Bàn về khơi thông và tăng giá trị kinh tế của di sản bảo tồn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh mới
Các di sản bảo tồn tại Quảng Ninh là kết tinh của đất, biển, trời và đời sống xã hội hiện thực của con người nơi đây trong lịch sử tiến trình văn minh, phản ánh bản sắc văn hóa phong phú và đậm đà, đời sống xã hội hiện thực sinh động qua hàng nghìn năm, chứa đựng những giá trị quá khứ to lớn về kinh tế, là nguồn tài nguyên hiện hữu, nguồn lực tiềm năng dồi dào, cần được khai thác phù hợp, hiệu quả. Từ góc nhìn của khoa học kinh tế, di sản bảo tồn tại Quảng Ninh có vai trò là nguồn lực cho sản xuất (tư liệu sản xuất) cần được khai thác hiệu quả, bền vững để tạo ra, tăng thêm giá trị kinh tế cho xã hội trong bối cảnh phát triển mới.
Góc nhìn của khoa học về di sản bảo tồn đối với phát triển kinh tế - xã hội
Với góc nhìn của khoa học kinh tế, di sản bảo tồn (DSBT) do con người tạo ra - một sản phẩm văn hóa, tinh thần là kết quả của quá trình lao động, sản xuất xã hội trong quá khứ, mang trong mình đầy đủ hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng, được kết tinh của cả lao động sống và lao động quá khứ được vật hoá trong đó, nay trở thành một loại nguồn lực, cùng với di sản thiên nhiên tạo thành nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế rất to lớn. Hơn nữa, DSBT trải qua thời gian cùng biến động của đời sống xã hội và tự nhiên, đến nay có thể coi là sản phẩm dở dang chưa hoàn chỉnh, dạng tiềm năng, cần tiếp tục hoàn chỉnh để trở thành những sản phẩm mới phục vụ cho tiêu dùng xã hội ở các ngành kinh tế khác nhau như văn hóa - du lịch (VHDL), làm tăng thêm giá trị kinh tế, qua đó tăng thêm thu nhập cho xã hội. Các hình thái của sản phẩm mới được tạo ra từ DSBT thường xuất hiện ở hình thái sản phẩm dịch vụ mang thuộc tính giá trị sử dụng thoả mãn nhu cầu về lịch sử, văn hoá, tâm linh, tri thức khoa học,… của con người, là hạt nhân có tác động tích cực, lan toả đối với sự phát triển của các ngành kinh tế có liên quan, như ngành công nghiệp hỗ trợ trong đó tác động trực tiếp và mạnh nhất là đối với nền kinh tế của địa phương có di sản, di tích bảo tồn, sau đây gọi chung tên là DSBT. Một khi các DSBT được quản lý, phát huy và khai thác hợp lý sẽ mang đến lợi ích nhiều mặt trong đó có lợi ích kinh tế cho các chủ thể trong xã hội như nhà nước, doanh nghiệp, người dân, giúp ngành văn hóa du lịch cùng các ngành kinh tế hỗ trợ phát triển, tạo thêm nhiều việc làm mới cho xã hội, nâng cao hơn thu nhập cho người dân.
Từ phương diện hài hoà lợi ích trong khai thác giá trị kinh tế và bảo đảm yêu cầu bảo tồn di sản, vì những lợi ích vô cùng to lớn, trường tồn, ngoài kinh tế thì việc khai thác DSBT phải trên hết và trước hết đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của bảo đảm bảo tồn di sản, rồi mới đến phát triển và khai thác giá trị kinh tế. Vì có như vậy thì DSBT mới trở thành nguồn lực kinh tế bền lâu cho khai thác giá trị kinh tế mới bền vững, đóng góp lâu dài hạn vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Điều này dựa trên cơ sở và tuân theo lý luận về quản lý, khai thác hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên, nguồn lực kinh tế có hạn của khoa học kinh tế.
Mặt khác, DSBT và các sản phẩm dịch vụ mới được tạo ra từ nó được xếp vào nhóm hàng hoá công cộng, được sử dụng (tiêu dùng) chung theo phân loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ (HHDV) của khoa học kinh tế, có nghĩa đây là loại HHDV phục vụ cho tiêu dùng của nhiều người cùng lúc và việc sử dụng HHDV của người này không làm mất đi hay loại bỏ cơ hội sử dụng chính HHDV ấy của người khác. Do đó, việc quản lý, khai thác (hàm ý sản xuất, lưu thống và phân phối), tiêu dùng hiệu quả và bền vững đòi hỏi phải có phương thức phù hợp với đặc trưng của loại hàng hoá công cộng trong bối cảnh và trong điều kiện thực tiễn cụ thể.
Và về phương diện chủ thể tiến hành hoạt động quản lý, tổ chức khai thác, cung cấp sản phẩm và tiêu dùng HHDV, DSBT là loại nguồn lực (tài sản) thuộc sử hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu thống nhất quản lý; hoạt động khai thác DSBT - tiến hành sản xuất, cung cấp, phân phối sản phẩm HHDV hình thành từ nó không nhất thiết phải là chủ thể thuộc Nhà nước, mà thay vào đó, để có thể phát huy và khai thác tối đa lợi thế và năng lực của các chủ thể khác nhau thuộc các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước, thì cần thu hút tối đa sự tham gia của họ, theo phương châm xã hội hóa cao nhất, trên cơ sở phương thức quản lý, khai thác, kinh doanh và tiêu dùng đã được đồng thuận và trong khung khổ pháp luật hiện hành, vì nguồn lực của Nhà nước là có hạn trong khi còn có những mục tiêu khác ưu tiên nguồn lực cao hơn và tuân theo đúng phương châm Nhà nước chỉ làm những gì mà khu vực ngoài Nhà nước không làm, không thể làm, không làm tốt đối với xã hội và làm những gì thuộc chức năng hoạt động của Nhà nước. Thêm nữa, hoạt động quản lý, khai thác, kinh doanh và tiêu dùng phải gắn với bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0), hàm ý rằng phải khai thác và ứng dụng tối đa những thành tựu văn minh của nhân loại về khoa học và công nghệ (KHCN) trong vai trò là tư liệu sản xuất trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý, khai thác, kinh doanh và tiêu dùng HHDV. Những lợi ích của việc này, đến nay, đã thấy rõ ở nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau trong đời sống hiện thực trong đó rõ nhất là việc nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng hóa loại hình và giảm chi phí sản xuất, kinh doanh sản phẩm HHDV, nâng cao hiệu quả và hiệu lực công tác theo dõi, giám sát, thẩm định các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Hoạt động kinh tế - sản xuất, lưu thông, phân phối và tiêu dùng HHDV trên cơ sở quản lý, phát huy và gia tăng giá trị kinh tế của DSBT tạo ra cơ hội thuận lợi, mang đến động lực tích cực và tác động lan toả cho sự phát triển đối với các ngành kinh tế liên quan, nhất là các ngành công nghiệp hỗ trợ, qua đó tạo thêm việc làm người dân và tăng thêm thu nhập cho các chủ thể kinh tế trong xã hội. Điều này tạo ra những tiền đề thuận lợi cho: sự hành thành các hoạt động SXKD theo chuỗi giá trị sản phẩm HHDV trong xã hội gắn với DSBT, đặc biệt là ngành kinh tế, không chỉ ngành công nghiệp, văn hóa du lịch nhằm mục đích tối ưu hiệu quả kinh tế - xã hội với trọng tâm là hiệu quả tài chính; và sự hình thành, phát triển của kinh tế xanh, tuần hoàn trong các ngành kinh tế có liên quan.
Một số đặc điểm của di sản bảo tồn của tỉnh Quảng Ninh hiện nay
Di sản hiện có của tỉnh Quảng Ninh rất nhiều đa dạng và độc đáo với khoảng 632 di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, trong số ấy có 5 khu di tích quốc gia đặc biệt, gồm: vịnh Hạ Long, Bạch Đằng, Yên Tử, Khu di tích Nhà Trần tại Đông Triều, Đền Cửa Ông - Cặp Tiên; 54 di tích cấp quốc gia,trong đó có đến 8 di tích Quốc gia đặc biệt, gồm: Danh lam Thắng cảnh Vịnh Hạ Long; Di tích Lịch sử và Danh lam Thắng cảnh Yên Tử; Di tích Lịch sử Bạch Đằng; Di tích Nhà Trần tại Đông Triều; Di tích Lịch sử Đền Cửa Ông; Di tích lịch sử quần thể Thương cảng Vân Đồn; Di tích kiến trúc - nghệ thuật đình Trà Cổ; Khu Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đảo Cô Tô. Và trên 360 di sản văn hóa phi vật thể mà trong đó gồm 7 di sản thuộc danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, gồm: Nghi lễ Then cổ của người Tày ở Bình Liêu, hát nhà tơ (hát, múa cửa đình), lễ hội đền Cửa Ông ở thành phố Cẩm Phả, lễ hội Tiên Công ở Quảng Yên, lễ hội đình Trà Cổ ở Móng Cái, lễ hội đình Quan Lạn tại Vân Đồn. Đặc biệt, thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái của Nước ta, mà trong đó Quảng Ninh có đại diện là Then của người Tày ở Bình Liêu, đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là nguồn lực to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hộicủa tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh mới, tạo ra sức thu hút mạnh mẽ cho tỉnh Quảng Ninh đối với các nhành đầu tư cùng du khách trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ninh còn tiếp tục tập trung lập hồ sơ khoa học cho quần thể Yên Tử thuộc địa phận 3 tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang và Hải Dương để trình UNESCO công nhận là một di sản văn hóa thế giới; phối hợp với thành phố Hải Phòng trong việc hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận Vịnh Hạ Long ở tỉnh Quảng Ninh và quần đảo Cát Bà ở thành phố Hải Phòng là một di sản văn hóa thế giới; triển khai hoạt động tạo lập hồ sơ khoa học cho xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với quần thể di tích Thương cảng Vân Đồn tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
Mỗi liên hệ chặt chẽ giữadi tích lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán đặc sắc của người dân sở tại với các địa danh nổi tiếng mang đến một lợi thế rất lớn, tạo ra tiền đề cho sự phát triển các ngành kinh tế, không chỉ ngành công nghiệp văn hóa, của tỉnh Quảng Ninh. Nền văn hóa bản địa của tỉnh Quảng Ninh độc đáo, đạm đà bản sắc, chứa đững những giá trị tinh thần, kinh tế tiềm năng mà không phải địa phương nào cũng có. Đây là nơi gắn chặt, in dấu sâu đạm với lịch sử Dân tộc ở thời kỳ nhà Trần, cũng chính là cái nôi của văn hóa công nhân vùng mỏ than, tạo ra những điều kiện tiền đề hết sức thuận lợi cho xây dựng và phát triển các ngành văn hóa du lịch, trên cơ sở quản lý, phát huy, khai thác DSBT theo hướng gia tăng lợi ích kinh tế trong bối cảnh mới.
Thời gian qua, nhằm phát huy, khai thác và gia tăng giá trị kinh tế của các di sản, tỉnh Quảng Ninh thực hiện nhiều nhiều hoạt động trong đó đặc biệt chú trọng đến việc trùng tu, tôn tạo theo các yêu cầu của bảo tồn di sản cho phát huy giá trị kinh tế của các DSBT quan trọng và nổi trội với phương châm xã hội hóa, đẩy mạnh thu hút các nguồn lực xã hội.
Thực tế, tất cả các khu du lịch cấp tỉnh và cấp quốc gia đều là nơi toạ lạc của các DTLS, DLTC được xếp hạng cấp tỉnh và cấp quốc gia tương ứng. Theo Sở Du lịch Quảng Ninh, hiện nay, có 120 DTLS, DLTC đã nằm trong các điểm tour, tuyến du lịch cố định của Quảng Ninh, trong đó có những di sản được chọn cho việc thiết kế các sản phẩm du lịch trọn gói riêng. Hằng năm, vào khoảng thời gian từ ngày mồng Một đến mồng Sáu dịp nghỉ Tết Nguyên đán, có từ khoảng 70 - 100 vạn du khách đến tỉnh Quảng Ninh, 70% trong đó tới các địa điểm có DSBT. Thực tế này cho thấy rõ rằng yếu tố di sản tạo ra sức hút chính và quan trọng đối với du khách khi lựa chọn đến tỉnh Quảng Ninh.
Vào giai đoạn trước năm 2020, khi chưa có sự xuất hiện của đại dịch COVID-19, thì trung bình mỗi năm, chỉ riêng các khu DTLS thu hút được khoảng 4 đến 5 triệu lượt du khách và khu DLTC thu hút được tới 7 đến 8 triệu, tạo ra doanh số thu phí tham quan từ du khách xấp xỉ 1.500 tỷ đồng/năm. Trong hai năm 2020 và 2021 xuất hiện dịch COVID-19, các hoạt động văn hóa, lễ hội không được tổ chức, các di tích bảo tổn bị đóng bằng trong một thời gian dài, không thể mở cửa đón du khách. Để không lãng phí khoảng thời gian này, Tỉnh đã đẩy tăng cường mạnh thực hiện hoạt động trùng tu, tôn tạo các DSBT để tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, đậm đà bản sắc Quảng Ninh, đó là những tours, tuyến hợp lý; đẩy mạnh quảng bá trong và ngoài nước; thúc đẩy hoạt động sản xuất, phân phối các sản phẩm thủ công truyền thống, các sản vật bản địa quý báu của mỗi địa phương phục vụ cho nhu cầu của các du khách; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng của nhân lực trong ngành du lịch cùng các công việc khác nữa để có thể tăng được sức hấp dẫn và thu hút du khách khi hoạt động du lịch trở lại.
Vào năm 2020, khi ruộng bậc thang Lục Hồn tại huyện Bình Liêu được công nhận là DTTC cấp tỉnh thì huyện Bình Liêu được công nhận là khu du lịch cấp tỉnh và trở thành tiền đề quan trọng cho việc tiếp tục khơi dậy, phát huy giá trị kinh tế của DSBT và tạo ra những điều kiện thuận lợi mới cho huyện Bình Liêu phát triển du lịch. Và, đến tháng 11-2021, tại huyện Bình Liêu đã tổ chức lễ Hội Mùa vàng Bình Liêu năm 2021, mang đến nhiều hoạt động đặc sắc, đậm nét văn hoá địa phương, ví như: Trải nghiệm ruộng bậc thang, lễ mừng cơm mới, dù lượn bay trên mùa Vàng, các tiết mục văn hoá nghệ thuật tái hiện hoạt động lao động sản xuất của đồng bao dân tộc địa phương vào ngày mùa, thu hút đông đảo du khách đến tham gia. Đến nay, đây là chương trình thường niên được tổ chức để quảng bá rộng rãi những sản phẩm văn hóa du lịch đặc sắc mới được ra đời từ việc khai thác, phát huy những tài nguyên thiên nhiên riêng như cảnh sắc, ruộng bậc thang mà vốn gắn bó mật thiết với đời sống thường nhật, truyển thống văn hóa, tập quán và thói quen trong sản xuất, phong tục tín ngưỡng lâu đời của người dân bản xứ huyện Bình Liêu. Ngoài ra, tỉnh Quảng Ninh còn có thêm 4 khu du lịch cấp tỉnh khác là Quan Lạn - Minh Châu tại huyện Vân Đồn; Cái Chiên tại huyện Hải Hà; hồ Yên Trung tại thành phố Uông Bí; và Cô Tô tại huyện đảo Cô Tô cùng một khu du lịch cấp quốc gia Trà Cổ tại thành phố Móng Cái.
Nói riêng về Di tích Lịch sử và Danh lam Thắng cảnh Yên Tử, đây là một điển hình cho sự thành công về bảo tổn và phát huy, khai thác, gia tăng giá trị kinh tế DSBT tại tỉnh Quảng Ninh hiện nay. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, lượng tài chính gần 3.000 tỷ đồng đã được đầu tư vào địa danh Yên Tử cho phát triển hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ và các điểm di tích mà trong đó Trung tâm Văn hóa Trúc lâm Yên Tử chính là sự hội tụ, kết tinh của tinh hoa sáng tạo trong tình yêu đối với Yên Tử. Đây là điều làm cho Yên Tử thêm linh thiêng mà vẫn hiện đại trong mỗi du khách, mang đến cho du khách sự tận hưởng những giá trị cao quí, tươi đẹp đến, khó quên, bởi vậy mà nơi đây hàng năm đón trung bình 2 triệu lượt du khách trong cả 4 mùa của năm, chiếm đến 60% tổng số du khách thuộc nhóm du lịch tâm linh tại tỉnh Quảng Ninh, và trở thành địa danh thu hút lượng du khách đứng thứ 2 sau Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.
Tiếp đến, là địa danh đền Cửa Ông ở thành phố Cẩm Phả đứng sau Yên Tử. Số tiền công đức mà du khách cung tiến không chỉ đảm bảo dủ chi đầu tư trở lại cho duy tu, bảo dưỡng, tồn tạo di tích, mà còn góp vào ngân sách nhà nước hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Còn, các di sản khác, như Cái Bầu, Quan Lạn, Trà Cổ, Khu di tích Chiến thắng Bạch Đằng, Khu du tích nhà Trần tại Đông Triều… đều đón được lượng khách rất lớn vào mỗi thời điểm khai hội. Và miếu Tiên Công với sự đặc sắc nằm ở lễ rước người; chùa Trà Cổ với hội thi ông voi; đình Quan Lạn với hội đua thuyền; di tích Bạch Đằng có lễ giỗ trận không chỉ là ngày hội của những người dân địa phương mà còn là ngày chung vui, gặp gỡ của người dân trong nước cùng du khác nước ngoài. Các sản phẩm văn hóa du lịch bản sắc đậm đà, đặc thù cho thấy được văn hóa địa phương như “Một ngày làm ngư dân trên biển”, “Khám phá Quan Lạn”, “Cốc cốc đảo Hà Nam”, “Hành trình theo dấu chân đức Phật tại Yên Tử”... hiện rất được du khách mê say. Tính trong 5 năm vừa qua, ngành Du lịch Quảng Ninh đạt được tốc độ tăng trưởng giá trị trung bình là 12 - 15%/năm, vượt 30 đến 50% so với năm 2015. Do vậy đã làm cho ngành du lịch của tỉnh Quảng Ninh thực sự lớn mạnh nhanh.
Du vậy, đến nay, số lương DSBT đã được gắn vào hoạt động du lịch ở dạng điểm, tour, tuyến du lịch cố định mới chiếm chưa đến 20% tổng số DSBT hiện có. Thực trạng này cho thấy rằng dư địa từ DSBT cho phát triển du lịch còn rất lớn, tiềm năng đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội còn rất cao. Trong đó, một số DSBT có giá trị kinh tế rất lớn vì hiện còn lưu giữ được nhiều hiện vật, lễ hội, nghi thức tín ngưỡng gốc, mà hiện tại chưa được khai thác để phát huy giá trị kinh tế tiềm ẩn. Cụ thể có thể thấy ở trường hợp khu di tích quốc gia đặc biệt Chiến thắng Bạch Đằng, đây là một nguồn tài nguyên hết sức quý giá của tỉnh Quảng Ninh nhưng hiện chưa được phát huy, khai thác đúng mức, hiệu quả. Những năm vừa qua, do không được đầu tư đủ lớn đúng mức mà chỉ nhỏ giọt nên đã làm cho Di tích này không đạt được quy mô như kỳ vọng, thiếu tính đồng bộ tổng thể, không có điểm đặc sắc, đặc biệt không đầu tư phát triển được hệ thống cung cấp HHDV phụ trợ. Vì vậy, mặc dù số lượng du khách đến với địa danh Bạch Đằng không phải là nhỏ, song lại chủ yếu là đến lễ Phật và vãn cảnh, do đó không chỉ mất nguồn thu nhập mà còn không có nguồn để tái đầu tư cho các hạng mục công trình ở đây và vẫn phải dựa vào nguồn ngân sách nhà nước cấp hằng năm. Đây thực sự là sự lãng phí không nhỏ, bởi bản thân di tích nay chứa đựng các giá trị lịch sử, văn hóa vô cùng to lớn vì là một phần lịch sử oai hùng, rực rỡ, tự hào của mỗi người Việt Nam, lại thêm vị trí cũng rất thuận lợi cho phép có thể đón được lượng lớn du khách nên giá trị kinh tế tiềm năng rất cao.
Thêm vào đó, còn nhiều DSBT khác của tỉnh Quảng Ninh, mặc dù đang thu hút được khá nhiều du khách, nhưng vẫn chưa thể phát huy, khai thác và gia tăng được giá trị kinh tế do chưa thực sự gắn với phát triển du lịch nên không mang lại thu nhập kinh tế cao như mong đợi. Vì thế, nội bàn về khơi thông và làm sao gia tăng giá trị kinh tế của các DSBT cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh mới là hết sức cấp thiết và được đề cập ở dưới đây.
Khơi thông và gia tăng giá trị kinh tế của di sản bảo tồn cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh mới
Thực tế chỉ ra rằng, muốn làm tốt công tác bảo tồn di sản thì phải có đủ các nguồn lực cần thiết, trong đó không thể thiếu nguồn lực tài chính. Trong điều kiện bị hạn chế về nguồn lực công mà chủ yếu là ngân sách nhà nước trung ương và địa phương, khó khăn trong việc huy động nguồn lực từ bên ngoài nhà nước, thì giải pháp hữu hiệu là phát huy, khai thác và gia tăng giá trị kinh tế từ chính di sản để bổ sung nguồn tài chính cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản đó. Không nằm ngoài thực tiễn đó, thậm chí phải nắm lấy và vận dụng chủ động, sáng tạo, đột phá nguyên tắc này vào thực tiễn công tác bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế của các di sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh phát triển mới. Muốn vậy, trước hết, phải khơi thông được được những ách tắc, điểm nghẽn trong cả nhận thức và hành động cho việc này.
Trong phát huy, khai thác và gia tăng giá trị kinh tế của DSBT thì chính yêu cầu về bảo tồn di sản cũng là một trong những điều kiện tiên quyết, có tính bắt buộc, khi không hợp lý sẽ trở thành rào cản và cần phải khơi thông. Từ phương diện phát triển kinh tế - xã hội, nhìn một cách toàn diện, bảo tồn di sản không có nghĩa là cấm hay hạn chế khai thác DSBT, mà đó phải là “phát huy và khai thác mặt lợi trong điều kiện gìn giữ, bảo tồn”, do đó cần tạo ra được cơ chế kiểm soát hoạt động mọi hoạt động phát huy, khai thác và gia tăng giá trị kinh tế của DSBT theo hướng đáp ứng đầy đủ yêu cầu của bảo tồn di sản.
Việc bảo tồn, phục dựng, làm mới di sản cũng phải theo đúng quy cách để vẫn giữ nguyên được giá trị di sản. Hệ lụy của việc thiếu kiểm soát khai thác di sản và chiến lược bảo tồn di sản sẽ đe dọa tới giá trị vốn có của di sản, và gây ra mức độ hiểm họa khôn lường trong việc gìn giữ giá trị di sản trong tương lai.
Như đã thấy, những năm qua, để có thể khai thác nguồn tài lực DSBT hữu hạn và quý giá này, tỉnh Quảng Ninh đã ưu tiên bố trí các nguồn lực, nhất là tài chính và nhân lực, cho công tác bảo tồn và phát huy, khai thác các giá trị của di sản, đã có được những kết quả nhất định, tạo được động lực không nhỏ cho phát triển kinh tế du lịch của địa phương. Cụ thể, về mặt chủ trương, đường lối lãnh đạo, Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV đã xác định việc Xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh gắn với thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền trong tỉnh là một trong ba khâu đột phá và một trong bốn nhiệm vụ trọng tâm có vai trò kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế nhanh, bền vững với phát triển văn hóa, con người, xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh.
Đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và gìn giữ sứ mệnh lịch sử của DSBT, việc quan trọng, trước hết, của toàn thể Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Quảng Ninh là đoàn kết, thống nhất nhận thức và hành động nhất quán.
Về nhận thức
Cần phải nắm vững và vận dụng sáng tạo tư tưởng và nhận thức của Đảng về các đặc trưng của quan hệ sản xuất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trong đó phải rõ được tính cụ thể, thực tiễn của đặc trưng đa dạng các quan hệ sở hữu và các thành phần kinh tế (hàm ý chủ thể kinh tế) và quan hệ phân phối cùng những nguyên tắc và phương thức bảo đảm hài hòa lợi ích trong quá trình tổ chức quản lý, khai thác, phát huy và gia tăng giá trị kinh tế của DSBT trong điều kiện đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nghiêm ngặt của bảo tồn di sản như một tất yếu.
Bên cạnh đó, cần nhận thức rõ những vấn đề lý luận kinh tế đã trình bày tại phần 1 ở các phương diện cụ thể sau đây:
Một là, các DSBT hiện có là một nguồn lực lớn, cả hiện hữu và tiềm năng, cho phát triển ngành kinh tế văn hóa du lịch cùng các ngành kinh tế liên quan, gồm các ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chiến biến, chế tạo các sản vật bản địa phục vụ cho ngành kinh tế văn hóa du lịch. Điều này cung cấp cơ sở khoa học cho nhận thức và hành động khơi thông và gia tăng giá trị kinh tế từ đó có kế hoạch, phương án thu hút đầu tư mạnh mẽ cho các hoạt động quản lý, bảo tồn và khai thác về kinh tế các DSBT.
Hai là, trong vai trò là tư liệu sản xuất để tạo ra những sản phẩm mới, tạo thêm giá trị mới, giá trị tăng thêm cho xã hội trong đó có giá trị kinh tế trong ngành kinh tế văn hóa du lịch và các ngành sản xuất, kinh doanh có liên quan thì tư liệu sản xuất này phải được đưa vào quá trình tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh trong xã hội, do đó, tư liệu sản xuất này cấp thiết phải nhan chóng được khơi thông để phát huy giá trị và gia tăng giá trị kinh tế phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh.
Ba là, DSBT là sản phẩm của văn minh và nền sản xuất xã hội trong quá khứ do cộng đồng tạo ra, là hàng hoá công cộng theo cách nhìn của khoa học kinh tế chứa đựng giá trị quá khứ/lịch sử cùng giá trị sử dụng tiềm năng ở hiện tại và tương lai, do đó cần đầu tư để khơi thông giá trị sử dụng tiềm năng này, tạo ra những sản phẩm mới cho hiện tại và tương lai từ tiềm năng đó, nhằm thu được những giá trị kinh tế mới cho nền kinh tế mà trước hết là của tỉnh Quảng Ninh.
Một vấn đề mang tính nguyên tắc là khơi thông tiềm năng, giá trị tiềm ẩn để tăng thu nhập cho nền kinh tế địa phương phải trước hết và trên hết bảo đảm đáp ứng đầy đủ yêu cầu của bảo tồn di sản, vì sứ mệnh lịch sử, giá trị văn hóa, tinh thần thiêng liêng của dân tộc đến con cháu mãi mai sau, mà một khi bị xâm hại, thì không thể bù đắp.
Về hành động nhất quán
Từ nhận thức thống nhất kể trên đi đến hành động, tỉnh Quảng Ninh cần phải nhất quán những nội dung và phương thức sau đây:
Thứ nhất, cần nghiêm túc đánh giá đúng, đầy đủ, toàn diện về hiện trạng của từng DSBT trước khi muốn tổ chức khai thác; làm rõ toàn bộ các yêu cầu cụ thể của việc bảo tồn di sản; xác định chi tiết từng hạng mục, nội dung trùng tu, tái tạo cho mỗi một DSBT; xây dựng phương án tốt nhất và kế hoạch thực hiện khả thi, hiệu quả nhất từ tổng thể đến cụ thể để làm căn cứ thực hiện công tác trùng tu, tái tạo và làm cơ sở cho quản lý, khai thác, phát huy các giá trị của DSBT.
Thứ hai, tổ chức đánh giá đúng, đầy đủ về giá trị kinh tế tiềm năng của DSBT; xác định cách thức tiếp cận quản lý, khai thác, phát huy và gia tăng giá trị kinh tế phù hợp - khoa học, thực tiễn, khả thi và hiệu quả với các phương pháp tối ưu; làm rõ từng điểm nghẽn và phương án khơi thông để có thể giải phóng mạnh nhất sức sản xuất của DSBT.
Thứ ba, trên cơ sở thống nhất nhận thức và hành động, tiến hành tổ chức nghiên cứu hoàn thiện khung thể chế và chính sách cho việc hình thành được cơ chế hoạt động hiệu lực và hiệu quả để các chủ thể nhà nước và chủ thể kinh tế tiến hành hoạt động quản lý, khai thác, phát huy các giá trị và gia tăng giá trị kinh tế của DSBT. Việc này phải được thực hiện theo nguyên tắc mang tính bất biến là: “Đáp ứng bảo tồn thì mới khai thác và khai thác thì phải đáp ứng bảo tồn”. Vì có tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc này thì mới có thể bảo đảm toàn diện được tính bền vững, lâu dài, chiến lược, hiệu quả kinh tế của DSBT trong giải quyết mối quan hệ giữa hai mặt văn hóa và kinh tế.
Thứ tư, cần lập kế hoạch tổ chức thực hiện ở cả cấp độ tổng thể và cụ thể, toàn bộ tiến trình và hàng năm, cho các công việc trùng tu, tái tạo, quản lý và khai thác giá trị, lợi ích trong đó phải cụ thể, rõ chi tiết về nội dung, phương thức thực hiện, theo dõi, giám sát sao cho bảo đảm tính khả thi, đồng bộ, khoa học, hiệu quả cho triển khai thực hiện.
Điều cuối cùng là, từ nhận thức đến hành động của tỉnh Quảng Ninh về khơi thông và giá tăng giá trị kinh tế của DSBT cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và của Việt Nam trong bối cảnh những năm tới đây đòi hỏi phải thấm nhuần và tuân thủ nguyên đúng tắc là: “Di sản bảo tồn trên đất đai, biển, trời Quảng Ninh đều là tài sản chung của Dân tộc ta và do toàn thể Nhân dân ta làm chủ sở hữu, mọi hoạt động gắn với di sản bảo tồn nơi đây phải vì lợi ích của Nhân dân, trực tiếp là Nhân dân Quảng Ninh, do đó Nhân dân, trước hết là Nhân dân Quảng Ninh phải được biết, phải được bàn và phải được tham gia làm và giám sát”. Có như vậy mới phát huy được hết vai trò và quyền làm chủ của Nhân dân trong chế độ xã hội của Nước ta. Và, khải triệt để khai thác, ứng dụng nhiều nhất, cao nhất, hiệu quả nhất các thành tựu tiến bộ, văn minh của nhân loại về khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý, điều hành, quản trị vào mọi khâu của quá trinh tổ chức khơi thông, phát huy các giá trị và gia tăng giá trị kinh tế của DSBT tại tỉnh Quảng Ninh./.
Cách tiếp cận và bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế di sản văn hóa ở vùng Đông Nam Bộ  (06/12/2024)
Kinh nghiệm của tỉnh Hà Nam trong phát triển kinh tế di sản  (06/12/2024)
Phát triển đô thị biển, đô thị di sản bền vững thành phố Hạ Long  (06/12/2024)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm