Hội đồng bảo an Liên hợp quốc bế tắc về giải pháp cho Li-bi
TCCSĐT - Ngày 9-5, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) vẫn chưa thể đưa ra một nghị quyết mới cho phép phương Tây hành động mạnh hơn ở Li-bi, cũng như một giải pháp chính trị cho vấn đề này.
Nga và Trung Quốc khẳng định: phản đối mọi nỗ lực viện trợ cho lực lượng chống chính phủ ở Li-bi. Hai nước này ngày càng chỉ trích mạnh mẽ các hành động quân sự của NATO ở Li-bi, cho rằng những hành động này sát hại dân thường chứ không bảo vệ họ. Phương Tây cũng gặp phải sự chống đối ở HĐBA bởi một số thành viên trước đây ủng hộ nghị quyết bảo vệ dân thường Li-bi, nay quay sang chỉ trích phương Tây vì cho rằng quyền hạn mà nghị quyết cho phép đã bị phương Tây lạm dụng nhằm thay đổi chế độ và lật đổ chính phủ của ông Ca-đa-phi.
Phát biểu tại phiên họp nói trên, người đứng đầu cơ quan nhân đạo của LHQ, bà Va-lê-ri A-mốt (Valerie Amos) kêu gọi các bên liên quan sớm đạt được một thỏa thuận ngừng chiến tạm thời ở Li-bi nhằm tạo điều kiện hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng trong vùng chiến. Bà nhấn mạnh: "Các bên nên ngừng chiến tạm thời tại Mi-xrat-a (Misrata) và các nơi khác để tạo điều kiện cung cấp thuốc men và nhu yếu phẩm, đồng thời sơ tán công dân nước ngoài, những người bị thương và những người cần chăm sóc y tế khẩn cấp". Theo bà, hơn 746.000 người đã rời khỏi Li-bi, 58.000 người bị mất nhà cửa ở miền Đông Li-bi, trong khi khoảng 5.000 người khác vẫn đang bị kẹt lại tại khu vực biên giới giáp với Ai Cập, Tuy-ni-di và Ni-gi-ê. Cuộc xung đột đã làm hư hại nhiều cơ sở hạ tầng, cộng với tình trạng thiếu tiền mặt và nhiên liệu, khiến cuộc sống của người dân Li-bi ngày càng khó khăn.
* Sáng sớm 10-5, các nhân chứng ở Li-bi cho biết: đã nghe thấy 8 tiếng nổ tại thủ đô Tri-pô-li (Tripoli) khi các máy bay trực thăng của NATO bất ngờ oanh kích dữ dội trong khoảng 3 giờ liền. Vụ không kích làm 4 trẻ em bị thương, trong đó có hai em bị thương nặng.
Trước đó vài giờ, hai cuộc không kích khác đã nhằm vào các trụ sở Đài truyền hình Li-bi và hãng thông tấn JANA của nước này, gây hư hại nặng nề. Các vụ tấn công nói trên diễn ra sau khi Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ông Phoóc Ra-xmu-xen (Fogh Rasmussen) tuyên bố đã đến lúc nhà lãnh đạo Li-bi Mô-a-mơ Ca-đa-phi (Moamer Kadhafi) phải ra đi./.
Kết luận của Hội đồng bầu cử tại phiên họp thứ 4  (10/05/2011)
Hội thảo Hồ Chí Minh với con đường giải phóng dân tộc  (10/05/2011)
Ban Dân vận Trung ương chúc mừng Giáo hội phật giáo Việt Nam  (10/05/2011)
TEPCO đề nghị Chính phủ giúp bồi thường phóng xạ  (10/05/2011)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay