Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 2 của Tiểu ban kinh tế xã hội
22:41, ngày 19-01-2019
Sáng 19-01-2019, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Tiểu ban đã chủ trì phiên họp lần thứ 2 của Tiểu ban Kinh tế xã hội chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng. Nội dung phiên họp nhằm đánh giá lại những nhiệm vụ đã triển khai và đưa ra kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ trong thời gian tới.
Cùng dự có các thành viên trong Tiểu ban gồm các Ủy viên Bộ Chính trị: Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng; Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình; Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ; Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm; các Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ban, ngành, địa phương liên quan.
Nhiệm vụ quan trọng của Tiểu ban Kinh tế xã hội là xây dựng 2 văn kiện gồm: Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025 để phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc XIII. Tiểu ban đã trình Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Tiểu ban thành lập bộ phận thường trực Tiểu ban gồm các thành viên: Thủ tướng Chính phủ, 5 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng yêu cầu Tổ biên tập, các ban, bộ, ngành cần đặc biệt quan tâm, phải bố trí cán bộ giỏi nhất, tập trung thời gian, chuyên tâm, chuyên trách để triển khai thực hiện, bảo đảm chất lượng, tiến độ. Về kế hoạch hoạt động của Tiểu ban và lộ trình thực hiện, Thủ tướng đề nghị Tổ biên tập xây dựng kế hoạch từng công việc, mốc thời gian cụ thể, chi tiết hơn nữa, bảo đảm sự rõ ràng, phân công cá nhân, tổ chức cụ thể.
Đối với chủ đề Chiến lược 10 năm, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần là làm sao đưa Việt Nam có bước phát triển mới, có sự đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội. Chủ đề cần ngắn gọn, dễ hiểu, dễ làm, dễ kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhưng phải có thành tố quan trọng nhất đối với sự phát triển đất nước trong 10 năm tới như thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, giữ vững chủ quyền, ổn định xã hội, an toàn xã hội, tạo động lực mạnh mẽ đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Về kết cấu của Chiến lược 10 năm và Kế hoạch 5 năm, Thủ tướng chỉ đạo cần ngắn gọn, cô đọng. Tổ biên tập sớm bổ sung nội hàm chủ yếu của từng phần để hình thành đề cương sơ bộ, gửi các thành viên Tiểu ban cho ý kiến.
Về mục tiêu, đột phá chiến lược, Thủ tướng đề nghị làm rõ nội hàm khoa học công nghệ trở thành khâu đột phá để đưa đất nước tiến lên. Theo đó, cần có phương pháp tiếp cận tốt; bảo đảm nguyên tắc khách quan, trung thực, chỉ rõ nguyên nhân chủ quan và khách quan, rút ra bài học kinh nghiệm thiết thực, có ý nghĩa; nhìn thẳng vào sự thật, có cơ sở lý luận, sát hơn với thực tiễn, vừa có tính kế thừa, vừa đổi mới sáng tạo, phù hợp với xu hướng thời đại.
Cùng với đó là nêu bật định hướng, nhiệm vụ, giải pháp, thể hiện rõ các nội dung trọng tâm gồm hoàn thiện thể chế, phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại, hiệu suất cao, phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, khoa học công nghệ thực sự là động lực chính của tăng trưởng, chú trọng phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu…
Một nội dung quan trọng khác là bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao năng lực hội nhập và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước kiến tạo, phát triển, hành động, liêm chính.
Thủ tướng nhất trí đề xuất của Tổ biên tập giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức nghiên cứu gồm: 10 cơ quan của Quốc hội, 28 bộ, ban, ngành, cơ quan; 10 cơ quan nghiên cứu, học viện, trường đại học và 5 tỉnh, thành phố.
Bên cạnh vấn đề chất lượng, Thủ tướng lưu ý thời gian hoàn thành để gửi Tổ biên tập tổng hợp. Thủ tướng đồng ý cách thức tổ chức, phương pháp làm việc của Tổ biên tập, trong đó thành lập các nhóm vấn đề để nghiên cứu và phân công trách nhiệm các thành viên Tổ biên tập. Theo đó, Tổ biên tập được chia thành 6 nhóm.
Thủ tướng giao Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) xây dựng bộ số liệu chung về kinh tế xã hội giai đoạn 2010-2020, bảo đảm độ xác thực, đồng bộ, thống nhất trong việc sử dụng thông tin số liệu để phục vụ Tiểu ban./.
Nhiệm vụ quan trọng của Tiểu ban Kinh tế xã hội là xây dựng 2 văn kiện gồm: Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025 để phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc XIII. Tiểu ban đã trình Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Tiểu ban thành lập bộ phận thường trực Tiểu ban gồm các thành viên: Thủ tướng Chính phủ, 5 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng yêu cầu Tổ biên tập, các ban, bộ, ngành cần đặc biệt quan tâm, phải bố trí cán bộ giỏi nhất, tập trung thời gian, chuyên tâm, chuyên trách để triển khai thực hiện, bảo đảm chất lượng, tiến độ. Về kế hoạch hoạt động của Tiểu ban và lộ trình thực hiện, Thủ tướng đề nghị Tổ biên tập xây dựng kế hoạch từng công việc, mốc thời gian cụ thể, chi tiết hơn nữa, bảo đảm sự rõ ràng, phân công cá nhân, tổ chức cụ thể.
Đối với chủ đề Chiến lược 10 năm, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần là làm sao đưa Việt Nam có bước phát triển mới, có sự đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội. Chủ đề cần ngắn gọn, dễ hiểu, dễ làm, dễ kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhưng phải có thành tố quan trọng nhất đối với sự phát triển đất nước trong 10 năm tới như thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, giữ vững chủ quyền, ổn định xã hội, an toàn xã hội, tạo động lực mạnh mẽ đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Về kết cấu của Chiến lược 10 năm và Kế hoạch 5 năm, Thủ tướng chỉ đạo cần ngắn gọn, cô đọng. Tổ biên tập sớm bổ sung nội hàm chủ yếu của từng phần để hình thành đề cương sơ bộ, gửi các thành viên Tiểu ban cho ý kiến.
Về mục tiêu, đột phá chiến lược, Thủ tướng đề nghị làm rõ nội hàm khoa học công nghệ trở thành khâu đột phá để đưa đất nước tiến lên. Theo đó, cần có phương pháp tiếp cận tốt; bảo đảm nguyên tắc khách quan, trung thực, chỉ rõ nguyên nhân chủ quan và khách quan, rút ra bài học kinh nghiệm thiết thực, có ý nghĩa; nhìn thẳng vào sự thật, có cơ sở lý luận, sát hơn với thực tiễn, vừa có tính kế thừa, vừa đổi mới sáng tạo, phù hợp với xu hướng thời đại.
Cùng với đó là nêu bật định hướng, nhiệm vụ, giải pháp, thể hiện rõ các nội dung trọng tâm gồm hoàn thiện thể chế, phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại, hiệu suất cao, phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, khoa học công nghệ thực sự là động lực chính của tăng trưởng, chú trọng phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu…
Một nội dung quan trọng khác là bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao năng lực hội nhập và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước kiến tạo, phát triển, hành động, liêm chính.
Thủ tướng nhất trí đề xuất của Tổ biên tập giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức nghiên cứu gồm: 10 cơ quan của Quốc hội, 28 bộ, ban, ngành, cơ quan; 10 cơ quan nghiên cứu, học viện, trường đại học và 5 tỉnh, thành phố.
Bên cạnh vấn đề chất lượng, Thủ tướng lưu ý thời gian hoàn thành để gửi Tổ biên tập tổng hợp. Thủ tướng đồng ý cách thức tổ chức, phương pháp làm việc của Tổ biên tập, trong đó thành lập các nhóm vấn đề để nghiên cứu và phân công trách nhiệm các thành viên Tổ biên tập. Theo đó, Tổ biên tập được chia thành 6 nhóm.
Thủ tướng giao Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) xây dựng bộ số liệu chung về kinh tế xã hội giai đoạn 2010-2020, bảo đảm độ xác thực, đồng bộ, thống nhất trong việc sử dụng thông tin số liệu để phục vụ Tiểu ban./.
Bế mạc Năm Du lịch quốc gia 2018 Hạ Long - Quảng Ninh  (19/01/2019)
Củng cố môi trường quốc tế thuận lợi cho phát triển đất nước  (19/01/2019)
Giá trị phong cách làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay  (19/01/2019)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay