Thế giới thiệt hại hàng nghìn tỉ USD vì thiên tai trong 40 năm qua
Ngày 10-5, tại kỳ họp lần thứ ba Diễn đàn toàn cầu về giảm nhẹ rủi ro thiên tai, Liên hợp quốc (LHQ) ra báo cáo cho thấy thiệt hại về kinh tế do thiên tai gây ra đang gia tăng ở tất cả các nước, đe dọa nghiêm trọng đến nền kinh tế không chỉ của các nước thu nhập thấp mà còn của cả những cường quốc trên thế giới.
Báo cáo "Đánh giá toàn cầu về giảm nhẹ nguy cơ thiên tai năm 2011" ước tính Tổng thu nhập nội địa (GDP) toàn cầu đã thiệt hại khoảng 1,6 nghìn tỉ USD vì thiên tai, tăng gần gấp ba lần so với 525,7 tỉ USD của những năm 1970 của thế kỷ trước. Tại các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), thiệt hại kinh tế do lũ lụt đã tăng 160% và do lốc xoáy đã tăng tới 262% trong vòng 30 năm qua. Thiệt hại do thảm họa thiên nhiên chủ yếu phản ánh ở các cơ sở hạ tầng như nhà cửa, trường học, bệnh viện, đường sá..., đặc biệt ở các nước có thu nhập trung bình và thấp.
Điều phối viên LHQ phụ trách báo cáo trên, ông An-đru Mát-kri (Andrew Maskrey), nhận định: nguy cơ thiệt hại vật chất do thiên tai tăng còn nhanh hơn khả năng tạo ra của cải, và nguy cơ này càng nghiêm trọng hơn ở các quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng lạm phát hoặc các cuộc xung đột vũ trang.
Báo cáo cũng một lần nữa cảnh báo về các hiện tượng thời tiết cực đoan có dấu hiệu gia tăng trong thời gian qua, chủ yếu là do tình trạng biến đổi khí hậu. Báo cáo trích dẫn các số liệu cho thấy trong bốn thập kỷ trở lại đây, số thảm họa do lốc xoáy đã tăng gấp ba, trên diện rộng hơn và gây thiệt hại nặng nề tại nhiều nước.
Tuy nhiên, báo cáo của LHQ đã lần đầu tiên nhận định thiệt hại về người do thiên tai đang có chiều hướng đi xuống, đặc biệt ở các nước Đông Á, chủ yếu do các nước đã đầu tư cải thiện hệ thống cảnh báo sớm. Do nhận thức về ảnh hưởng của thiên tai được nâng lên, nhiều nước đã áp dụng một cách sáng tạo các biện pháp, như chương trình việc làm tạm thời, để hạn chế hậu quả của thiên tai. LHQ khuyến khích chính phủ các nước tăng cường các biện pháp này và nghiên cứu, sử dụng các khuyến nghị trong báo cáo nhằm góp phần giảm nhẹ nguy cơ thiên tai./.
Tọa đàm khoa học “Giải quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị”  (10/05/2011)
Các hoạt động ngày môi trường thế giới, tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam  (10/05/2011)
Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri Hà Nội  (10/05/2011)
Ý nghĩa lớn của thất bại nhỏ  (10/05/2011)
Lịch sử không thể tô hồng hoặc bôi đen  (10/05/2011)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay