. Cho nên, nét đặc biệt ở chuyến thăm này của Nữ hoàng Anh Ê-li-da-bét II là Nữ hoàng Anh đến thăm những địa điểm có liên quan đến cuộc chiến tranh giành độc lập mà được người Ai-len coi là thiêng liêng cũng như sự chờ đợi Nữ hoàng Anh nói lời xin lỗi về những gì mà thực dân Anh trong quá khứ đã gây ra đối với con người và đất nước Ai-len sau khi Thủ tướng Anh Đa-vit Ca-mơ-run (David Cameron) đã làm việc đó cách đây một năm.
Cho nên chuyến thăm này của Nữ hoàng Anh Ê-li-da-bét II có thể được coi như dấu ấn về việc hai bên khép lại quá khứ để mở ra một kỷ nguyên quan hệ mới là quan hệ bình đẳng và hữu nghị thật sự chứ không chỉ trên phương diện pháp lý và danh nghĩa bề ngoài như trong gần một thế kỷ qua kể từ khi Ai-len độc lập với nền quân chủ lập hiến ở Anh. Và đó cũng là cách giúp Hoàng gia Anh bảo tồn được ảnh hưởng còn có được ở Ai-len.
Nâng cao tỷ lệ nữ trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp  (19/05/2011)
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết phát lệnh khởi công xây dựng cầu An Đông (Ninh Thuận)  (19/05/2011)
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên kiểm tra thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại Long An  (19/05/2011)
Tổng Giám đốc IMF từ chức  (19/05/2011)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay