Việt Nam thành công trong vai trò Ủy viên Hội đồng Bảo an
Dư luận Liên hợp quốc và thế giới đã đánh giá cao bản lĩnh của Việt Nam trong vị thế ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Chủ tịch luân phiên Hội đồng trong tháng 7 này.
Theo nhận định chung, Việt Nam đã thành công trong việc khẳng định đường lối đối ngoại nhất quán là tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các nước, ủng hộ hòa bình, đối thoại và hợp tác, đồng thời đóng góp tích cực trong nỗ lực giải quyết các vấn đề quốc tế quan trọng đã được đưa ra thảo luận và bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an.
Báo Cutting Edge của Mỹ nhấn mạnh Việt Nam luôn cố gắng đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng Bảo an, với quan điểm nhất quán rằng Hội đồng Bảo an nói riêng và Liên hợp quốc nói chung chỉ có thể hoạt động hiệu quả, đóng góp thiết thực vào việc gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế khi tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc và chức năng của mình.
Trong 6 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã khẳng định đường lối này khi bỏ phiếu về hơn 20 nghị quyết của Hội đồng Bảo an và 20 bản tuyên bố của Chủ tịch Hội đồng Bảo an. Đối với các cuộc tranh chấp được chuyển lên Hội đồng Bảo an xem xét, Việt Nam luôn chủ trương giải quyết bằng biện pháp hòa bình và thông qua đối thoại. Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và không can thiệp vào công việc nội bộ nước khác.
Theo Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Australia, Việt Nam thể hiện quan điểm thực tế ủng hộ chính sách cấm phổ biến vũ khí hạt nhân nhưng cũng ủng hộ quyền của Iran được phát triển năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.
Với sáng kiến của Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Bảo an trong tháng 7, Hội đồng đã có phiên thảo luận mở về vấn đề "Trẻ em và xung đột vũ trang" vào ngày 17-7, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng quốc tế về vấn đề này.
Cũng theo đề nghị của Việt Nam, trong tháng 7, Hội đồng Bảo an dự kiến có phiên thảo luận mở về vấn đề Trung Đông vào ngày 22-7. Đại diện của các nước thành viên Hội đồng Bảo an đánh giá cao sáng kiến này của Việt Nam, vì đây là vấn đề "nóng" được dư luận quan tâm.
Việt Nam cũng đã thành công trong việc cùng với Tổng Thư ký Liên hợp quốc chuẩn bị chương trình nghị sự của Hội đồng và sắp tới sẽ soạn ra dự thảo báo cáo hoạt động thường niên của Hội đồng từ tháng 8-2007 đến tháng 7-2008.
Giáo sư Peter Phạm của Đại học James Madison nhấn mạnh với những gì đã làm được trong gần 7 tháng qua, Việt Nam đã thành công trên vị thế ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an, khẳng định tiếng nói và vai trò của mình tại châu Á nói riêng và trên trường quốc tế nói chung./.
Mục lục Hồ sơ sự kiện số 39 (10-7-2008)  (23/07/2008)
Mục lục Chuyên đề cơ sở số 18 (6-2008)  (23/07/2008)
Thúc đẩy hợp tác ASEAN+3 và Cấp cao Đông Á  (23/07/2008)
Phó Thủ tướng tiếp xúc song phương bên lề AMM-41  (23/07/2008)
Một tờ báo mang tiếng nói của nhân dân và Đảng Cộng sản Đông Dương  (22/07/2008)
Không nên đổ xô đi mua ngoại tệ  (22/07/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên