Huế khẳng định thương hiệu thành phố Festival
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Festival Huế năm nay sẽ được tổ chức theo hướng nâng cao chất lượng nghệ thuật và tính chuyên nghiệp, “mới và hấp dẫn hơn”, thêm một lần khẳng định thương hiệu thành phố Festival của Việt Nam trong mắt du khách trong và ngoài nước.
Với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”, Festival Huế 2008 diễn ra từ 3 đến 11-6 tới, đúng thời điểm thành phố này kỷ niệm 15 năm quần thể di tích cố đô được công nhận là di sản văn hóa thế giới và 5 năm nhã nhạc cung đình Huế được công nhận là kiệt tác di sản phi vật thể của nhân loại.
Theo ông Ngô Hòa, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, bên cạnh những chương trình truyền thống như lễ hội áo dài, lễ hội Nam Giao, đêm Hoàng Cung, việc tái hiện các lễ hội cung đình độc đáo của Cố đô Huế với quy mô, chất lượng và hình thức thể hiện hấp dẫn sẽ tạo ra sự lôi cuốn cho Festival Huế 2008.
Nhiều hoạt động văn hóa, du lịch, lễ hội đậm chất Huế sẽ diễn ra trên phạm vi rộng, từ kinh đô huyền ảo đến các vùng phụ cận, từ những đền đài, cung điện, lăng tẩm đến những phố cổ và làng nghề xứ Huế. Trung tâm của Festival sẽ là không gian quyến rũ của Đại Nội về đêm với nhiều sân khấu nghệ thuật đa dạng như các đêm hoàng cung, những buổi yến tiệc và những trò chơi cung đình hấp dẫn và thú vị.
Qua đó, Festival lần này được kỳ vọng sẽ giúp du khách khám phá nghệ thuật sống đa dạng của cố đô Huế, tìm hiểu về các lăng mộ huyền bí của các đời vua, khám phá đầm phá Tam Giang, vùng đồi Trường Sơn, khu du lịch Bạch Mã-Lăng Cô-Cảnh Dương, hành hương về những ngôi chùa Huế nổi tiếng và thưởng thức những món ăn đặc trưng của xứ này.
Đặc biệt, sự góp mặt của 24 đoàn nghệ thuật đến từ các nước Pháp, Trung Quốc, Anh, Italia, Mỹ, Hàn Quốc, Bỉ, Ô-xtrây-li-a, Thái Lan, Ca-na-đa, Nhật, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Thụy Sĩ, Ru-ma-ni, Nga, I-xra-en...sẽ làm phong phú thêm cho chương trình Festival và tạo cơ hội giao lưu giữa các nền văn hóa.
Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên - Huế đang khẩn trương triển khai các công trình phục vụ cho lễ hội này. Các nhà tài trợ trong và ngoài nước cũng đã cam kết các khoản tài trợ lên đến 10 tỉ đồng cho việc tổ chức Festival Huế 2008, gấp 3 lần so với Festival lần trước vào năm 2006.
Cũng theo Phó Chủ tịch Ngô Hòa, ngoài Festival Huế được tổ chức định kỳ 2 năm một lần vào các năm chẵn và Festival nghề truyền thống được tổ chức vào các năm lẻ, Thừa Thiên Huế còn có nhiều lễ hội khác trong năm như Lăng cô huyền thoại biển, Hương xưa làng cổ, Thuận An biển gọi, Chợ quê ngày hội, Ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số. Những lễ hội này luôn có sự kết hợp giữa nét đặc trưng của văn hoá Huế nói riêng, văn hoá Việt Nam nói chung, với văn hóa của các nước tham dự và là đặc điểm “hút” khách du lịch đến thành phố này.
Theo Ban tổ chức Festival Huế, lượng khách đến Huế trong các kỳ Festival ngày càng tăng, từ khoảng 41.000 người năm 2000 lên tới trên 150.000 người năm 2006; trong đó, lượng khách quốc tế tăng từ 6.000 người lên gần 21.000 người. Dự kiến, Festival năm nay sẽ có khoảng 300.000 khách du lịch đến Huế./.
Việt Nam trở thành ''điểm sáng" trong việc thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs)  (20/05/2008)
Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc  (19/05/2008)
Quốc hội thảo luận về việc điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội  (19/05/2008)
Mãi mãi trung thành với tư tưởng Hồ Chí Minh  (19/05/2008)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên