ASEAN tiếp tục phát huy vai trò tích cực thúc đẩy đối thoại, hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển
Tại Hội nghị, các Bộ trưởng đã kiểm điểm tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và triển khai Hiến chương ASEAN, cũng như việc triển khai kết quả Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 14 tại Hua Hin (Thái-lan) tháng 2 vừa qua. Các Bộ trưởng cũng nhất trí về phương hướng và các biện pháp cụ thể nhằm triển khai hiệu quả Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN với các Kế hoạch tổng thể và từng trụ cột Cộng đồng; Kế hoạch công tác giai đoạn II về Sáng kiến Liên kết ASEAN (IAI) về thu hẹp khoảng cách phát triển, nhằm bảo đảm hoàn thành mục tiêu xây dựng Cộng đồng vào năm 2015.
Các Bộ trưởng hoan nghênh việc Ủy ban các Ðại diện thường trực ASEAN (CPR) tại Gia-các-ta (In-đô-nê-xia) đã chính thức đi vào hoạt động, đóng vai trò điều phối quan trọng trong bộ máy tổ chức mới của ASEAN. Hội nghị đã đồng ý về nguyên tắc xây dựng Quy chế hoạt động của cơ quan nhân quyền ASEAN và tên gọi của cơ quan này là Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền, đồng thời thông qua nguyên tắc nội dung dự thảo Hiệp định Ưu đãi và miễn trừ của ASEAN.
Nhằm hướng tới một Cộng đồng ASEAN rộng mở, có vai trò và vị thế quốc tế ngày càng cao, Hội nghị đã nhất trí về các phương hướng và biện pháp cụ thể tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa ASEAN với các bên đối tác, đồng thời tiếp tục giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong các tiến trình hợp tác khu vực do ASEAN khởi xướng như ASEAN+1, ASEAN+3, Cấp cao Ðông Á (EAS) và Diễn đàn an ninh khu vực (ARF)...
Tại các hội nghị trên, các bên đối thoại của ASEAN cam kết thúc đẩy hợp tác với ASEAN đối phó các thách thức hiện nay, nhất là khắc phục hậu quả khủng hoảng tài chính toàn cầu; hợp tác và hỗ trợ ASEAN liên kết khu vực, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng ASEAN; ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong hợp tác của khu vực.
Các Bộ trưởng khẳng định lại cam kết thúc đẩy hợp tác ASEAN+3, hỗ trợ và hướng tới mục tiêu xây dựng Cộng đồng Ðông Á. ASEAN hoan nghênh các bên đối thoại cử đại sứ bên cạnh ASEAN.
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Mỹ ký các văn kiện về việc Mỹ tham gia Hiệp ước Hợp tác và Thân thiện ở Ðông - Nam Á (TAC); thỏa thuận triển khai các hoạt động hợp tác trên tám lĩnh vực ưu tiên trong Chương trình Hành động triển khai Tuyên bố Tầm nhìn chung ASEAN - Mỹ nhằm hỗ trợ xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Hội nghị nhấn mạnh tầm quan trọng và yêu cầu thúc đẩy thực hiện hiệu quả các văn kiện liên quan đến duy trì hoà binh và ổn định trong khu vực như: Hiệp ước thân thiện và hợp tác ĐNA, tuyên bố nguyên tắc ứng xử của các bên ở biển Đông.
Hội nghị cũng trao đổi ý kiến về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm như tình hình bán đảo Triều Tiên, Trung Đông.
Kết thúc, Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Tầm nhìn ARF và tài liệu về các biện pháp cụ thể nâng cao hiệu quả hoạt động của ARF trong thời gian tới.
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã phát biểu nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của Diễn đàn ARF và Tuyên bố tầm nhìn ARF. Phó Thủ tướng cho rằng, ARF cần tiếp tục các biện pháp xây dựng lòng tin, kết hợp từng bước triển khai các biện pháp ngoại giao phòng ngừa, trong đó lấy xây dựng lòng tin làm nền tảng để củng cố và tăng cường sự tin cậy giữa các nước tham gia.
Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm khẳng định ASEAN sẽ luôn là trung tâm và động lực cho sự phát triển của Diễn đàn. ASEAN cùng các nước tham gia ARF sẽ tiếp tục đẩy mạnh đối thoại và hợp tác, đóng góp hiệu quả cho hòa bình, ổn định và hợp tác ở Ðông - Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương.
Hội nghị đã nhất trí Việt Nam sẽ chính thức đảm nhận cương vị Chủ tịch ARF, bắt đầu từ tháng 1-2010 và Việt Nam đã thông báo sơ bộ việc chuẩn bị, trong đó có lịch họp ARF vào năm tới./.
Công bố dự thảo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 – 2015  (23/07/2009)
Thực hiện tốt hơn nữa chính sách ưu đãi người có công  (23/07/2009)
Hà Nội: chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 tăng 0,77%  (23/07/2009)
Tạp chí Đối ngoại xuất bản số đầu tiên  (23/07/2009)
Phê chuẩn bầu cử bổ sung, miễn nhiệm thành viên UBND tỉnh Phú Yên  (23/07/2009)
Hoa Kỳ - Việt Nam hợp tác xử lý các rào cản thương mại  (22/07/2009)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên