Thúc đẩy quan hệ "láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài" Việt Nam - Cam-pu-chia
Thiết lập quan hệ từ ngày 24-6-1967, 41 năm qua, quan hệ giữa hai nước láng giềng gần gũi Việt Nam - Cam-pu-chia ngày càng phát triển sâu rộng, đi vào thực chất và có hiệu quả dựa trên phương châm "láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài".
Từ 1993 đến nay, các cuộc gặp gỡ trao đổi cấp cao giữa hai bên đã được thúc đẩy, nhằm không ngừng củng cố và tăng cường hơn nữa sự tin cậy, gắn bó giữa hai nước. Đặc biệt trong chuyến thăm chính thức Cam-pu-chia của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 3-2005, hai bên đã nhất trí phương châm phát triển quan hệ hai nước trong thời kỳ mới theo hướng “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”. Chuyến thăm của Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải tới Cam-pu-chia từ ngày 6 đến ngày 7-3-2006, hai nước đã ký thêm một số thỏa thuận hợp tác mới; mới đây là chuyến thăm Cam-pu-chia của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tháng 12-2006, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết từ 27-2 đến 1-3-2007 và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng từ 25 đến 28-4-2007. Về phía Cam-pu-chia cũng có các đoàn của Thủ tướng Hun Sen thăm Việt Nam tháng 10-2005, hai nước đã ký Hiệp định bổ sung Hiệp định hoạch định biên giới Quốc gia năm 1985; các chuyến thăm nước ta của Quốc vương N. Si-ha-mo-ni từ ngày 16 đến 18-3-2006, Chủ tịch Quốc hội Heng Sam-rin từ ngày 6-7 đến 11-7-2006; Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Cam-pu-chia Hô Nam Hông tháng 10-2006; Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Tia Banh tháng 3-2008... Các chuyến thăm này đã góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước. Các bộ, ngành, địa phương hai bên cũng xúc tiến việc trao đổi đoàn ở các cấp, nhất là các tỉnh có chung biên giới cũng ngày càng tăng cường mối quan hệ tin cậy và gắn bó Việt Nam - Cam-pu-chia.
Bên cạnh các quan hệ hợp tác song phương, hai bên còn đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, trong các khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế như hợp tác trong Ủy hội Sông Mê công quốc tế (MRC), Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS), Chương trình phát triển các vùng nghèo liên quốc gia dọc hành lang Đông - Tây (WEC), Chiến lược hợp tác kinh tế ba dòng sông Ayeyawady - Chao Praya - Mê Công (ACMECS), Tam giác phát triển ba nước Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia.
Quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Cam-pu-chia phát triển không ngừng, từng bước ngang tầm với quan hệ chính trị và tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của mỗi nước. Tổng kim ngạch buôn bán hai chiều tăng trung bình 40%/năm, năm 2007 đạt 1,181 tỉ USD, tăng 30% so với năm 2006. Riêng 4 tháng đầu năm 2008, con số này đạt 552 triệu USD, tăng 41,4% so với cùng kỳ năm 2007. Việt Nam xuất khẩu sang Cam-pu-chia những mặt hàng như: Hàng công nghiệp tiêu dùng, nông, lâm, thủy hải sản, sản phẩm nhựa, hàng dệt may, thực phẩm, rau hoa quả, dụng cụ đồ điện, sắt, thép, vật liệu xây dựng, nguyên phụ liệu cho ngành dệt may. Cam-pu-chia cũng xuất sang Việt Nam các mặt hàng: Cao su, hàng nông sản, gỗ cao su thanh lý, sản phẩm gỗ chế biến, nguyên phụ liệu may.. Hai nước cũng đã thống nhất nhiều biện pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và phấn đấu kim ngạch thương mại hai chiều đạt 2 tỉ USD vào năm 2010. Hai nước cũng đã ký nhiều văn bản quan trọng: Hiệp định Thương mại năm 1998, Hiệp định quá cảnh hàng hóa năm 2000, Hiệp định buôn bán biên giới năm 2001, Bản thỏa thuận về việc Việt Nam cho Cam-pu-chia hưởng ưu đãi miễn thuế 40 mặt hàng nông sản tháng 8-2006...
Đầu tư của Việt Nam sang Cam-pu-chia tăng khá, đến nay đã đạt khoảng 100 triệu USD. Doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư ở Cam-pu-chia chủ yếu trong các lĩnh vực thăm dò và khai thác khoáng sản, dầu khí; hợp tác trong lĩnh vực điện năng như xây dựng nhà máy thủy điện, đường truyền tải điện, mua bán điện; hợp tác trồng cây cao su, phát triển hạ tầng giao thông.
Các hợp tác về y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật tiếp tục có kết quả tốt, nhất là trong lĩnh vực đào tạo. Năm 2008, Việt Nam thỏa thuận cấp 100 học bổng dài hạn và 450 học bổng ngắn hạn cho sinh viên Cam-pu-chia học tập tại Việt Nam. Cam-pu-chia cũng cấp học bổng cho cán bộ Việt Nam sang học tiếng Khơ-me. Cam-pu-chia cũng đánh giá cao những hoạt động của Việt Nam giúp khám chữa bệnh, mổ mắt nhân đạo cho nhân dân Cam-pu-chia các tỉnh biên giới thời gian qua.
Không chỉ giới hạn trong khuôn khổ song phương, hai nước đã có sự phối hợp chặt chẽ với nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của mỗi nước ở khu vực và trên thế giới. Hợp tác giữa hai nước tại các tổ chức quốc tế và khu vực ngày càng gắn kết chặt chẽ.
Sự gần gũi về địa lý cùng với những điểm tương đồng của nền văn hóa lúa nước là những cơ sở gốc rễ cho mối quan hệ truyền thống giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân đất nước Chùa Tháp. Chuyến thăm chính thức Việt Nam lần này của Quốc vương Nô-rô-đôm Si-ha-mô-ni đúng vào ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (24-6-1967) càng có ý nghĩa tăng cường, phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống, láng giềng tốt đẹp và hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam-Cam-pu-chia./.
Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt kỷ lục mới  (24/06/2008)
Thu hút trên 31,6 tỉ USD vốn FDI trong 6 tháng  (24/06/2008)
Tăng trưởng GDP của Hà Nội đạt gần 11%  (24/06/2008)
Thành phố Tam Kỳ với công tác xóa đói, giảm nghèo  (24/06/2008)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu chuyến thăm Hoa Kỳ  (23/06/2008)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu chuyến thăm Hoa Kỳ  (23/06/2008)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên