Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện ổn định, lâu dài
TCCS - Ngày 19-10-2024, tại trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về tình hình triển khai các dự án quan trọng để bảo đảm cung ứng đủ điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia năm 2025 và nhưng năm tiếp theo.
Dự cuộc họp có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc; lãnh đạo các bộ, ngành trung ương liên quan; lãnh đạo các tập đoàn kinh tế trong lĩnh vực năng lượng.
Chỉ đạo tại cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ cho biết, theo tính toán cứ tăng trưởng kinh tế 1%, thì nhu cầu điện tăng 1,5%. Năm 2024, Việt Nam phấn đấu tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 7%, năm 2025 và những năm sau phấn đấu có mức tăng trưởng cao hơn, theo đó, nhu cầu năng lượng điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng cũng tăng theo, nhu cầu điện tăng ít nhất 10%.
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh bài học trong năm 2023, mặc dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt về bảo đảm điện, song Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện còn chưa quyết liệt nên xảy ra tình trạng thiếu điện cục bộ tại một số thời điểm, một số nơi; gây ảnh hưởng tới sản xuất, đời sống người dân, ảnh hưởng uy tín đối với các nhà đầu tư. Đặc biệt, việc thiếu điện xảy ra trong khi về tổng thể nguồn điện không thiếu mà do công tác chỉ đạo điều hành còn hạn chế.
Do đó, để bảo đảm cung ứng đủ điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, nhất là khi đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chuẩn bị từ sớm, từ xa để đáp ứng đủ năng lượng nền kinh tế. Trong đó, phải hoàn thiện thể chế, pháp luật; điều chỉnh Quy hoạch điện VIII; đa dạng hóa nguồn điện, trong đó có tự sản tự tiêu, nhập khẩu, điện gió ngoài khơi; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại các dự án điện tồn đọng…
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong 9 tháng năm 2024, EVN đã bảo đảm cung cấp đủ điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, với tổng số điện sản xuất và nhập khẩu đạt 232,8 tỷ kWh, tăng gần 11%; điện thương phẩm đạt hơn 208 tỷ kWh, tăng hơn 11%. EVN tiếp tục triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp Thủ tướng Chính phủ giao để bảo đảm cung cấp đủ điện các tháng cuối năm 2024, với điện sản xuất và nhậu khẩu đạt hơn 77 tỷ kWh; điện thương phẩm ước đạt 67,7% tỷ kWh.
Theo tính toán, với các chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và các giải pháp từ sớm, từ xa, việc cung ứng điện năm 2025 cơ bản vẫn được đáp ứng. Tuy nhiên, còn tiềm ẩn rủi ro khu vực miền Bắc trong các thời điểm cao điểm cuối mùa khô nếu nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến.
Hiện nay, EVN đang triển khai đầu tư 10 dự án nguồn điện với tổng công suất 6.793 MW. Trong đó, các dự án đang thi công gồm: Thủy điện Yaly mở rộng, Thủy điện Hòa Bình mở rộng, Nhiệt điện Quảng Trạch I; các dự án đang triển khai công tác chuẩn bị đầu tư: Thủy điện Trị An mở rộng, Thủy điện tích năng Bắc Ái, Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch II, các dự án nhà máy điện tuabin khí hỗn hợp Dung Quất, các nhà máy điện mặt trời Phước Thái…
Tại cuộc họp, lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành thảo luận phân tích kỹ tình hình sản xuất, nhập khẩu điện; nhu cầu sử dụng điện; rà soát năng lực cung ứng điện của các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, điện gió, điện mặt trời; việc triển khai các dự án điện về nguồn điện, lưới điện; việc chuẩn bị cung ứng các nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất điện, như than, khí.
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh, biểu dương các bộ, ngành, tập đoàn trong lĩnh vực năng lượng, nhất là Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có nhiều nỗ lực, bảo đảm cung ứng đủ điện cho sản xuất, tiêu dùng cả năm 2024, với lượng tiêu thụ tăng 11 -13%/năm, trong khi nguồn điện không tăng, trong đó có hoàn thành đường dây tải điện 500 kV mạch 3 chỉ trong hơn 6 tháng triển khai.
Theo Thủ tướng Chính phủ, dự tính năm 2025, nhu cầu điện cả nước tăng khoảng 2.200 MW, song với các giải pháp cụ thể, cơ bản sẽ không thiếu điện. Tuy nhiên về lâu dài, với tốc độ nhu cầu điện tăng từ 12-15%, để bảo đảm nguồn điện trong giai đoạn từ năm 2026 - 2030, các bộ, ngành phải chủ động, tích cực thực hiện tốt các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện cho sản xuất, tiêu dùng.
Trong đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương triển khai nghị định mua bán điện trực tiếp; hoàn thiện, trình ngay Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành nghị định về mua bán điện tự sản tự tiêu, điện mặt trời, áp mái nhằm, khuyến khích phát triển điện sạch, hình thành ngành công nghiệp điện năng lượng tái tạo; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy các dự án, nhất là vướng mắc liên quan thủ tục đầu tư, quy hoạch sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, giải phóng mặt bằng…, trong đó hoàn thành thực hiện các liên kết điện nhập khẩu trong năm 2024; triển khai xây dựng đường dây 500 kV Lào Cai - Việt Trì, trong 6 tháng; bổ sung thêm các dự án nguồn điện, lưới điện mới, tăng nguồn cung điện để chủ động hơn, bảo đảm cung ứng đủ điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia; khẩn trương hoàn thành đàm phán nhập khẩu điện từ Lào, Trung Quốc.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan khẩn trương hoàn thiện thể chế, quy định pháp luật; cập nhật Quy hoạch điện VIII, trong đó tăng cường phân cấp, phân quyền, xóa bỏ cơ chế xin - cho, cải cách hành chính, giảm chi phí đầu vào, giảm giá điện; tăng cường khai thác than, khí phục vụ cho sản xuất điện, giảm nhập khẩu, song quyết tâm, quyết liệt chuyển dần điện than sang sản xuất điện sạch, thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP 26.
Thủ tướng nhấn mạnh, các bộ, ngành phải xây dựng các kịch bản để chủ động có giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện, không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào; tiếp tục đa dạng hóa nguồn điện gồm thủy điện, nhiệt điện, điện khí, điện gió, điện mặt trời, điện hạt nhân; nghiên cứu giá điện phù hợp, căn cứ tình hình, điều kiện đất nước, sát thị trường, trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, “hài hòa lợi ích nhà nước, người dân, doanh nghiệp”…/.
Trung Duy (tổng hợp)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Tạo nên bức tranh đẹp, giàu bản sắc của Phụ nữ Việt Nam  (18/10/2024)
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước hội kiến với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường; Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc  (13/10/2024)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón và hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường  (13/10/2024)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Đề xuất cơ chế đặc thù, đặc biệt cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam  (05/10/2024)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay