Chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục phát triển
Chuyến thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết từ ngày 15 đến ngày 18-5-2007 là một sự kiện chính trị quan trọng, khẳng định quyết tâm của lãnh đạo và nhân dân hai nước tiếp tục xây dựng và phát triển quan hệ Việt Nam – Trung Quốc lên tầm cao mới theo phương châm 16 chữ: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.
Thành công của chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết không chỉ thể hiện ở sự đón tiếp nồng hậu, tràn đầy tình cảm và sự kính trọng của các nhà lãnh đạo và nhân dân Trung Quốc dành cho Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, mà còn ở bầu không khí thân mật, cởi mở, chân thành với những kết quả thực chất, nổi bật.
Tại các cuộc tiếp xúc, hội đàm của Chủ tịch nước ta với Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và các đồng chí lãnh đạo cấp cao khác của bạn, đặc biệt là trong Thông cáo báo chí chung Việt Nam – Trung Quốc, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đều nhất trí cho rằng, tình hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc là tài sản quý báu của hai nước và nhân dân hai nước, hai bên cần cùng nhau gìn giữ và không ngừng vun đắp. Hai bên đã thoả thuận tăng cường các chuyến thăm cấp cao; đi sâu trao đổi kinh nghiệm về nghiên cứu lý luận và thực tiễn trong sự nghiệp xây dựng Đảng, quản lý nhà nước; mở rộng hợp tác thiết thực trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học, kỹ thuật, văn hoá, giáo dục; sử dụng bền vững nguồn nước sông Hồng và sông Mê-kông. Cũng trong lĩnh vực kinh tế, hai bên nhất trí: nhanh chóng triển khai thực hiện kế hoạch hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”. Trước hết, ưu tiên các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải: đường sắt, đường bộ cao tốc. Đây là sáng kiến được Việt Nam đưa ra từ tháng 5-2004, trong chuyến thăm Trung Quốc của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải. Hai hành lang kinh tế là: “Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng”, “Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng”, và “vành đai kinh tế Vịnh Bắc bộ”. Đây là một kết quả rất có ý nghĩa, tạo động lực triển khai một cách có hiệu quả chiến lược hợp tác quốc tế giữa hai nước.
Hai bên cũng khẳng định quyết tâm thực hiện mục tiêu nâng kim ngạch mậu dịch thưong mại hai chiều lên 15 tỉ đôla vào năm 2010. Về vấn đề biên giới, hai bên nhất trí sẽ phối hợp chặt chẽ hơn nữa để hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên thực địa trong năm 2007 và ký văn kiện mới về quy chế quản lý biên giới trong năm 2008. Lãnh đạo hai nước nhất trí thúc đẩy một cách vững chắc đàm phán về phân định vùng biển ngoài của Vịnh Bắc bộ, cùng nhau cố gắng giữ gìn ổn định tình hình Biển Đông.
Trên cơ sở đó, hai bên đã ký kết 5 văn kiện hợp tác kinh tế, thương mại, bao gồm:
- Trung Quốc hỗ trợ đào tạo cho Việt Nam;
- Trung Quốc hỗ trợ Việt Nam tín dụng nhập khẩu trị giá 500 triệu USD;
- Kế hoạch hợp tác văn hoá giai đoạn 2007-2008;
- Hợp tác sử dụng container đường sắt và kiểm dịch động vật.
Đoàn doanh nghiệp tháp tùng Chủ tịch Nguyễn Minh Triết trong chuyến thăm Trung Quốc lần này có số lượng nhiều nhất so với các đoàn khác từ trước tới nay. Họ là các doanh nghiệp lớn, đại diện cho tất cả các thành phần kinh tế, ở khắp các vùng, miền trong cả nước. Cùng với các văn kiện hợp tác kinh tế được ký kết, nhân dịp này, doanh nghiệp hai nước cũng đã ký nhiều hợp đồng, thoả thuận kinh tế trị giá hơn 2,5 tỉ USD - mức kỷ lục từ trước đến nay về giá trị hợp đồng kinh tế được ký kết của đoàn doanh nghiệp Việt Nam trong các chuyến tháp tùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta thăm nước ngoài. Đáng chú ý nhất, đây là các hợp đồng có quy mô lớn, trên nhiều lĩnh vực quan trọng, đòi hỏi công nghệ cao. Điều đó thể hiện sự chuyển hướng mới trong hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp hai nước.
Kết quả chuyến thăm còn cho thấy: cả hai nước đều mong muốn và nỗ lực xây dựng mối quan hệ láng giếng tốt đẹp và ổn định để cùng phát triển. Đồng thời, như Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã khẳng định trong chuyến thăm Việt Nam tháng 8-2006 rằng, hai nước đều có nhiều điểm đồng nhất. Đó là: Trung Quốc và Việt Nam đều là nước đang phát triển, đều kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, đều đang trong thời kỳ then chốt phát triển toàn diện và sâu sắc công cuộc cải cách mở cửa và sự nghiệp đổi mới. Rõ ràng, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, về cơ bản là thuận lợi và có đầy đủ nhân tố để phát triển nhanh hơn nữa.
Sự nhất trí cao của Lãnh đạo hai nước trên các lĩnh vực thuộc quan hệ hợp tác song phương, khu vực và quốc tế; các văn kiện hợp tác kinh tế được ký kết, các hợp đồng, thỏa thuận kinh tế giữa các doanh nghiệp hai nước là thực tế sống động khẳng định: chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã thành công tốt đẹp.
Kết quả tốt đẹp đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã tạo thêm tiền đề quan trọng đưa quan hệ hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc phát triển lên tầm cao mới, để hai nước và nhân dân hai nước mãi mãi là “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” - cơ sở để hai nước tiếp tục đạt những thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển của mỗi nước.
Triển lãm “ Chủ tịch Hồ Chí Minh với Trung Quốc”  (18/05/2007)
Hồ Chí Minh - người đã cống hiến cả đời mình cho tình hữu nghị giữa các nước anh em và nhân dân tiến bộ ở Đông Nam Á  (18/05/2007)
Hồ Chí Minh - người đã cống hiến cả đời mình cho tình hữu nghị giữa các nước anh em và nhân dân tiến bộ ở Đông Nam Á  (18/05/2007)
Chất lượng lao động  (18/05/2007)
Thu, chi ngân sách nhà nước  (18/05/2007)
Chỉ số giá tiêu dùng cả nước  (18/05/2007)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên