*** Hồ sơ

Lạm phát - Song hành cùng với phát triển

Lạm phát được dùng để chỉ sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung hầu hết các hàng hóa và dịch vụ so với thời điểm một năm trước đó. Trong nền kinh tế hàng hóa - tiền tệ nói chung, nền kinh tế thị trường nói riêng, người ta không thể chối bỏ lạm phát, nhưng nếu có nhận thức đúng bản chất kinh tế của nó thì vẫn có thể chế ngự và kiểm soát được lạm phát.

*** Vấn đề và bình luận

Lạm phát và bảo giá từ góc nhìn vĩ mô

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang trong cơn lốc tăng giá trước dấu hiệu suy thoái của nền kinh tế Mỹ, Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó. Đầu năm 2008, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát gia tăng do biến động giá cả. Và chúng ta sẽ không thể ra khỏi cơn bão giá và tốc độ lạm phát phi mã nếu không nâng cao năng lực quản lý và điều hành của Chính phủ.

Lạm phát, rổ hàng hóa và người nghèo

Thời gian qua có khá nhiều nhận định của các tổ chức nước ngoài về kinh tế Việt Nam. Phần nhiều trong số đó có cái nhìn khách quan, nhưng cũng không ít lại có những đánh giá và đề xuất làm rối các nhà hoạch định chính sách. Lạm phát chính là một trong những điều được các tổ chức quốc tế nói đến nhiều nhất và rối nhất trong những năm qua. Qua nghiên cứu, tác giả đã rút ra một vài góc nhìn từ đánh giá của các tổ chức quốc tế.

Bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng: Những vấn đề cần được ưu tiên giải quyết

Kinh tế thế giới đã bước sang một thời kỳ khó khăn với cuộc khủng hoảng tài chính đã thực sự lan rộng ra hầu như toàn thế giới. Đây đã trở thành một vấn đề toàn cầu đòi hỏi phải có những giải pháp mang tính toàn cầu mới có thể giải quyết được. Để đương đầu với cuộc khủng hoảng này, chính phủ các nước cần phải áp dụng những chính sách tiền tệ đi đôi với những chính sách tài chính.

Chính sách tiền tệ và vấn đề chống lạm phát ở nước ta hiện nay

Chỉ trong 3 năm kể từ năm 2001 đến năm 2004 tỷ lệ lạm phát tăng lên đến 9,5%. Với nhiều giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tỷ lệ lạm phát giảm dần cho đến năm 2006 là 6,6%. Nhưng đến năm 2007 lạm phát tăng cao trở lại với 12,6% và chỉ trong 2 tháng đầu năm 2008, chỉ số tiêu dùng đã lên đến 6%. Lạm phát cao luôn là mối đe dọa đối với tất cả các quốc gia trên thế giới.

Người dân, doanh nghiệp và Nhà nước chung sức để vượt qua “bão giá”

Từ nhiều tháng gần đây, hai từ “lạm phát” đã trở thành chủ đề nóng hổi ở Việt Nam, được bàn luận mọi nơi, mọi lúc. Lạm phát đã không còn chỉ là chuyện ở tầm vĩ mô của Chính phủ, của Ngân hàng Trung ương mà đã trở thành nỗi ám ảnh của doanh nghiệp và nỗi lo của mọi người dân.

Chống lạm phát - cần sự đồng thuận và chia sẻ

Sau một thời kỳ dài tăng trưởng, chúng ta đang đứng trước cơn lốc tăng giá và lạm phát. Để kiểm chế lạm phát và phấn đấu đạt mức tăng trưởng trên 8,5% theo mục tiêu đã đề ra “Chống lạm phát là việc không của riêng ai, vì nó ảnh hưởng đến toàn xã hội và người dân lao động. Kiềm chế lạm phát không phải là bài toán không có lời giải, vấn đề là cần có sự đồng thuận và chia sẻ của Chính phủ, doanh nghiệp và người dân.

*** Bên lề sự kiện

Bức tranh lạm phát của các nước trong khu vực

Trong vài năm trở lại đây, hai từ “lạm phát” dần trở thành quen thuộc hơn không chỉ đối với các nhà hoạt động trong lĩnh vực kinh tế vĩ mô, mà ngay cả đối với những người dân bình thường, bởi lẽ lạm phát đã tấn công vào tận bữa ăn của mỗi gia đình và cả nền kinh tế của các nước đang phát triển. Và chính sách tỷ giá của mỗi quốc gia có ảnh hưởng rất lớn tới mức độ lạm phát của nền kinh tế.

Nhìn lại cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ 1997-1998 ở Đông Nam Á

Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ năm 1997 - 1998 có thể coi là “cơn đại chấn” đối với nền kinh tế châu Á mà Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin là những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Các dòng vốn nước ngoài đổ vào ồ ạt; sự yếu kém trong việc quản lý kinh tế vĩ mô... được xem là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng này.

Nước Mỹ đương đầu với lạm phát

Hầu hết các nước, nhất là các nước nghèo và nước đang phát triển, đều lo ngại trước sự ám ảnh của bóng mây đen lạm phát toàn cầu. Nhưng không ít người lại cho rằng, đối với nền kinh tế khổng lồ như Mỹ, lạm phát chưa phải là điều đáng sợ. Tuy nhiên, thực tế chưa hẳn đã là như vậy.

Lạm phát ở Trung Quốc

Hiện nay, lạm phát của Trung Quốc đột nhiên tăng vọt mức tăng cao nhất trong vòng 12 năm qua. Trong tháng 2-2008, chỉ số CPI đã tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực thành thị và nông thôn tăng tương ứng là 8,5% và 9,2%. Điều này đang tác động mạnh đến sự ổn định và phát triển của quốc gia có nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới. Do vậy, ngăn chặn lạm phát leo thang là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Chính phủ Trung Quốc trong năm 2008.

Trung Quốc khốn đốn trước cơn “bão giá”

Lạm phát và tăng trưởng quá “nóng” đang là mối đe dọa nghiêm trọng đối với nền kinh tế của quốc gia có số dân lớn nhất hành tinh. Phát biểu trước phiên khai mạc kỳ họp thứ nhất quốc hội khóa 11 Trung Quốc, Thủ tướng Ôn Gia Bảo cam kết sẽ có những biện pháp mạnh nhằm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế quá nóng, đồng thời thực thi nhiều biện pháp siết chặt kiểm soát vĩ mô để kiềm chế tình trạng giá cả đang leo thang chóng mặt như hiện nay.

*** Kinh tế và hội nhập

Công ty Hợp tác kinh tế COECCO: 23 năm xây dựng và trưởng thành

Trải qua 23 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Hợp tác kinh tế (COECCO) Quân khu 4, luôn nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý thức tự lực tự cường, tinh thần quyết chiến quyết thắng, vượt qua mọi thử thách, vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Phát huy truyền thồng đơn vị Anh hùng, đoàn kết, chủ động, sáng tạo, nỗ lực khắc phục khó khăn, hiệu quả, thực hiện nhiệm vụ kinh tế - quốc phòng của Công ty sẽ tiếp tục được nâng lên trong thời gian tới.

2 tuần trong 5 phút

Việt Nam

Thế giới

*** Văn học - nghệ thuật

Tranh Đông Hồ và bút pháp không gian triết lý ảo

Từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX, cùng với các dòng tranh: Hàng Trống (Hà Nội), Làng Sình (Huế), Kim Hoàng (Hà Tây), tranh Đông Hồ (Bắc Ninh) như một điểm nhấn tạo nên nét đẹp truyền thống ở các vùng quê trên khắp mọi miền của đất nước, nhất là mỗi khi Tết đến, Xuân về và là di sản đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, sống mãi với thời gian.

*** Văn hóa - xã hội

Đoàn H15 Tăng Thiết giáp hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao

Trải qua 35 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, lớp lớp thế hệ cán bộ, chiến sĩ Đoàn H.15 đã không quản ngại hy sinh gian khổ, đoàn kết nỗ lực phấn đấu vươn lên, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ cấp trên giao cho. Thành tích đó đã vun đắp nên truyền thống “Đoàn kết, chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn đã ra quân đánh thắng”, Đoàn và 2 đơn vị được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Bạo loạn ở “mái nhà thế giới” Tây Tạng

Tây Tạng là cao nguyên rộng lớn, được mệnh danh là “nóc nhà thế giới”, với độ cao trung bình là 4.900m. Qua nhiều triều đại khác nhau, vùng này từng là thuộc địa của một số nước trên thế giới. Năm 1950, Quân đội Nhân dân Giải phóng Trung Quốc tiến vào giải phóng Tây Tạng. Vùng đất này trở thành bộ phận của Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

*** Cửa sổ nhìn ra thế giới

Năm năm sau cuộc chiến I-rắc: Lối thoát nào cho Mỹ?

Năm năm sau khi Mỹ phát động cuộc chiến ở I-rắc, chính quyền của Tổng thống Bu-sơ vẫn không đạt được những mục tiêu mà Mỹ đặt ra tại quốc gia vùng Vịnh này. Thậm chí, Mỹ còn bị sa lầy tại I-rắc và hậu quả của cuộc chiến này là vô cùng lớn. Gần 4.000 lính Mỹ thiệt mạng, hao tổn gần 500 tỉ USD thế nhưng hòa bình, tự do, ổn định và thịnh vượng vẫn không đến với I-rắc.

Bao giờ Trung Đông có hòa bình

Hội nghị về Hòa bình Trung Đông được tổ chức tại An-na-pô-lít (Mỹ) vào tháng 11-2007 được cho là sự kiện đánh dấu nỗ lực nhằm giải quyết cuộc xung đột giữa I-xa-ren và Pa-le-xtin; và được đánh giá là “canh bạc lớn”, nếu thành công sẽ mở ra tia hy vọng cho hòa bình Trung Dông, song nếu thất bại sẽ đem lại những hậu quả khôn lường cho khu vực, nhất là đối với người Pa-le-xtin. Liệu tiến trình hòa bình tại đây sẽ đạt được trong năm nay như mục tiêu mà hội nghị định ra?