Tổng thống Bra-xin thăm chính thức Việt Nam
Chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên của Tổng thống Bra-xin Lu-i I-na-xi-ô Lu-la đa Sin-va (Luiz Inacio Lula da Silva) sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho việc phát triển quan hệ song phương đang trên đà tốt đẹp giữa hai nước nói riêng cũng như quan hệ giữa Việt Nam với khu vực Mỹ La-tinh nói chung.
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Tổng thống nước Cộng hoà Liên bang Bra-xin Lu-i I-na-xi-ô Lu-la đa Sin-va hôm nay (9-7) đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam hai ngày 9 và 10-7-2008.
Tháp tùng Tổng thống Lu-i I-na-xi-ô Lu-la đa Sin-va có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, nhiều quan chức Chính phủ và doanh nghiệp Bra-xin.
Đây là chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên của nguyên thủ Bra-xin kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (5-1998) và trong khuôn khổ chuyến công du châu Á của Tổng thống Lu-i I-na-xi-ô Lu-la đa Sin-va (tham dự Hội nghị Thượng đỉnh các nước công nghiệp phát triển (G8) mở rộng tại Nhật Bản, thăm chính thức Việt Nam, Đông Ti-mo và In-đô-nê-xi-a).
Trong thời gian ở thăm Việt Nam, theo chương trình, Tổng thống Lu-i I-na-xi-ô Lu-la đa Sin-va sẽ đặt hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; hội đàm với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; hội kiến với Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng; gặp gỡ doanh nghiệp và dự Hội thảo “Việt Nam - Bra-xin: Xây dựng quan hệ đối tác mới”; thăm một số danh thắng văn hoá và lịch sử ở thủ đô Hà Nội.
Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bra-xin Lu-i I-na-xi-ô Lu-la đa Sin-va nhằm đáp lại lời mời và các chuyến thăm chính thức Bra-xin của lãnh đạo cấp cao Việt Nam; thúc đẩy hợp tác song phương, đặc biệt là trong các lĩnh vực hai bên có thế mạnh; ký kết các văn kiện hợp tác; trao đổi và thông báo cho nhau về tình hình mỗi nước; trao đổi các vấn đề khu vực, quốc tế và toàn cầu mà hai bên cùng quan tâm.
Quan hệ Việt Nam - Bra-xin trong những năm qua đã có những bước phát triển rất tích cực. Hai nước đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao như:
Chuyến thăm Bra-xin của Chủ tịch nước Lê Đức Anh tháng 10-1995 và Chủ tịch nước Trần Đức Lương tháng 11-2004, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An tháng 3-2006, và Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 5-2007. Trong chuyến thăm này của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, hai bên đã ký Tuyên bố chung Cấp cao khẳng định quyết tâm xây dựng quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.
Chủ tịch Hạ viện Bra-xin An-đô Ra-be-lô (Aldo Rabelo) thăm Việt Nam tháng 10-2003, Thứ trưởng Bộ Phát triển và Công thương I-van Ra-man-hô (Ivan Ramalho) tháng 9-2007, Thứ trưởng Ngoại giao Rô-béc-tô Gia-goa-ri-bê Gô-met Đơ Ma-tốt (Roberto Jaguaribe Gomes de Mattos) tháng 11-2007 và Bộ trưởng Ngoại giao Xên-sô A-mô-rim (Celso Amorim) tháng 2-2008.
Hai bên đã ký Thỏa thuận về tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao tháng 10-1995; Hiệp định về hợp tác văn hóa và Thỏa thuận về hợp tác giữa hai Phòng Thương mại tháng 10-2003; Thỏa thuận về trao đổi công hàm danh cho nhau quy chế tối huệ quốc và Thỏa thuận về miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao tháng 11-2004; Hiệp định về hợp tác y tế và y học tháng 5-2007. Dự kiến, hai bên sẽ ký kết một số văn kiện hợp tác trong chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Bra-xin.
Trong những năm gần đây, trao đổi thương mại hai nước đã liên tục gia tăng, từ 113,8 triệu USD năm 2005 lên 204 triệu USD năm 2006 và hơn 323 triệu USD năm 2007. Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Bra-xin than, gạo, hàng dệt may, giày dép, săm lốp xe đạp và xe máy, cùi dừa khô, đồ gỗ, hàng điện tử, hàng thủ công mỹ nghệ và nhập khẩu từ Brasil chủ yếu bột mì, dầu đậu tương, nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi, thép lá, thép ống, giấy và bột giấy, gỗ bạch đàn và da.
Hai nước duy trì quan hệ hợp tác và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương và quốc tế. Bra-xin đã sớm ủng hộ Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và ủng hộ Việt Nam trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khóa 2008-2009./.
Chuẩn bị đợt hai kỳ thi tuyển sinh đại học  (08/07/2008)
Xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, đầu cơ, găm hàng, sản xuất hàng giả, đưa tin thất thiệt  (08/07/2008)
Công điện của Thủ tướng Chính phủ  (08/07/2008)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm việc với Đảng bộ Văn phòng Chính phủ  (08/07/2008)
Quan điểm chính trị trong một số tác phẩm kinh điển Mác - Lênin  (08/07/2008)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên