Thông cáo số 23 kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XII
Ngày 17-6-2009, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường.
Buổi sáng, Quốc hội thảo luận về dự án Luật viễn thông.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên điều khiển phiên họp.
Trong buổi làm việc đã có 14 vị đại biểu Quốc hội của 14 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phát biểu, tập trung vào những nội dung sau:
- Về phạm vi điều chỉnh; tên gọi, bố cục của Luật;
- Giải thích từ ngữ;
- Vấn đề chia sẻ, sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông;
- Quản lý tài nguyên viễn thông;
- Quản lý tên miền trên internet; khai thác sử dụng internet;
- Về cạnh tranh và các quy định nhằm phát triển thị trường viễn thông;
- Dịch vụ viễn thông; dịch vụ viễn thông công ích; quỹ viễn thông công ích;
- Quy hoạch và xây dựng các công trình viễn thông;
- Cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông;
- Thanh tra viễn thông; cấp giấy phép hoạt động viễn thông…
Buổi chiều. Từ 14 giờ 00 đến 15 giờ 10, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010 và thông qua Luật lý lịch tư pháp.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều khiển phiên họp.
1. Quốc hội thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010.
Quốc hội đã nghe:
+ Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận trình bày Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội về dự thảo Nghị quyết.
+ Ủy viên Đoàn thư ký kỳ họp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Đặng Văn Chiến đọc dự thảo Nghị quyết.
- Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết.
2. Quốc hội thông qua Luật lý lịch tư pháp.
Quốc hội đã nghe, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp của Quốc hội Lê Thị Thu Ba trình bày Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật lý lịch tư pháp.
Quốc hội lần lượt thông qua:
- Điều 9: Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp;
- Điều 11: Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp;
Sau đó, Quốc hội đã biểu quyết thông qua toàn bộ Luật lý lịch tư pháp.
Từ 15 giờ 10 đến 16 giờ 30, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật quản lý nợ công và Luật quy hoạch đô thị.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên điều khiển phiên họp.
3. Quốc hội thông qua Luật quản lý nợ công.
Quốc hội đã nghe, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển trình bày Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật quản lý nợ công.
Quốc hội lần lượt thông qua các điều:
- Điều 7: Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội;
- Điều 8: Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ;
- Điều 10: Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ tài chính;
- Điều 24: Điều kiện được vay lại;
- Điều 34: Điều kiện được cấp bảo lãnh chính phủ;
Sau đó, Quốc hội đã biểu quyết thông qua toàn bộ Luật quản lý nợ công.
4. Quốc hội thông qua Luật quy hoạch đô thị.
Quốc hội đã nghe, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Hà Văn Hiền trình bày Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật quy hoạch đô thị.
Quốc hội lần lượt thông qua các điều:
- Điều 6: Yêu cầu đối với quy hoạch đô thị;
- Điều 19: Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch đô thị;
- Điều 44: Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị;
- Điều 47: Điều kiện điều chỉnh quy hoạch đô thị;
Sau đó, Quốc hội đã biểu quyết thông qua toàn bộ Luật quy hoạch đô thị.
Thứ năm, ngày 18-6-2009, Quốc hội làm việc tại Hội trường./.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chúc mừng những người làm báo  (18/06/2009)
Công tác chỉ đạo, quản lý báo chí, xuất bản và những định hướng lớn trong thời gian tới  (18/06/2009)
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010  (17/06/2009)
Hơn 1,33 triệu học sinh, sinh viên được vay vốn tín dụng  (17/06/2009)
Phòng chống dịch cúm A/H1N1: Phương án ứng phó phải quyết liệt, nhưng không gây hoang mang cho người dân  (17/06/2009)
Ảnh hưởng đang lên của Tổ chức hợp tác Thượng Hải  (17/06/2009)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên