Bão số 7 hoạt động trên biển Đông
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương, sáng 29-9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, trở thành cơn bão thứ 7 hoạt động trên biển Đông và có tên quốc tế là Mekkhala.
Hồi 7 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,3 độ vĩ bắc; 111,7 độ kinh đông, ngay trên khu vực quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật trên cấp 8.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 7 di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Bắc mỗi giờ đi được khoảng 10km và còn tiếp tục mạnh thêm. Đến 7 giờ ngày 30/9 vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,6 độ Vĩ Bắc; 110,0 độ Kinh Đông, cách bờ biển Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế khoảng 250 km về phía Đông Bắc và ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Tính từ tâm bão vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 200 km.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Tây Nam khu vực Bắc biển Đông (bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 8, vùng gần tâm bão cấp 9, cấp 10, giật trên cấp 10. Biển động rất mạnh. Vùng biển các tỉnh Quảng Bình đến Quảng Ngãi gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, sau tăng lên cấp 8.
Từ chiều tối và đêm ngày 30-9, ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương khuyến cáo cần chủ động đề phòng lũ lớn trên các sông suối, lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở các vùng trũng.
Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương cho biết tính đến 7 giờ ngày 29-9, mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 6 đã làm 41 người chết và 5 người mất tích và thiệt hại về vật chất ước tính trên 1.000 tỉ đồng. Trong đó, Bắc Giang bị thiệt hại nặng nhất là 506 tỉ đồng, Quảng Ninh 287 tỉ đồng và Sơn La hơn 200 tỉ đồng./.
FDI toàn cầu năm 2008 có dấu hiệu giảm sút  (29/09/2008)
Hơn 1.200 tỉ đồng cho viễn thông công ích  (29/09/2008)
Đoàn nạn nhân da cam/đi-ô-xin Việt Nam đến Niu Oóc  (29/09/2008)
Việt Nam ủng hộ hội nhập kinh tế khu vực Đông Á  (29/09/2008)
Đắk Lắk: Kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 600 triệu USD  (29/09/2008)
Việt Nam có 70,4 triệu thuê bao điện thoại  (29/09/2008)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên