Lễ truy tặng đồng chí Nguyễn Đình Tứ Huân chương Hồ Chí Minh
Đồng chí Nguyễn Thị Doan, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam trao Huân chương Hồ Chí Minh cho phu nhân đồng chí Nguyễn Đình Tứ.
Ngày 30-7-2007, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh - phần thưởng cao quý - cho đồng chí Nguyễn Đình Tứ - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương. Đến dự buổi Lễ có đồng chí Nguyễn Thị Doan, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; các đồng chí lãnh đạo Ban Khoa giáo Trung ương, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương qua các thời kỳ; đại diện gia đình đồng chí Nguyễn Đình Tứ cùng đông đảo cán bộ Ban Tuyên giáo Trung ương; phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí...
Đồng chí Nguyễn Đình Tứ là người cộng sản kiên cường, một nhà khoa học lớn và là một trong những đồng chí lãnh đạo có uy tín của Đảng. Đồng chí đã từng làm Trưởng đoàn cán bộ khoa học Việt Nam công tác tại Viện Nghiên cứu hạt nhân Đúp-na (Liên Xô cũ); đã lần lượt giữ nhiều trọng trách quan trọng như: Phó Hiệu trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội; Thứ trưởng và sau đó là Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp; Viện trưởng Viên Năng lượng nguyên tử quốc gia; Ủy viên Hội đồng Nhà nước; Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - kỹ thuật của Quốc hội; Đại biểu Quốc hội các khóa VI, VII,VIII, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị; Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương. Là một nhà khoa học và một nhà giáo dục xuất sắc, đồng chí đã được phong học hàm Giáo sư.
Do có những cống hiến to lớn đối với sự nghiệp của Đảng, của dân tộc nói chung và sự nghiệp sự phát triển của khoa học - công nghệ nói riêng, đồng chí đã vinh dự được Đảng và Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ, Huân chương Độc lập hạng Nhất. Đồng chí cũng được Đảng và Nhà nước Liên Xô (cũ) trao giải thưởng phát minh khoa học trong lĩnh vực hạt nhân và Huân chương Hữu nghị giữa các dân tộc do có những đóng góp xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc.
Trên cương vị là Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương, đồng chí Nguyễn Đình Tứ đã góp phần xây dựng nhiều văn kiện của Đảng và giúp Trung ương ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị về lĩnh vực Khoa giáo. Đồng chí là một trong những người đề xuất chủ trương công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa trong giai đoạn phát triển mới của đất nước và đã được Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ Khóa VII (tháng 1-1994) thông qua.
Đồng chí Nguyễn Đình Tứ thực sự là một tấm gương sáng về thấm nhuần lý tưởng cách mạng và quan điểm khoa học trên con đường đổi mới đất nước, xây dựng một xã hội “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại  (30/07/2007)
Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại  (28/07/2007)
Nỗ lực để hoàn thành trọng trách được giao  (28/07/2007)
Lá chắn tên lửa NMD chắn ai?  (28/07/2007)
Mít tinh trọng thể Kỷ niệm 60 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ  (28/07/2007)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay