Phiên họp thứ 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Cho ý kiến vào hai dự án luật
Ngày 21-8, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào hai dự án Luật: sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) và Khiếu nại.
Ðối với quy định về việc áp dụng thủ tục đơn giản, Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội Trần Thế Vượng và một số đại biểu cho rằng, thủ tục đơn giản không có nghĩa là rút ngắn thời hạn xét xử vụ án mà cần chú trọng nghiên cứu những thủ tục tố tụng thật hợp lý và chính xác, thể hiện được tính đặc thù. Nếu bổ sung quy định thủ tục đơn giản trong dự án Luật thì phải bảo đảm các yêu cầu đơn giản về trình tự tố tụng, thành phần xét xử vụ án... Ðây là những vấn đề cơ bản liên quan đến các nguyên tắc chế độ hai cấp xét xử của tòa án, tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Nếu sửa đổi những nội dung trên thì phải sửa đổi Luật Tổ chức tòa án nhân dân. Ðây là việc chưa khả thi trong thời điểm hiện nay. Vì vậy, chưa nên bổ sung quy định về thủ tục đơn giản trong lần sửa đổi, bổ sung này.
Về phạm vi sửa đổi, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nêu rõ, theo Tờ trình, Tòa án nhân dân tối cao đề nghị sửa đổi 73 điều, bổ sung 43 điều, bãi bỏ 10 điều... là phạm vi điều chỉnh, bổ sung lớn và toàn diện. Ðể việc sửa đổi, bổ sung có tác dụng thiết thực đối với thực tế cuộc sống, đề nghị cần tập trung sửa đổi, bổ sung và quy định chặt chẽ, rõ ràng hơn những vấn đề đang vướng mắc, đáng chú ý là: sự có mặt của đương sự tại tòa án, tránh hiện tượng có mặt hay không cũng được, dẫn tới thời gian xét xử bị kéo dài; thời hiệu khởi kiện; trình tự tái thẩm và giám đốc thẩm...
Giải quyết khiếu nại của công dân bảo đảm đúng pháp luật
Báo cáo thẩm tra sơ bộ về dự án Luật Khiếu nại do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận trình bày nêu rõ, những nội dung sửa đổi, bổ sung của dự án Luật về cơ bản không khác so với cơ chế giải quyết khiếu nại của pháp luật hiện hành - một cơ chế đã tồn tại hơn 30 năm với tính nhân văn là tạo cơ hội cho người bị khiếu nại sửa sai, nhưng trên thực tế lại không có hiệu quả. Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cân nhắc việc sửa đổi Luật Khiếu nại, tố cáo hiện hành và chưa nên trình ra Quốc hội hai dự án Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Thu Ba và Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Hà Văn Hiền và một số đại biểu khác nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tách Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo ra làm hai luật riêng và việc xây dựng Luật phải khắc phục được những nhược điểm của luật hiện hành trong thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, dự thảo Luật Khiếu nại chưa có gì mới so với Luật hiện hành. Bên cạnh đó, dự thảo Luật quy định về quản lý nhà nước chưa đầy đủ, chưa nêu rõ cơ quan nào theo dõi, quản lý việc chấp hành pháp luật sau khi đã có quyết định. Về việc tổ chức tiếp công dân, Thường trực Ủy ban Pháp luật cho rằng, việc mở rộng công tác tổ chức tiếp công dân là không phù hợp với phạm vi điều chỉnh của dự án Luật và đề nghị nên quy định trong một văn bản quy phạm pháp luật khác. Về vấn đề này, các đại biểu cho rằng, việc tiếp công dân là rất quan trọng, gắn liền với việc xem xét khiếu nại, vì vậy nên giữ như dự thảo Luật đã quy định, đồng thời cần có những biện pháp để nâng cao chất lượng tiếp công dân của các cơ quan chức năng từ Trung ương tới địa phương. Trong quá trình khiếu nại, nên tạo điều kiện để các luật sư tham gia, góp phần bảo đảm sự công bằng, đúng pháp luật cho người khiếu nại.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Ðình Ðàn đề nghị Dự thảo Luật nên có quy định về chức năng, quyền hạn giám sát của các cơ quan thuộc Quốc hội, cụ thể là Ban Dân nguyện của Quốc hội đối với việc khiếu nại của nhân dân, qua đó, góp phần tăng cường hiệu quả, chất lượng việc giải quyết khiếu nại của các cơ quan chức năng.
*** Khai mạc phiên họp thứ 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Xây dựng nông thôn mới trước hết bởi chính người dân  (21/08/2010)
Diễn đàn Sao Paulo lần thứ 16 "Chủ nghĩa thực dân tại châu Mỹ của chúng ta, phân tích, triển vọng và tình hữu nghị”  (21/08/2010)
Diễn đàn Sao Paulo lần thứ 16 "Chủ nghĩa thực dân tại châu Mỹ của chúng ta, phân tích, triển vọng và tình hữu nghị”  (21/08/2010)
Các nước GMS cần đối tác hợp tác kinh tế khu vực  (21/08/2010)
CIEM: 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế của Việt Nam  (21/08/2010)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên