TEPCO đề nghị Chính phủ giúp bồi thường phóng xạ
Ngày 10-5, Chủ tịch Công ty Điện lực Tô-ki-ô (TEPCO) Ma-sa-ta-ka Shi-mi-zu đã chính thức đề nghị Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ công ty này bồi thường các nạn nhân của cuộc khủng hoảng hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Phư-cư-shi-ma (Phư-cư-shi-ma) số 1.
Phát biểu với các phóng viên sau cuộc gặp với các quan chức Chính phủ Nhật Bản, trong đó có Chánh Văn phòng Nội các Yu-ki-o E-da-no và Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Ban-ri Kai-e-da, ở Tô-ki-ô, ông Shi-mi-zu cam kết TEPCO sẽ thực hiện các kế hoạch tái cơ cấu đầy táo bạo.
Bắt đầu từ tháng 5-2011, TEPCO sẽ tiếp tục cắt giảm lương của ban lãnh đạo công ty và bán thêm tài sản. Trong số các lãnh đạo TEPCO, ông Shi-mi-zu và các giám đốc đại diện khác sẽ hoàn trả tiền lương. Tuy nhiên, theo ông Shi-mi-zu, các quan chức của Chính phủ tham gia cuộc gặp này vẫn chưa bày tỏ quan điểm về đề xuất mới nhất của TEPCO. Ban đầu, TEPCO dự định cắt giảm 50% lương của các thành viên trong Hội đồng Quản trị, 25% lương nhân viên quản lý và 20% lương của các nhân viên khác.
Tuy nhiên, dường như TEPCO đã quyết định chấp nhận yêu cầu tái cơ cấu mạnh mẽ hơn của Chính phủ trong bối cảnh có những quan ngại rằng làn sóng chỉ trích sẽ gia tăng nếu công ty này tăng giá điện để bù đắp các chi phí bồi thường khổng lồ.
Về phần mình, Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc khả năng thành lập một định chế mới đề xử lý việc đền bù thiệt hại trong trường hợp số tiền đền bù vượt quá khả năng chi trả của TEPCO. Định chế này sẽ đóng vai trò một tổ chức bảo hiểm để chuẩn bị cho các sự cố hạt nhân trong tương lai.
Chính phủ Nhật Bản dự định sẽ yêu cầu các công ty điện lực trong nước đóng góp tài chính cho định chế mới này./.
65 năm thành lập ngành Thống kê Việt Nam (6-5-1946 - 6-5-2011) Thông tin thống kê – công cụ quan trọng để có chính sách đúng  (09/05/2011)
Cán bộ làm gì hay không làm gì?  (09/05/2011)
Phải chăng là tự gây nên “gió” để tiện bẻ “măng”?  (09/05/2011)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay