Đoàn công tác Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII làm việc tại tỉnh Thừa Thiên - Huế
22:25, ngày 11-04-2019
Ngày 11-4-2019, tại thành phố Huế, Đoàn công tác của Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng do đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Thường trực Tiểu ban Văn kiện, làm Trưởng đoàn, đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế.
Báo cáo với đoàn công tác, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế Bùi Thanh Hà đã khái quát tình hình và kết quả 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của Thừa Thiên - Huế giai đoạn 2016 - 2020 và công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Trong thời gian qua tỉnh Thừa Thiên - Huế nỗ lực phấn đấu thực hiện có hiệu quả bốn định hướng lớn trong Cương lĩnh 2011, về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại. Kinh tế của tỉnh Thừa Thiên - Huế tăng trưởng theo hướng xanh và bền vững; nhiều chỉ tiêu cơ bản như thu ngân sách, tỷ lệ đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới đạt và vượt kế hoạch.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch từ công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp sang dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Trong đó, du lịch - dịch vụ chiếm 50,4%; công nghiệp - xây dựng chiếm 31,66%; nông nghiệp chiếm 10,97%. Đồng thời, tỉnh xác định du lịch - dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn; công nghiệp phát triển theo hướng công nghệ cao và thân thiện với môi trường; nông nghiệp phát triển toàn diện gắn với giảm nghèo bền vững; đẩy mạnh xây dựng Thừa Thiên - Huế theo hướng đô thị "di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường".
Công tác đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách, giải quyết việc làm luôn được chú trọng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2018 đạt 62%; giải quyết việc làm cho 16.000 lao động/năm. Công tác giảm nghèo được lồng ghép với nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã hội, tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 giảm còn 4,92% theo chuẩn nghèo đa chiều. Tỉnh hoàn thành chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn, 100% số xã được phủ sóng điện thoại di động, kết nối internet; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt hơn 99%...
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế kiến nghị Trung ương có cơ chế, chính sách đặc thù phát triển đô thị di sản Huế nhằm bảo tồn và phát huy nguyên vẹn những giá trị di sản, văn hóa Huế. Bên cạnh đó, tỉnh đề nghị Trung ương ban hành các hướng dẫn triển khai thực hiện nghị quyết, quy định mới để triển khai đồng bộ trong cả nước về Nghị quyết Trung ương 6; cần có thông báo chỉ tiêu biên chế hằng năm cụ thể cho địa phương, đơn vị để thuận lợi cho việc bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; kịp thời sửa đổi, bổ sung các quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các cơ quan chuyên trách, tham mưu giúp việc khối Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; kịp thời chỉ đạo sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý đơn vị hành chính các cấp.
Tỉnh đề nghị Bộ Chính trị sớm ban hành các quy định, hướng dẫn cụ thể về kiểm soát quyền lực, chống chạy chức chạy quyền.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Trần Cẩm Tú đánh giá cao sự nỗ lực phấn đấu và những kết quả đạt được của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế trong thời gian vừa qua. Nổi bật là mức tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân thời kỳ 2016 - 2018; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực dựa trên khai thác các tiềm năng, lợi thế, nguồn nội lực; bộ mặt đô thị và nông thôn ngày càng khởi sắc.
Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được cấp ủy các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc theo đúng chỉ đạo và hướng dẫn của Trung ương: Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; sắp xếp, tổ chức lại bộ máy, tinh giản biên chế, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp về phẩm chất, năng lực, uy tín đáp ứng yêu cầu tình hình mới. Tỉnh đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực... bước đầu tạo chuyển biến tích cực.
Đồng chí Trần Cầm Tú cũng chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm của tỉnh Thừa Thiên - Huế trên các lĩnh vực; đồng thời gợi mở những vấn đề Thừa Thiên - Huế cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện trong những năm tới để bảo đảm thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, chuẩn bị tốt cho Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ tới và Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Đoàn công tác đã ghi nhận những kiến nghị của tỉnh Thừa Thiên - Huế, tổng hợp để báo cáo Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII.
Cùng ngày, Đoàn đã đi khảo sát tại thị xã Hương Thủy./.
Trong thời gian qua tỉnh Thừa Thiên - Huế nỗ lực phấn đấu thực hiện có hiệu quả bốn định hướng lớn trong Cương lĩnh 2011, về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại. Kinh tế của tỉnh Thừa Thiên - Huế tăng trưởng theo hướng xanh và bền vững; nhiều chỉ tiêu cơ bản như thu ngân sách, tỷ lệ đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới đạt và vượt kế hoạch.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch từ công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp sang dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Trong đó, du lịch - dịch vụ chiếm 50,4%; công nghiệp - xây dựng chiếm 31,66%; nông nghiệp chiếm 10,97%. Đồng thời, tỉnh xác định du lịch - dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn; công nghiệp phát triển theo hướng công nghệ cao và thân thiện với môi trường; nông nghiệp phát triển toàn diện gắn với giảm nghèo bền vững; đẩy mạnh xây dựng Thừa Thiên - Huế theo hướng đô thị "di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường".
Công tác đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách, giải quyết việc làm luôn được chú trọng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2018 đạt 62%; giải quyết việc làm cho 16.000 lao động/năm. Công tác giảm nghèo được lồng ghép với nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã hội, tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 giảm còn 4,92% theo chuẩn nghèo đa chiều. Tỉnh hoàn thành chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn, 100% số xã được phủ sóng điện thoại di động, kết nối internet; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt hơn 99%...
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế kiến nghị Trung ương có cơ chế, chính sách đặc thù phát triển đô thị di sản Huế nhằm bảo tồn và phát huy nguyên vẹn những giá trị di sản, văn hóa Huế. Bên cạnh đó, tỉnh đề nghị Trung ương ban hành các hướng dẫn triển khai thực hiện nghị quyết, quy định mới để triển khai đồng bộ trong cả nước về Nghị quyết Trung ương 6; cần có thông báo chỉ tiêu biên chế hằng năm cụ thể cho địa phương, đơn vị để thuận lợi cho việc bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; kịp thời sửa đổi, bổ sung các quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các cơ quan chuyên trách, tham mưu giúp việc khối Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; kịp thời chỉ đạo sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý đơn vị hành chính các cấp.
Tỉnh đề nghị Bộ Chính trị sớm ban hành các quy định, hướng dẫn cụ thể về kiểm soát quyền lực, chống chạy chức chạy quyền.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Trần Cẩm Tú đánh giá cao sự nỗ lực phấn đấu và những kết quả đạt được của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế trong thời gian vừa qua. Nổi bật là mức tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân thời kỳ 2016 - 2018; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực dựa trên khai thác các tiềm năng, lợi thế, nguồn nội lực; bộ mặt đô thị và nông thôn ngày càng khởi sắc.
Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được cấp ủy các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc theo đúng chỉ đạo và hướng dẫn của Trung ương: Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; sắp xếp, tổ chức lại bộ máy, tinh giản biên chế, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp về phẩm chất, năng lực, uy tín đáp ứng yêu cầu tình hình mới. Tỉnh đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực... bước đầu tạo chuyển biến tích cực.
Đồng chí Trần Cầm Tú cũng chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm của tỉnh Thừa Thiên - Huế trên các lĩnh vực; đồng thời gợi mở những vấn đề Thừa Thiên - Huế cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện trong những năm tới để bảo đảm thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, chuẩn bị tốt cho Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ tới và Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Đoàn công tác đã ghi nhận những kiến nghị của tỉnh Thừa Thiên - Huế, tổng hợp để báo cáo Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII.
Cùng ngày, Đoàn đã đi khảo sát tại thị xã Hương Thủy./.
Nhật Bản dự kiến mang thiết bị đến làm sạch lòng sông Tô Lịch  (11/04/2019)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 01 đến ngày 07-4-2019)  (11/04/2019)
Nâng cao hiệu quả quản lý phát triển kinh tế - xã hội nông thôn nước ta trong điều kiện mới  (11/04/2019)
Những thành tích của ngành tài chính trong năm 2018 và giải pháp cho năm 2019 nhằm bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo đà tăng trưởng bền vững  (11/04/2019)
Nội dung Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng Ba  (10/04/2019)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam