Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 29-6-2009 đến 5-7-2009)
1. Ðại hội đồng Liên hợp quốc họp phiên toàn thể đặc biệt về tình hình Hôn-đu-rat
Ngày 29-6-2009, Ðại hội đồng Liên hợp quốc đã họp phiên toàn thể đặc biệt về tình hình Hôn-đu-rat. Phát biểu ý kiến tại phiên khai mạc, Chủ tịch Mi-gu-en Đơ-e-xcô-tô Brốc-man (Miguel D'Escoto Brockmann) đã hối thúc tổ chức quốc tế gồm 192 quốc gia thành viên này xem xét những giải pháp để giúp Tổng thống Hôn-đu-rat Dê-lai-a bị lật đổ được phục chức một cách hòa bình. Cùng ngày, các nước thành viên "Liên minh Bô-li-va cho châu Mỹ" (ALBA) tiến hành hội nghị về tình hình Hôn-đu-rat tại Thủ đô Ma-na-goa của Ni-ca-ra-goa. Trong tuyên bố chính thức sau cuộc họp này, các nước thành viên ALBA cho hay, ALBA sẽ không thừa nhận "bất cứ chính phủ nào khác ngoài chính phủ được bầu một cách dân chủ của Tổng thống Dê-lai-a”. Các nước ALBA cũng hối thúc các lực lượng vũ trang Hôn-đu-rat ngay lập tức trở về doanh trại để tránh các vụ việc có thể dẫn đến đổ máu.
2. Cô-xô-vô gia nhập Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế
Ngày 29-6-2009, tại Oa-sinh-tơn, chính quyền Cô-xô-vô đã ký kết hiệp ước gia nhập Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế. Lễ ký kết hiệp ước này đã diễn ra tại tòa nhà của Bộ Ngoại giao Mỹ với sự có mặt của Chủ tịch Ngân hàng thế giới Rô-bớt Dôi-e-lich (Robert Zoellick), Tổng thống Cô-xô-vô Phát-mia Xéc-điu (Fatmir Sejdiu) và Thủ tướng Ha-sim Tha-xi (Hashim Thaci). Như vậy, Hơn một năm sau khi tuyên bố độc lập, Kô-xô-vô đã gia nhập Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), trở thành thành viên thứ 186 của hai thể chế tài chính này. Hiện có 60 nước công nhận Cô-xô-vô là một quốc gia độc lập trong đó có Mỹ và 22 trong số 27 quốc gia thành viên EU, đã công nhận khu vực ly khai này. Cô-xô-vô với đa số dân là người thiểu số gốc An-ba-ni, đã tách khỏi Xéc-bi và tuyên bố độc lập.
3. Nga bắt đầu cuộc diễn tập chiến lược "Cáp-ca-dơ -2009"
Ngày 29-6-2009, Các lực lượng vũ trang Nga bắt đầu cuộc diễn tập chỉ huy tham mưu chiến lược quy mô lớn tại khu vực Tây-Nam mang tên "Cáp-ca-dơ -2009" với sự tham gia của 8.500 binh sĩ, 200 xe tăng, 450 xe bọc thép và 250 trọng pháo. Cuộc tập trận kéo dài đến ngày 6-7-2009 dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tổng Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Liên bang Nga, Đại tướng Ni-cô-lai Ma-ca-rốp. Cuộc tập trận nhằm mục tiêu đánh giá sự sẵn sàng chiến đấu và tính cơ động của các đơn vị quân đội đóng tại khu vực Tây-Nam nước Nga trong bối cảnh tình hình khủng hoảng và xung đột gia tăng, bảo đảm an ninh cho dân chúng và an toàn của các công trình giao thông - vận tải và kinh tế quốc dân quan trọng, hoàn thiện sự phối hợp giữa các cơ quan chỉ huy tác chiến và các cơ quan chính quyền hành pháp tại Vùng liên bang miền Nam.
4. Hội nghị chính thức đầu tiên của các Bộ trưởng Ngoại giao hai nhóm nước ASEAN và Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC)
Từ ngày 29-6 đến 30-6-2009, tại Ma-na-ma, thủ đô của Vương quốc Ba-ren, diễn ra Hội nghị chính thức đầu tiên của các Bộ trưởng Ngoại giao hai nhóm nước ASEAN và GCC, gồm các nước Ả rập Xê-út, Ô-man, Cô-ét, Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, Ba-ren và Ca-ta. Tại Hội nghị, các Bộ trưởng bày tỏ mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ giữa hai nhóm nước, cả về đa phương và song phương, dựa trên mối quan hệ vốn có và tiềm năng to lớn của hai bên. Theo đó, Hội nghị nhất trí sẽ xây dựng quan hệ đối tác mới ASEAN - GCC trên các lĩnh vực cùng quan tâm, trước mắt, tập trung tăng cường hợp tác về thương mại, đầu tư, tài chính, năng lượng, an ninh lương thực, nông nghiệp, lao động, du lịch, giao lưu nhân dân và lãnh sự; tiếp tục nghiên cứu các biện pháp tăng cường hợp tác về kinh tế - thương mại, kể cả nghiên cứu khả năng lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - GCC trong tương lai; khuyến khích sự tham gia và hợp tác chặt chẽ hơn giữa khu vực tư nhân của hai nhóm nước.
5. “Ngày chủ quyền quốc gia” tại I-rắc
Ngày 30-6-2009 là thời hạn chót để Mỹ rút hầu hết các đơn vị chiến đấu ra khỏi các thành phố của I-rắc và chuyển giao quyền kiểm soát an ninh cho các lực lượng nước này theo Hiệp định về quy chế các lực lượng vũ trang Mỹ ở I-rắc được hai nước ký vào tháng 11-2008. Việc quân Mỹ rút khỏi các thành phố I-rắc là sự kiện quan trọng, đánh dấu sự khẳng định chủ quyền của I-rắc kể từ khi Mỹ đưa quân vào nước này năm 2003, đồng thời là cuộc thử nghiệm lớn đối với lực lượng an ninh I-rắc khi tự quyết định vận mệnh của mình. Ngày 30-6-2009 được I-rắc tuyên bố là “Ngày chủ quyền Quốc gia”.
6. I-ran khẳng định kết quả bầu cử Tổng thống
Ngày 30-6-2009, Hội đồng giám hộ, cơ quan giám sát bầu cử của I-ran khẳng định đã đóng hồ sơ về cuộc bầu cử tổng thống gây tranh cãi vừa qua ở nước này sau khi Hội đồng này xác nhận chiến thắng thuộc về Tổng thống đương nhiệm Ma-hơ-mut A-ma-đê-ni-dat. Hội đồng Giám hộ là cơ quan có quyền quyết định cuối cùng về cuộc bầu cử và họ đã nhất trí đưa ra quyết định nói trên. Trong khi đó hãng thông tấn chính thức IRNA của I-ran đưa tin Tổng thống Ma-hơ-mut A-ma-đê-ni-dat cùng ngày đã thề sẽ phá vỡ vòng kiềm tỏa của các cường quốc trên thế giới.
7. Hội nghị cấp cao Liên minh châu Phi (AU) lần thứ 13
Từ ngày 1 đến ngày 3-7-2009, lãnh đạo các nước tham dự Hội nghị cấp cao Liên minh châu Phi (AU) lần thứ 13 được tổ chức tại thành phố cảng Xơ-tê (Li-bi) đã đã thông qua một kế hoạch nhằm tăng cường quyền lực cho AU. Trong việc chuyển đổi Ủy ban AU, cơ quan điều hành của tổ chức này, thành Cơ quan quản lý AU mới và mở rộng quyền hạn của nó. Theo bản dự thảo do Chính phủ Li-bi soạn thảo, Cơ quan quản lý AU sẽ đơn giản hóa cơ cấu của AU và tăng cường quyền hạn của cơ quan này trong các vấn đề quốc phòng, ngoại giao và thương mại quốc tế. Thỏa thuận trên được coi là dấu mốc quan trọng để các nước châu Phi tiến tới xây dựng một chính phủ liên bang quản lý “hợp chủng quốc châu Phi”. Tại hội nghị này, các bộ trưởng ngoại giao AU đã thông qua dự thảo quyết định chống lại lệnh bắt Tổng thống Xu-đăng Ô.An Ba-sia của Tòa án hình sự quốc tế (ICC) ở La Hay.
8. Mỹ mở chiến dịch quy mô lớn tiến công Ta-li-ban ở Áp-ga-ni-xtan
Ngày 2-7-2009, gần 4.000 lính thủy đánh bộ Mỹ phối hợp 650 cảnh sát và binh sĩ Áp-ga-ni-xtan mở một cuộc tiến công quy mô lớn mang tên "Chiến dịch Khan-gia" (“Nhát chém của kiếm”) để trấn áp lực lượng nổi dậy Ta-li-ban. Khoảng 50 máy bay lên thẳng được triển khai chở quân đổ bộ xuống các căn cứ của Ta-li-ban ở tỉnh Hen-man, miền nam Áp-ga-ni-xtan. Ðây là chiến dịch lớn đầu tiên của lính thủy đánh bộ Mỹ ở Áp-ga-ni-xtan được thực hiện theo chiến lược mới của Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma nhằm ổn định tình hình nước này. Theo các sĩ quan Mỹ, đây là cuộc đổ bộ bằng đường không quy mô lớn nhất của lính thủy đánh bộ Mỹ kể từ sau chiến tranh Việt Nam. Tổng thống Mỹ Ô-ba-ma tuyên bố lực lượng nổi dậy Ta-li-ban tại Áp-ga-ni-xtan và Pa-ki-xtan là mối đe dọa an ninh chính mà Mỹ phải đối mặt.
9. WHO khuyến cáo đề phòng biến thể vi-rút cúm A (H1N1)
Ngày 2-7-2009, Tổ chức y tế thế giới (WHO) ra thông báo, đã có 77.201 trường hợp nhiễm cúm A (H1N1) tại hơn 110 nước và vùng lãnh thổ với 332 người chết. Và Man-ta trở thành quốc gia cuối cùng trong số 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) thông báo có ca nhiễm vi-rút cúm A (H1N1). Theo các chuyên gia y tế đang tham dự Hội nghị cấp cao bàn về chiến lược toàn cầu phòng, chống cúm A (H1N1) tại Can-cun (Mê-hi-cô), mặc dù những người nhiễm vi-rút cúm A (H1N1) thông thường có những triệu chứng tương đối nhẹ và sẽ tự khỏi sau khoảng từ năm đến bảy ngày mà không cần dùng thuốc, song cần đề cao cảnh giác đối với một số trường hợp có biểu hiện bệnh nặng. Phụ nữ mang thai và những người đang có vấn đề về sức khỏe là các đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất và cần phải được quan tâm đặc biệt nếu bị nhiễm cúm A (H1N1). Cũng trong ngày 2-7, Bộ Y tế Nhật Bản xác nhận trường hợp biến thể đầu tiên của vi-rút cúm A (H1N1) kháng thuốc chống cúm Tamiflu, tuy nhiên, các vi-rút biến thể này dường như không lây lan và trước mắt chưa có nguy cơ đe dọa sức khỏe cộng đồng.
10. CHDCND Triều Tiên liên tiếp phóng thử nghiệm nhiều tên lửa
Ngày 2-7-2009, sự kiện được đòn đoán mấy lâu nay đã diễn ra: CHDCND Triều Tiên tiến hành bốn vụ phóng tên lửa tầm ngắn, đều từ một căn cứ ở Xin-xang-ri, gần thành phố Uôn-xan ở bờ biển miền đông Triều Tiên, trong khoảng thời gian từ 19 giờ 20 phút đến 21 giờ 20 phút (giờ địa phương). Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Ðại sứ U-gan-đa R.Ru-gun-đa ngày 2-7 cho biết, các thành viên Hội đồng Bảo an "lo ngại trước tin CHDCND Triều Tiên phóng thêm tên lửa" và "Hội đồng Bảo an sẽ theo dõi sát diễn biến tình hình tại Triều Tiên". Trong khi đó, Mỹ tuyên bố các vụ phóng tên lửa trong ngày 2-7 của Triều Tiên là hành động "bất lợi, nguy hiểm" và "mang tính khiêu khích". Ngày 4-7, CHDCND Triều Tiên đã phóng thêm 7 tên lửa tầm ngắn. Hãng tin của Hàn Quốc Yonhap dẫn lời các quan chức quân sự nước này cho biết, những tên lửa mà Triều Tiên phóng trong ngày 4-7 là tên lửa Xcút (Scud) và đều là tên lửa tầm ngắn (khoảng từ 400 đến 500 km).
11. IMF phát hành trái phiếu
Điều gì đón chờ I-rắc sau khi Mỹ rút quân?  (06/07/2009)
Bảy hay ba?  (06/07/2009)
Chất lượng thực phẩm - vấn đề cần được giải quyết sớm và hiệu quả  (06/07/2009)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay