Lịch sử không thể tô hồng hoặc bôi đen
TCCSĐT - Gần đây, trên một vài trang mạng có địa chỉ ở nước ngoài xuất hiện bài viết của một tác giả có tên Đen-nit Pra-gơ (Dennis Prager). Theo tác giả, bài viết được thực hiện sau chuyến trở lại Việt Nam sau 36 năm kể từ Đại thắng mùa Xuân 1975. Sau đó, bài viết này tiếp tục được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt và tung lên một số trang web khác. Với giọng điệu hết sức phản động, khi đề cập đến cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, Đen-nit Pra-gơ viết :“Cộng sản Việt Nam đã không chiến đấu chống Hoa Kỳ cho nền độc lập của Việt Nam... Hoa Kỳ không hề muốn cai trị người Việt Nam… Hoa Kỳ chiến đấu để giải phóng chứ không phải để cai trị...”.
Chưa biết Đen-nit Pra-gơ là ai, nhưng chỉ xem qua vài dòng trên đã đủ thấy chân dung của một kẻ thiếu học thức. Những người Việt Nam chân chính chẳng lạ gì những giọng điệu ấy. Cứ vào dịp chuẩn bị kỷ niệm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30-4), các thế lực thù địch lại sử dụng các phương tiện truyền thông để xuyên tạc lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam. Không chỉ hạ thấp ý nghĩa của Đại thắng mùa Xuân 1975, họ còn trắng trợn xuyên tạc bản chất, tính chất chính nghĩa củacuộc kháng chiến đó. Họ hồ đồ gọi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta là “cuộc nội chiến”, họ dựng lên cái gọi là cuộc chiến ý thức hệ giữa hai miền Nam – Bắc... Và những gì mà tác giả Đen-nit Pra-gơ nêu trong bài viết trên thực chất cũng nằm trong mưu đồ đó.
Chiêu thức mà các thế lực phản động trong và ngoài nước quen dùng để chống đối, phá hoại nhân dân, nhà nước Việt Nam là xuyên tạc, bóp méo, bôi đen sự thật lịch sử. Nhưng dù có tinh vi đến mấy, dù đứng ở bất cứ giác độ nào thì họ cũng không thể phủ nhận nổi thực tế lịch sử là, đế quốc Mỹ đã đem quân xâm lược Việt Nam - một quốc gia có độc lập, chủ quyền.
Mưu đồ xâm lược của Hoa Kỳ được thể hiện rất rõ bằng một bầu không khí chống chủ nghĩa xã hội dữ dội mà họ tạo dựng ra ngay sau khi đặt chân đến Việt Nam. Để điều khiển diễn tiến của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ đã thành lập hẳn một bộ chỉ huy quân sự ở miền nam Việt Nam đặt dưới quyền chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Mỹ ở Thái Bình Dương. Để tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược kiểu mới “giấu mặt trá hình” với Việt Nam, Mỹ đã dựng lên chính quyền tay sai Việt Nam Cộng hòa. Để thực hiện mục đích, Mỹ đã không từ bất cứ loại hình chiến tranh nào, từ “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” đến chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”… và bằng tất cả các loại vũ khí tối tân, hiện đại nhất lúc bấy giờ… Không chỉ mở rộng chiến tranh, ra sức tàn sát, cướp bóc đồng bào miền nam Việt Nam, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai còn ngang ngược dựng lên sự kiện vịnh Bắc Bộ để sử dụng không quân và hải quân leo thang chiến tranh đánh phá miền bắc Việt Nam. Hơn thế, mặc dù đã đạt được những thoả thuận bước đầu, quân Mỹ và đồng minh nước ngoài rút khỏi Việt Nam chấm dứt mọi hành động can thiệp quân sự Việt Nam, tại hội nghị Pa-ri nhưng đế quốc Mỹ vẫn bội ước bằng việc đưa máy bay B52 ném bom rải thảm xuống Hà Nội, Hải Phòng và nhiều địa phương khác trên miền bắc Việt Nam vào tháng 12-1972. Và sau khi Hiệp định Pa-ri được ký kết (ngày 27-1- 1973) đế quốc Mỹ và đồng minh phải rút quân khỏi miền nam Việt Nam, nhưng trên thực tế chế độ ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn vẫn được Mỹ trang bị đến tận răng. Mọi hoạt động tác chiến của quân ngụy Sài Gòn vẫn do các quan thầy Mỹ giật dây, điều hành. Thậm chí, Tổng thống Nich-xơn còn hứa với Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu rằng: trong trường hợp Bắc Việt Nam phát động chiến tranh tiêu diệt Việt Nam Cộng hòa, Hoa Kỳ sẽ phản ứng một cách thích hợp để bảo đảm an ninh cho Việt Nam Cộng hòa…
Dù trực tiếp tham chiến trên chiến trường hay đứng sau với vai trò hậu thuẫn, cố vấn, đế quốc Mỹ đều nhằm tới mục tiêu áp đặt một chế độ thực dân kiểu mới, xây dựng một căn cứ quân sự kiểu mới ở miền nam Việt Nam. Trên thế giới này chưa bao giờ và sẽ không bao giờ có chuyện kẻ mang con người, vũ khí trang bị phương tiện chiến tranh đi xâm lược nước, dân tộc khác lại không vì lợi ích của mình mà chỉ vì lợi ích của nước bị xâm lược. Vì thế trên hết, trước hết phải khẳng định: đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam là vì lợi ích của chính nước Mỹ. Trong khi cả nhân loại đang chống chiến tranh xâm lược, thì đế quốc Mỹ vẫn cố tình lao đầu vào một cuộc chiến tranh đẫm máu ở miền Nam Việt Nam mà hậu quả của nó cho đến nay vẫn chưa khắc phục nổi, đó là hành động không thể chấp nhận được! Không phải ngẫu nhiên mà nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, trong đó có cả nhân dân Mỹ đã kịch liệt lên án, phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam và ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa chống đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân Việt Nam bằng hàng trăm cuộc biểu tình của nhiều tổ chức, nhiều phong trào, với sự tham gia của nhiều tầng lớp... Thực tế lịch sử rất rõ ràng, Đen-nit Pra-gơ cũng như các thế lực thù địch không thể lấp liếm nói rằng: “Hoa Kỳ không hề muốn cai trị người Việt Nam… Hoa Kỳ chiến đấu để giải phóng chứ không phải để cai trị”.
Không chịu khuất phục trước sự xâm lăng của thực dân đế quốc, không cam chịu cảnh nước mất, nhà tan; không thể để cho Mỹ và bè lũ tay sai từng ngày, từng giờ gieo rắc tội ác man rợ trên đất nước mình, nhân dân Việt Nam ở cả hai miền Nam – Bắc đã anh dũng nổi dậy đấu tranh chống quân xâm lược Mỹ và chính quyền tay sai của chúng. Cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai của đồng bào miền Nam Việt Nam là một cuộc đấu tranh chính nghĩa chống một đế quốc mạnh nhất, hiếu chiến nhất và chống một tập đoàn thống trị phản nước, hại dân tàn bạo bậc nhất. Đế quốc Mỹ và tay sai tưởng rằng, bằng tiền của, vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại với một quân đội tàn bạo, hiếu chiến sẽ đè bẹp mọi sự phản kháng của quân và dân miền Nam Việt Nam. Nhưng chúng đã lầm, phong trào đấu tranh của đồng bào miền Nam chẳng những không lùi bước mà còn không ngừng phát triển rộng khắp và mạnh mẽ, tinh thần dân tộc chống ngoại xâm của quân và dân Việt Nam càng mãnh liệt hơn. Bằng chứng rõ nhất là sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (tháng 12- 1960) và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Dân tộc giải phóng, phong trào đấu tranh của đồng bào miền Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, làm thất bại nhiều cuộc càn quét ác liệt và những cuộc hành quân, kế hoạch đẫm máu của Mỹ - ngụy. Khi leo thang chiến tranh ra miền Bắc Việt Nam, đế quốc Mỹ không chỉ bị thiệt hại nặng nề bởi lưới lửa phòng không của quân và dân miền Bắc mà còn bị dư luận quốc tế và chính trong nước Mỹ phản đối kịch liệt… Những thắng lợi của quân và dân Việt Nam cả về mặt chính trị, ngoại giao và quân sự trên khắp các chiến trường đã buộc Mỹ phải ký hiệp định Pa-ri. Để rồi sau đó, bằng cuộc tấn công và nổi dậy mùa Xuân 1975, Quân Giải phóng miền Nam đã lật đổ hoàn toàn chế độ tay sai do Mỹ dựng lên. Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, bắt đầu từ đây non sông Việt Nam thu về một mối vững bước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội – con đường mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam đã sáng suốt lựa chọn. Đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là cuộc đấu tranh nhằm thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là cuộc đấu tranh chính nghĩa chống lại sự xâm lược của ngoại bang, lật đổ chế độ thực dân kiểu mới mà Mỹ và tay sai áp đặt ở miền Nam Việt Nam. Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam được nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới đồng tình ủng hộ và đó là mộtnhân tố quan trọng góp phần làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975… Đen-nit Pra-gơ không thể hồ đồ nói rằng: “Cộng sản Việt Nam đã không chiến đấu chống Hoa Kỳ cho nền độc lập của Việt Nam…”.
Đề cập đến lịch sử, bất luận với lý do gì đều không thể tô hồng hoặc bôi đen các sự kiện theo cảm tính cá nhân hay sự toan tính, vụ lợi. Bởi lẽ lịch sử là một khoa học, mà ở đó luôn luôn đòi hỏi tính trung thực, khách quan, chính xác. Ai đó muốn kết luận bất kỳ một vấn đề gì thuộc về quá khứ lịch sử, đều phải dựa trên những căn cứ xác đáng. Tương lai tốt đẹp chỉ có khi chúng ta biết tôn trọng lịch sử.
Việc tác giả Đen-nit Pra-gơ tùy tiện suy diễn theo ý chủ quan, xuyên tạc theo óc tưởng tượng hẹp hòi, thấp kém về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam là không thể chấp nhận được. Mục đích của cách nói này không có gì khác là tiếp tục đánh lừa dư luận thế giới và che giấu những tội ác mà đế quốc Mỹ đã gây ra trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Trong bối cảnh Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam với đạo lý nhân nghĩa, tinh thần yêu chuộng hòa bình chủ trương “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”, đặc biệt khi mối quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ đang phát triển theo chiều hướng ngày càng tốt đẹp thì những giọng điệu của Đen-nit Pra-gơ cũng như của một số thế lực thù địch càng trở nên lạc lõng, lỗi thời./.
Hội đồng bảo an Liên hợp quốc bế tắc về giải pháp cho Li-bi  (10/05/2011)
Kết luận của Hội đồng bầu cử tại phiên họp thứ 4  (10/05/2011)
Hội thảo Hồ Chí Minh với con đường giải phóng dân tộc  (10/05/2011)
Ban Dân vận Trung ương chúc mừng Giáo hội phật giáo Việt Nam  (10/05/2011)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay