Hồ Chí Minh - người đã cống hiến cả đời mình cho tình hữu nghị giữa các nước anh em và nhân dân tiến bộ ở Đông Nam Á
Nhà báo Ấn Độ Ba-nu-ma-thi vừa cho ra mắt bạn đọc cuốn sách nhan đề “Trò chuyện với những nhân vật nổi tiếng thế giới”, trong đó kể lại các cuộc trò chuyện của tác giả với Gia-oa-hác-lan Nê-ru, In-di-ra Gan-di, Chu Ân Lai, Chê-ghê-va-ra, Ô-lốp Pan-mơ, Hồ Chí Minh, cùng nhiều nhà lãnh đạo nổi tiếng khác trên thế giới. Ba-nu-ma-thi không chỉ là một phóng viên nổi tiếng của Đài Phát thanh toàn Ấn, mà còn là tác giả của nhiều bài báo trên các tờ báo lớn của Ấn Độ trong suốt 5 thập kỷ qua. Nhân kỷ niệm 117 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 – 19-05-2007), Tạp chí Cộng sản Điện tử xin trích giới thiệu một phần bài viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuốn sách trên.
Luôn quan tâm đến số phận của nhân dân, Hồ Chí Minh đã gắn cuộc đời mình với nhiệm vụ xây dựng đất nước, trên nguyên tắc yêu nước, thương dân và chủ nghĩa xã hội.
Mặc dù Chủ tịch Hồ Chí Minh không còn sống để chứng kiến lá cờ Tổ quốc của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được kéo lên trên Dinh Độc lập khi cuộc cách mạng của nhân dân Việt Nam giành toàn thắng vào tháng 4-1975, nhưng Người đã giành một chiến thắng vô song, không chỉ trước quân Pháp mà còn trước một cường quốc khác – Hoa Kỳ.
Vốn là người theo chủ nghĩa nhân đạo, Hồ Chí Minh quan tâm sâu sắc tới việc tái thiết đất nước và các vấn đề văn hoá, nghệ thuật. Người nói với đồng bào mình, đó là những vũ khí sắc bén: “Văn nghệ cũng là mặt trận và nghệ sĩ là chiến sĩ”. Khi trở thành Chủ tịch nước năm 1954, Người từ chối sống trong Phủ Chủ tịch, mà sống trong một ngôi nhà nhỏ gần đó.
Hồ Chí Minh là một nhà thơ, một nhà văn, đồng thời là tác giả của nhiều cuốn sách. Cuốn “ Nhật ký trong tù” của Người có trên 100 bài thơ, là một cuốn sách nổi tiếng:
Tinh thần ở ngoài lao,
Muốn nên sự nghiệp lớn
Tinh thần phải càng cao.”
Hồ Chí Minh tới Ấn Độ vào tháng hai và tháng ba năm 1958, với mục đích gặp G.Nê-ru và phát triển quan hệ thân thiết với Ấn Độ, đồng thời làm cho nhân dân Ấn Độ hiểu về tình hình tại Việt Nam. Lúc đó các đảng chính trị do Đảng Quốc đại đứng đầu đã lập một ủy ban cứu trợ để giúp các nạn nhân chiến tranh của Việt Nam. Theo lời kêu gọi của các bác sĩ Việt Nam, thuốc men và vật dụng cần thiết đã được gửi sang Việt Nam. Những nhà lãnh đạo Việt Nam đã gây được ấn tượng khá mạnh đối với những người cộng sản Ấn Độ và nhân dân yêu chuộng tự do, bởi cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc không mệt mỏi của họ chống chủ nghĩa thực dân.
Trong chuyến thăm của Hồ Chí Minh tới Đê-li, tôi đã được gặp Người trong một cuộc phỏng vấn ngắn cho Đài phát thanh toàn Ấn. Người chiến sĩ vĩ đại chống đế quốc Mỹ hùng mạnh, lại chỉ là một người mảnh dẻ, với đôi mắt thân thiện và thoảng buồn, nhưng chứa đựng đầy quyết tâm, cùng với sự khéo léo như của Chan-na-kia (một chính trị gia nổi tiếng của Ấn Độ trong lịch sử - ND). Hồ Chí Minh không phải là người thích chiến tranh, nhưng kiên cường và không dễ khuất phục. Người nói: “Người Việt Nam chúng tôi có truyền thống yêu nước thiết tha và chúng tôi sẽ chiến đấu chống quân xâm lược. Chúng tôi là một dân tộc anh hùng và chúng tôi muốn giải phóng đất nước khỏi sự áp bức. Trước là thực dân Pháp, sau đó là phát xít Nhật và bây giờ là đế quốc Mỹ”.
Bắt đầu cuộc phỏng vấn, Người nhấn mạnh: “Việt Nam đã phải chịu nhiều đau thương dưới ách thực dân. Giờ đây nhân dân chúng tôi, từ nông dân tới công nhân và tiểu thương, đều đang trong thời kỳ quá độ sang chủ nghĩa Mác-xít Lê-nin-nit. Đây là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa mang tính khoa học”.
- “Chúng tôi được biết Ngài huấn luyện cho các cán bộ trẻ tinh thần yêu nước thông qua giáo dục và chính các bài viết của Ngài?”
“Đúng, để xây dựng chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội, chúng tôi đã đoàn kết nhân dân lại với nhau trong một tổ chức chặt chẽ. Đến năm 1929, phong trào cách mạng của chúng tôi đã trở thành một phong trào tự giác và làm trụ cột cho phong trào giải phóng dân tộc. Chừng nào miền Nam chưa được giải phóng thì nhiệm vụ của chúng tôi chưa hoàn thành”.
- “Phải chăng vì vậy Ngài từ chối nhận Huân chương Sao vàng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, để chờ cho đến khi miền Nam được giải phóng và đất nước thống nhất trong hoà bình?”
“Vâng. Chừng nào Bắc, Nam chưa thống nhất, các chiến sĩ ở miền Nam còn phải chiến đấu, thì tôi chưa thể cho phép mình nhận tấm huân chương cao quý đó.”
- “Chiến tranh đã gây nhiều đau thương và sẽ còn gây nhiều chết chóc. Liệu có triển vọng sớm kết thúc chiến tranh?”
“Mỹ đang dùng người Việt Nam chống người Việt Nam. Nhân dân chúng tôi đã chịu nhiều đau khổ. Nhưng Việt Nam sẽ thống nhất, đó là con đường sống duy nhất. Sự nghiệp thống nhất đất nước, cuộc đấu tranh chính nghĩa chống đế quốc Mỹ, thực dân Pháp chắc chắn sẽ kết thúc thắng lợi. Chúng tôi có thể phải gặp nhiều khó khăn, gian khổ hơn nữa, nhưng chúng tôi nhất định sẽ thắng lợi.”
- “Ngài đã dành sự quan tâm tới việc xây dựng các cây cầu hợp tác với các nước châu Á. Ngài hy vọng gì ở Ấn Độ?”
“ Những nước như Ấn Độ, các nước châu Phi và Mỹ La-tinh cũng đã chịu nhiều đau khổ dưới ách thực dân, đế quốc. Những người đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân dưới mọi hình thức vì độc lập dân tộc đều là bạn của Việt Nam. Chúng tôi mong muốn có quan hệ hữu nghị và hiểu biết của các nước yêu chuộng hoà bình để bảo vệ hòa bình ở châu Á. Ấn Độ cũng đã từng phải đấu tranh giải phóng khỏi ách đế quốc. Vì vậy, đây là cuộc đấu tranh chung và chúng ta có mối liên hệ chung. Nhân dân Ấn Độ đã hiểu cuộc đấu tranh của chúng tôi và đã giúp đỡ Việt Nam khỏi bị đau thương.”
“Tôi được biết Bà In-di-ra Gan-di tổ chức quyên góp thuốc men và tiền bạc để giúp đỡ sự nghiệp của chúng tôi. Chúng tôi cũng đã nhận được nhiều cảm thông từ bè bạn năm châu.”
- “Trở thành Chủ tịch nước, Ngài đã từ bỏ chức Tổng Bí thư. Với cuộc chiến tranh đang tiếp tục, ai sẽ là người lãnh đạo Đảng và Quân đội?”
“Nhân dân là sức mạnh. Công nhân rất anh hùng, họ là giai cấp cách mạng nhất và đoàn kết nhất. Các cán bộ đảng và chính quyền đang được tổ chức trong một đoàn thể tiên phong vững chắc. Chúng tôi sẽ thắng và sẽ đuổi thực dân và đế quốc ra khỏi bờ cõi.
Ngành ngành thi đua
Ta nhất định thắng
Địch nhất định thua.”
- “Ngài còn là nhà thơ, nhà văn. Ngài lấy đâu thời gian để làm những việc đó?”
“Thơ văn đến tự nhiên. Đó chính là nơi để người ta bày tỏ lo âu và hy vọng. Đó cũng chính là cách để ta có thể đến với quần chúng, cán bộ. Là cách để giáo dục và thông tin cho họ.” - Nhà lãnh đạo Việt Nam trả lời với thái độ kiên nhẫn thể hiện rõ trên khuôn mặt.
Dù là một người cộng sản, hay người theo chủ nghĩa xã hội, trước hết Hồ Chí Minh là một người yêu nước. Người đã cống hiến cả đời mình cho tình hữu nghị giữa các nước anh em và nhân dân tiến bộ ở Đông Nam Á.
Tham tán Công sứ, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ
Hồ Chí Minh - người đã cống hiến cả đời mình cho tình hữu nghị giữa các nước anh em và nhân dân tiến bộ ở Đông Nam Á  (18/05/2007)
Chất lượng lao động  (18/05/2007)
Thu, chi ngân sách nhà nước  (18/05/2007)
Chỉ số giá tiêu dùng cả nước  (18/05/2007)
35 tỉ USD vốn FDI chờ vào Việt Nam  (18/05/2007)
Lâm nghiệp  (18/05/2007)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên