Bài học lớn nhất về xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam
Ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam
GovTech theo nghĩa đầy đủ là ứng dụng kỹ thuật, đổi mới trong quản trị công. Phiên mở đầu của GovTech trong Hội nghị "Spring Meetings 2019" do WB tổ chức có chủ đề: "Đặt người dân lên trên hết với một Chính phủ đơn giản, hiệu quả và minh bạch". Phiên mở đầu nhằm mục tiêu phản ánh và trao đổi về những thách thức và cơ hội liên quan đến việc thiết kế và triển khai GovTech với đại diện các Chính phủ, các nhà đổi mới công nghệ, đối tác phát triển và đại diện xã hội.
Trả lời câu hỏi tại hội nghị về việc Việt Nam đã bắt đầu hành trình chuyển đổi số như thế nào và những trăn trở của người tham gia vào quá trình này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, việc triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam bắt đầu từ năm 2000 và đạt được một số kết quả nhất định. Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam theo báo cáo của Liên Hợp quốc năm 2018 đứng thứ 88/193 quốc gia, vùng lãnh thổ, đứng thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN). Tuy nhiên, so sánh với mặt bằng chung trong khu vực và trên thế giới, kết quả này là rất khiêm tốn.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Chính phủ Việt Nam xác định xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, xã hội số và nền kinh tế số là một trong những ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn 2016-2020 để tạo ra những nền móng vững chắc cho việc chuyển đổi số toàn diện trong giai đoạn 2021-2030.
Với vai trò là Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP đồng thời là Ủy viên thường trực, Tổng thư ký Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cho biết luôn trăn trở với 2 câu hỏi lớn. Đó là, rào cản phát triển Chính phủ điện tử là gì, tại sao Việt Nam triển khai xây dựng Chính phủ điện tử trong thời gian tương đối dài như vậy mà kết quả không tương xứng? Thứ hai, làm thế nào để vượt qua các rào cản đó, triển khai nhanh, có hiệu quả chương trình Chính phủ điện tử?
VPCP cùng với một số bộ, ngành, doanh nghiệp công nghệ thông tin mạnh trong nước đi nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm về thực hiện Chính phủ điện tử tại các quốc gia như Pháp, Estonia, Malaysia, Hàn Quốc, Nga, Singapore để đánh giá thực trạng, chỉ ra những rào cản và đề xuất hướng đi đúng đắn trong giai đoạn tiếp theo.
Rào cản trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam là thiếu các nền tảng pháp lý quan trọng như việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước; định danh, xác thực điện tử; giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Về hạ tầng công nghệ, Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam chưa phù hợp với tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế. Chưa có các hệ thống nền tảng dùng chung gồm Nền tảng hạ tầng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia, Hệ thống xác thực tập trung, Cổng dịch vụ công quốc gia. Các cơ sở dữ liệu quốc gia quan như cơ sở dữ liệu về dân cư, đất đai chưa hoàn thành.
Trong vấn đề nguồn nhân lực, việc tổ chức thực hiện chưa phát huy vai trò người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương trong chỉ đạo thực hiện. Cùng với đó là thói quen sử dụng văn bản giấy tờ của cán bộ, công chức cũng như chưa tiếp cận dịch vụ công trực tuyến của người dân.
Cách mạng công nghiệp 4.0 không thể chấp nhận cán bộ 0.4
Từ hạn chế đã xác định, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cho biết những cách làm mà Việt Nam đề xuất và triển khai có hiệu quả trong thời gian vừa qua cũng theo đúng chủ đề của Hội nghị GovTech lần này là "Đặt người dân lên trên hết với Chính phủ đơn giản, hiệu quả và minh bạch".
Bài học lớn nhất được Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP chia sẻ: Chúng tôi cho rằng bài học lớn nhất là phải triển khai đồng thời cải cách hành chính, đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ (BPR) và ứng dụng công nghệ thông tin. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành, minh bạch thông tin, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ.
Bên cạnh đó, bài học lớn là người đứng đầu các Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương phải chỉ đạo quyết liệt, trực tiếp, đây là yếu tố quyết định thành công.
Ngoài ra cần phải có chiến lược quản lý để thay đổi thói quen làm việc từ giấy tờ truyền thống sang môi trường điện tử. Do vậy cần thiết phải triển khai song song việc đào tạo, tập huấn và tạo áp lực từ trên xuống.
"Hiện nay, tại VPCP Việt Nam hầu như không ký "tươi" trên văn bản giấy nữa. Khi lãnh đạo không ký thì cấp dưới đương nhiên phải sử dụng hình thức điện tử. Trong cách mạng công nghiệp 4.0, không thể chấp nhận cán bộ 0.4", Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cho biết.
Đối với câu hỏi của đại biểu liên quan đến tốc độ thay đổi của khoa học công nghệ hiện nay, để bảo đảm rằng các chính phủ không bị bỏ lại phía sau, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP nêu ý kiến, chúng ta có thể đồng hành cùng phát triển bền vững về quản trị số ở một số khía cạnh.
Cụ thể, các quốc gia phát triển và các tổ chức, định chế lớn như WB cần tiếp tục đóng vai trò dẫn dắt, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn tốt cho các nước đang phát triển. Chính phủ các nước và khu vực tư nhân cùng hợp tác xây dựng các nền tảng mở, tiêu chuẩn kỹ thuật mở phục vụ quản trị số.
"Về phía Việt Nam, chúng tôi sẵn sàng tham gia các hoạt động nêu trên và có thể chia sẻ những bài học kinh nghiệm, những thành công cũng như những hạn chế trong việc triển khai Chính phủ điện tử với các nước, tổ chức có nhu cầu", Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP phát biểu tại hội nghị./.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu thăm chính thức Romania  (14/04/2019)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Kiên Giang cần phát huy mạnh mẽ, hiệu quả tiềm năng, thế mạnh để tiếp tục phát triển  (14/04/2019)
Bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm 2019  (13/04/2019)
Phát hành cuốn sách về các bài viết của Bác Hồ bằng tiếng Italy  (13/04/2019)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay