Tìm hình thức hợp tác mới cho quan hệ Việt-Hung
Chuyến thăm đầu tiên trong 10 năm qua của người đứng đầu nhà nước Hunggari tới Việt Nam, Tổng thống Hung-ga-ri Sôi-ôm La-xlô (Solyom Laszlo), đã bắt đầu từ ngày 15-5 và kéo dài đến 19-5, nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, đặc biệt là về kinh tế - thương mại.
Đại sứ Hung-ga-ri tại Việt Nam Vi-di La-xlô (Vizi Laszlo) cho biết:mục đích chính của chuyến thăm nàylà tiếp tục xây dựng mối quan hệ lâu dài giữa hai nước, trong khi tìm kiếm hình thức hợp tác mới, nhằm phản ánh những thay đổi to lớn của cả hai nước trong thời gian gần đây.
“Dấu hiệu tốt là mối quan tâm gần đây giữa hai nước nhằm vào những ngành công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin”, Đại sứ Vi-di La-xlô nói khi trả lời phỏng vấn TTXVN.
Đại sứ cho biết dự kiến trong chuyến thăm của Tổng thống Sôi-ôm La-xlô, hai nước sẽ ký Hiệp định liên chính phủ về thành lập một chương trình khung, theo đó Hunggari sẽ cung cấp 35 triệueuro viện trợ tín dụng có điều kiện cho Việt Nam. Hai bên cũng sẽ kýKế hoạch Hợp tác Du lịch giai đoạn 2008-2009 và Kế hoạch Hợp tác Giáo dục.
Trong chuyến thăm Việt Nam lần này, Tổng thống Hung-ga-ri sẽ tham dự và phát biểu tại hội nghị bàn tròn về biến đổi khí hậu do Bộ Tài nguyên Môi trường Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Hung-ga-ri tại Việt Nam tổ chức.
Từ năm 2003, mức cam kết ODA của Hung-ga-ri dành cho Việt Nam hàng năm khoảng 500.000 USD. Tại Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ đầu tháng 12-2007 tại Hà Nội, Hung-ga-ri đã tăng mức cam kết ODA dành cho Việt Nam lên 49,5 triệu USD.
Theo Đại sứ Vi-di La-xlô, Chính phủ Hunggari còn có kế hoạch cấp thêm 20 suất học bổng sau đại học cho sinh viên Việt Nam theo học những ngành liên quan đến nông nghiệp.
Việt Nam và Hung-ga-ri thiết lập quan hệ ngoại giao tháng 2-1950. Hai nước đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao như chuyến thăm Hunggari của Thủ tướng Võ Văn Kiệt năm 1999, Chủ tịch nước Trần Đức Lương năm 2004; và các chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Gon A-pat (Goncz Arpad) năm 1998, Chủ tịch Quốc hội Xdi-li Ca-ta-lin (Szili Katalin) năm 2004, Thủ tướng Gai-xa-ni Phe-ren (Gyurcsany Ferenc) năm 2005. Bên cạnh đó, nhiều đoàn doanh nghiệp Hunggari cũng đã sang nghiên cứu, tìm hiểu tình hình và khả năng hợp tác thương mại, đầu tư ở Việt Nam.
Quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước phát triển tích cực, kim ngạch thương mại hai chiều tăng nhanh từ 38,04 triệu USD năm 2004 lên 89,6 triệu USD năm 2007. Việt Nam xuất khẩu sang Hung-ga-ri chủ yếu là hàng dệt may, giày dép, cà phê, linh kiện điện tử, hàng mỹ nghệ và nhập khẩu tân dược, trang thiết bị y tế, máy móc từ Hung-ga-ri.
Hung-ga-ri đã dành cho nhân dân Việt Nam sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Vừa qua, Hung-ga-ri đã ủng hộ Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) không qua đàm phán và ủng hộ Việt Nam trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khóa 2008-2009./.
Quan hệ Việt Nam - Hung-ga-ri  (15/05/2008)
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam hưởng ứng Hội thi “Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”  (15/05/2008)
Sứ mạng giáo dục - đào tạo trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng  (15/05/2008)
Giới thiệu chính sách mới trên các số công báo từ ngày 30-04-2008 đến ngày 07-05-2008  (15/05/2008)
An ninh con người và những mối đe dọa toàn cầu  (15/05/2008)
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên